Chuyện về sủng phi sống qua 4 đời Hoàng đế nhà Thanh

Một nữ nhân không hề có gia thế hay con cái nhưng bà vẫn có thể sống qua 4 đời Hoàng đế. Đây thật sự là điều rất hiếm trong hậu cung nhà Thanh

Trong lịch sử hậu cung nhà Thanh có vô số phi tần bị giáng chức, nhưng những người bị giáng làm cung nữ thật sự rất hiếm hoi, một trong số đó là Mân Quý phi của Hoàng đế Hàm Phong. Tuy nhiên, sau khi giáng chức, Mân Quý phi lại có cơ hội trở mình, một lần nữa được phong phi, trở thành vị phi tần đặc biệt trong triều nhà Thanh.

Mân Quý phi Từ Giai thị vốn là nữ tử Chính Hoàng kỳ Bao y, thuộc Nội vụ phủ. Bà ra đời vào năm Đạo Quang thứ 18. Phụ thân là Thành Ý, ông chỉ là một Lãnh thôi nhỏ bé, gia thế vô cùng bình thường nếu không muốn nói là rất thấp bé.

Dù không có xuất thân tốt nhưng Từ Giai thị lại có dung mạo mỹ miều và chính nhờ dung mạo này đã thay đổi vận mệnh của bà. Căn cứ vào một số tài liệu, Từ Giai thị được sơ phong Mân Thường tại vào năm Hàm Phong thứ 3. Tuy nhiên, thời điểm này không phải là lúc diễn ra Bát kỳ tuyển tú, nên có thể suy ra Từ Giai thị chính là từ Quan nữ tử tấn phong lên Thường tại. Từ một xuất thân gần như "tay trắng", bà đã may mắn có được ân sủng của Hoàng đế.

Chuyen ve sung phi song qua 4 doi Hoang de nha Thanh

Ảnh minh họa.

Năm Hàm Phong thứ 6, Từ Giai thị được phục vị Thường tại. Năm Hàm Phong thứ 8, bà hạ sinh Hoàng nhị tử nhưng không may chết yểu. Để an ủi Từ Giai thị, Hoàng đế tấn phong bà thành Mân tần.

Năm Hàm Phong thứ 11, Hoàng đế Hàm Phong băng hà, Hoàng đế Đồng Trị nối ngôi. Cùng năm đó, Tân đế tôn bà làm Hoàng khảo Mân phi và truy phong cho Hoàng nhị tử đã chết yểu tước Mẫn quận vương.

Năm Đồng Trị thứ 13, Từ Giai thị được tấn tôn làm Hoàng khảo Mân Quý phi.

Năm Quang Tự thứ 16, Mân Quý phi qua đời ở tuổi 56.

Có thể thấy rõ, sau 2 lần giáng vị, Từ Giai thị đã trở nên khéo léo hơn mới có thể được phục vị, có lại ân sủng và hạ sinh Hoàng tử. Sau khi Hoàng đế Hàm Phong mất, bà vẫn sống yên ổn ở hậu cung đến thời Hoàng đế Quang Tự, thậm chí đạt được phi vị Quý phi. Đây thật sự là một chuyện rất hiếm trong thời nhà Thanh.

 

Năm Hàm Phong thứ 6, Từ Giai thị được phục vị Thường tại. Năm Hàm Phong thứ 8, bà hạ sinh Hoàng nhị tử nhưng không may chết yểu. Để an ủi Từ Giai thị, Hoàng đế tấn phong bà thành Mân tần.

Năm Hàm Phong thứ 11, Hoàng đế Hàm Phong băng hà, Hoàng đế Đồng Trị nối ngôi. Cùng năm đó, Tân đế tôn bà làm Hoàng khảo Mân phi và truy phong cho Hoàng nhị tử đã chết yểu tước Mẫn quận vương.

Năm Đồng Trị thứ 13, Từ Giai thị được tấn tôn làm Hoàng khảo Mân Quý phi.

Năm Quang Tự thứ 16, Mân Quý phi qua đời ở tuổi 56.

Có thể thấy rõ, sau 2 lần giáng vị, Từ Giai thị đã trở nên khéo léo hơn mới có thể được phục vị, có lại ân sủng và hạ sinh Hoàng tử. Sau khi Hoàng đế Hàm Phong mất, bà vẫn sống yên ổn ở hậu cung đến thời Hoàng đế Quang Tự, thậm chí đạt được phi vị Quý phi. Đây thật sự là một chuyện rất hiếm trong thời nhà Thanh.

Độc chiêu "ăn gian" chiều cao của phi tần nhà Thanh xưa

(Kiến Thức) - Cách đây hàng trăm năm, phi tần nhà Thanh gây chú ý với vóc dáng khá cao, thâm hình mảnh mai. Thế nhưng, đây không phải là chiều cao thực của họ. Các mