Cô gái tử vong do bạch hầu: Bộ Y tế yêu cầu giám sát

Sau khi cô gái 18 tuổi tử vong do bạch hầu và 1 cô gái bị lây nhiễm, Cục Y tế dự phòng đã có văn bản về việc chủ động tăng cường công tác phòng, chống bệnh bạch hầu.

Cô gái 18 tuổi tại Nghệ An vừa được xác định tử vong do bệnh bạch hầu, đây là ca bệnh đầu tiên tại địa phương này trong nhiều năm trở lại đây.
Còn ca bệnh tại Bắc Giang, theo báo cáo của Sở Y tế tỉnh Bắc Giang, ngày 7/7/2024, trường hợp Moong Thị Biên, 18 tuổi, tạm trú tại thôn Trung Tâm, xã Hợp Thịnh, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang (thường trú tại bản Phà Khảo, xã Phà Đánh, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An) có kết quả xét nghiệm dương tính với bạch hầu. Đây là 1 trong 2 trường hợp có tiếp xúc gần với ca tử vong do bệnh bạch hầu tại huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An.
Ngày 9/7, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, Cục vừa có văn bản đề nghị ngành y tế Bắc Giang, Nghệ An lấy mẫu xét nghiệm xác định kịp thời trường hợp mắc bệnh bạch hầu, triển khai các biện pháp xử lý triệt để ổ dịch, tổ chức điều tra và điều trị kháng sinh dự phòng cho tất cả các trường hợp tiếp xúc gần...
Co gai tu vong do bach hau: Bo Y te yeu cau giam sat
Lấy mẫu xét nghiệm dịch Bạch hầu tại Nghệ An.
Văn bản do TS Hoàng Minh Đức - Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) ký ban hành cho biết, theo thông tin từ hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm, trên địa bàn tỉnh Nghệ An (huyện Kỳ Sơn) đã ghi nhận trường hợp bệnh nhân tử vong do bệnh bạch hầu và trường hợp mắc bệnh tại tỉnh Bắc Giang (huyện Hiệp Hòa) có tiếp xúc gần với trường hợp tử vong nêu trên.
Để chủ động tăng cường công tác phòng, chống bệnh bạch hầu, không để bệnh lây lan kéo dài, trên diện rộng, Cục Y tế dự phòng đề nghị Giám đốc Sở Y tế các tỉnh Nghệ An và Bắc Giang chỉ đạo các đơn vị, địa phương khẩn trương tăng cường giám sát phát hiện sớm các trường hợp nghi mắc bệnh bạch hầu tại cộng đồng, lấy mẫu xét nghiệm xác định kịp thời trường hợp mắc bệnh, triển khai các biện pháp xử lý triệt để ổ dịch, tổ chức điều tra và điều trị kháng sinh dự phòng cho tất cả các trường hợp tiếp xúc gần theo quy định.
Đồng thời đảm bảo công tác thu dung, cấp cứu, phân luồng khám, phân tuyến điều trị bệnh nhân; thiết lập khu vực riêng khám, cách ly điều trị, cấp cứu bệnh nhân, hạn chế thấp nhất các trường hợp tử vong; thực hiện nghiêm việc kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng chống lây nhiễm chéo tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, hạn chế việc chuyển bệnh nhân đến bệnh viện tuyến trên khi không cần thiết.
Cục Y tế dự phòng cũng yêu cầu 2 Sở Y tế trên chỉ đạo các cơ quan liên quan rà soát, thống kê các đối tượng chưa được tiêm hoặc tiêm chưa đầy đủ vaccine phòng bệnh bạch hầu ở tất cả các xã, phường trên địa bàn; thực hiện tiêm bổ sung, tiêm vét ngay khi có vaccine, lưu ý các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc sinh sống, khu vực đi lại khó khăn.
Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền về bệnh bạch hầu, các biện pháp phòng chống để người dân chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh và phối hợp chặt chẽ với các đơn vị y tế trong quá trình điều trị.
Cùng đó, tổ chức việc theo dõi chặt chẽ sức khỏe của trẻ em, học sinh, sinh viên tại các cơ sở đào tạo; thường xuyên vệ sinh, thông thoáng lớp học, thông báo kịp thời cho các cơ sở y tế khi phát hiện trường hợp nghi ngờ mắc bệnh để được cách ly, xử lý kịp thời, không để bùng phát ổ dịch.
Bên cạnh đó rà soát, đảm bảo công tác hậu cần về vaccine, thuốc điều trị kháng sinh dự phòng, huyết thanh kháng độc tố, hóa chất… để triển khai các nhiệm vụ chống dịch; báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí và huy động các nguồn lực hỗ trợ đảm bảo công tác hậu cần phục vụ chống dịch.
Trường hợp cần thiết đề xuất nhu cầu huyết thanh kháng độc tố bạch hầu gửi Bộ Y tế (Vụ Kế hoạch - Tài chính) để thực hiện phân bổ, quản lý và sử dụng theo quy định.
Huy động nhân lực hỗ trợ các khu vực có dịch, cử các đội cơ động chống dịch, đội cấp cứu lưu động hỗ trợ cho các địa phương triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh.

