Quy y rồi có được lập gia đình?

Sau khi quy y, trở thành Phật tử tại gia, nên việc lập gia đình, sinh con đẻ cái là bình thường. 

HỎI: Tôi 20 tuổi, bắt đầu tìm hiểu, tin và sống theo giáo lý của Đức Phật gần hai năm nay. Tôi thường niệm danh hiệu Phật A Di Đà, nghe kinh, đọc sách Phật. Tôi không rõ như vậy đã được coi là Phật tử hay chưa? Tôi thấy về già người ta mới quy y, nếu bây giờ tôi quy y thì sau này có được lập gia đình không? Sau khi quy y thì phải tu tập thế nào? Tôi tu niệm Phật nhưng luôn có cảm giác như vậy là chưa đủ. Tôi tìm hiểu thấy có rất nhiều cách tu tập khác nữa như thiền định, trì chú, tụng kinh... nên rất bối rối không biết tu cách nào mới đúng. Rất mong được quý Báo chia sẻ.
(HƯƠNG ĐÀO, maihuongtg95@gmail.com)
ĐÁP:
Bạn Hương Đào thân mến!
Bạn đã tin hiểu và sống theo lời Phật dạy, dĩ nhiên bạn đã có đầy đủ phẩm chất của người Phật tử. Nhưng muốn trở thành một Phật tử đích thực thì cần quy y Tam bảo. Bạn 20 tuổi mà chưa quy y là khá trễ. Những ai về già mới quy y có thể nói là thiệt thòi, kém phước duyên. Quy y là phát nguyện trọn đời quay về nương tựa vào ba ngôi quý báu Phật-Pháp-Tăng để sống tốt đời, đẹp đạo. Sau khi quy y, trở thành Phật tử tại gia, nên việc lập gia đình, sinh con đẻ cái là bình thường (chỉ người xuất gia, đi tu mới không lập gia đình).
Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa. 
Sau khi quy y, nếu được, người Phật tử nên phát tâm thờ Phật, mỗi tháng thực hành ăn chay ít nhất hai ngày, đi lễ chùa vào các ngày 14-15 và 30-1 âm lịch, sắp xếp thời gian tham dự các khóa tu. Trong đời sống hàng ngày, người Phật tử phát nguyện vun bồi năm nhân cách đạo đức của người Phật tử (giữ năm giới: không giết hại, không trộm cướp, không tà hạnh, không nói dối, không rượu chè, ma túy), cùng với sự tu tập như bạn đã hành trì lâu nay “hiểu, tin và sống theo giáo lý của Đức Phật” là được.
Bạn đã biết niệm Phật nhưng cảm thấy tu tập như thế dường như chưa đủ, điều này hoàn toàn chính xác. Niệm Phật cầu vãng sanh là chánh hạnh, người tu niệm Phật cần phải thực hành thêm nhiều trợ hạnh khác nữa. Trợ hạnh chính là tất cả các việc phước thiện như tụng kinh, lễ bái, cúng dường, bố thí, phóng sanh… rồi đem tất cả phước lành hồi hướng trang nghiêm Tịnh độ.
Đạo Phật có vô lượng pháp môn tu nên bạn thấy có nhiều người tu Thiền, tu Mật v.v… là chuyện rất bình thường. Tùy theo nhân duyên mà mỗi người tự chọn cho mình một pháp tu. Thiết nghĩ, bạn có nhân duyên với pháp tu Niệm Phật thì cứ như vậy mà hành trì.
Chúc bạn tinh tấn!

Suy ngẫm về chữ Tâm trong đời thường và trong đạo Phật

Tâm là một khái niệm trừu tượng, không sờ mó được, nhưng lại luôn hiện hữu trong con người. 

Tuy ta vẫn thường nói người này có tâm, người kia vô tâm hoặc thất nhân tâm
Trăm năm tóc cũng đổi màu

10 bức tượng tôn giáo khổng lồ nhất thế giới

CNN điểm danh các bức tượng Phật, Chúa Jesus, thần Hindu khổng lồ hấp dẫn du khách trên toàn thế giới.

Tượng Chúa cứu thế (Rio de Janeiro, Brazil): Tượng cao 30 m, nặng 635 tấn, nằm trên đỉnh núi Corcovado thuộc công viên quốc gia rừng Tijuca nhìn về thành phố. Tượng được làm từ bê tông cốt thép và đá biến chất steatit, được xây dựng từ năm 1922 đến năm 1931. Trung bình mỗi mùa hè, tượng Chúa bị sét đánh 12 lần.
Tượng Chúa cứu thế (Rio de Janeiro, Brazil): Tượng cao 30 m, nặng 635 tấn, nằm trên đỉnh núi Corcovado thuộc công viên quốc gia rừng Tijuca nhìn về thành phố. Tượng được làm từ bê tông cốt thép và đá biến chất steatit, được xây dựng từ năm 1922 đến năm 1931. Trung bình mỗi mùa hè, tượng Chúa bị sét đánh 12 lần.

Niệm danh hiệu Phật hoàng Trần Nhân Tông

Niệm để suy ngẫm, học theo hạnh ngài: Quyết không vì mình, chỉ vì đạo, vì đời, vì dân, vì nước...

HỎI: Ông nội tôi năm nay 92 tuổi, là cán bộ cách mạng lão thành. Tháng trước, khi đưa ông vào viện, gia đình tôi có hướng dẫn ông niệm Nam-mô A Di Đà Phật. Sau khi xuất viện về, ông bảo tại sao khuyên ông niệm Phật Ấn Độ trong khi Việt Nam mình cũng có Phật - Phật hoàng Trần Nhân Tông, lòng tự hào dân tộc để ở đâu? Và từ đó đến nay, ông cứ niệm “Nam-mô Việt Nam Phật hoàng Trần Nhân Tông” rất đều đặn. Tôi không biết ông nội niệm như vậy có đúng với Chánh pháp không, nếu không đúng thì nên góp ý với ông như thế nào?