Cục Y tế dự phòng cũng yêu cầu Sở Y tế Nghệ An và Bắc Giang chỉ đạo các đơn vị liên quan tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ y tế dự phòng, cán bộ làm công tác điều trị về các nội dung hướng dẫn giám sát, phòng chống dịch bệnh, chẩn đoán, điều trị, cấp cứu, chăm sóc bệnh nhân, kiểm soát nhiễm khuẩn và tổ chức các đoàn kiểm tra, giám sát, chỉ đạo tại các điểm nóng, các khu vực có nguy cơ bùng phát dịch, hỗ trợ các địa phương trong công tác phòng, chống dịch bệnh.


3 ca mắc bạch hầu tử vong, Bộ Y tế chỉ đạo khẩn

Bộ Y tế cho biết tình hình dịch bệnh bạch hầu diễn biến phức tạp tại một số tỉnh như Hà Giang, Điện Biên và đã có 3 ca tử vong.

Nhằm tăng cường phát hiện sớm ca bệnh, cách ly, điều trị kịp thời và giảm tối đa số ca tử vong, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh vừa có công văn khẩn gửi các bệnh viện, sở y tế các địa phương.

Dấu hiệu nhận biết sớm bệnh bạch hầu nguy hiểm

Bệnh bạch hầu có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong. Do vậy, việc phát hiện và điều trị bệnh kịp thời là rất quan trọng.

Theo trang MayoClinic, bệnh bạch hầu là một bệnh nhiễm trùng nguy hiểm do vi khuẩn Corynebacteria diphtheriae gây ra. Bệnh rất dễ lây lan từ người bệnh sang người lành qua đường hô hấp, hoặc lây gián tiếp khi tiếp xúc với đồ chơi, vật dụng,...có dính chất bài tiết của người bị nhiễm vi khuẩn bạch hầu.
Dau hieu nhan biet som benh bach hau nguy hiem
Bệnh bạch hầu do vi khuẩn Corynebacteria diphtheriae gây ra. Ảnh: Wikipedia.  
Triệu chứng của bệnh bạch hầu thường xuất hiện trong vòng 2-5 ngày sau khi bị nhiễm vi khuẩn. Các triệu chứng có thể bao gồm:
- Hình thành màng màu xám, dày ở cổ họng và amidan
- Đau họng và khàn giọng
- Các tuyến ở cổ bị sưng
- Khó thở hoặc thở nhanh
- Chảy nước mũi
- Sốt và ớn lạnh
- Mệt mỏi

Loại bệnh bạch hầu thứ hai có thể ảnh hưởng đến da, gây đau, tấy đỏ và sưng tấy tương tự như các bệnh nhiễm trùng da do vi khuẩn khác. Các vết loét được bao phủ bởi màng màu xám cũng có thể là dấu hiệu của bệnh bạch hầu da.

Ở một số người, nhiễm vi khuẩn bạch hầu chỉ gây bệnh nhẹ hoặc không có triệu chứng rõ ràng. Những người bị nhiễm bệnh mà không biết mình mắc bệnh được coi là người mang mầm bệnh bạch hầu.
Bệnh bạch hầu có thể được điều trị bằng thuốc. Tuy nhiên, ở giai đoạn nặng, bệnh bạch hầu có thể gây tổn thương tim, thận và hệ thần kinh,...
Dau hieu nhan biet som benh bach hau nguy hiem-Hinh-2
Vi khuẩn gây bệnh bạch hầu có thể tạo ra độc tố. Chất độc này làm tổn thương mô ở khu vực bị nhiễm trùng ngay lập tức - thường là mũi và cổ họng. Ảnh minh họa.  
Cụ thể, nếu không được điều trị kịp thời, bệnh bạch hầu có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như:

Vi khuẩn gây bệnh bạch hầu nguy hiểm sao?

Vi khuẩn bạch hầu có khả năng sinh ngoại độc tố. 1mg độc tố này có thể giết chết 1.000 con chuột lang nặng 250 g sau 96 giờ.

Bệnh bạch hầu là một bệnh nhiễm trùng nguy hiểm do vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae gây ra. Bệnh rất dễ lây lan từ người bệnh sang người lành qua đường hô hấp, hoặc lây gián tiếp khi tiếp xúc với đồ chơi, vật dụng,...có dính chất bài tiết của người bị nhiễm vi khuẩn bạch hầu.
Vi khuẩn bạch hầu Corynebacterium diphtheriae thuộc họ Corynebacteriaceae, có 4 tuýp gồm: Gravis, Mitis, Belfanti, và Intermedius. Những tuýp này khác nhau tương đối về hình thể và tính chất sinh hóa nhưng giống nhau ở khả năng sinh độc tố.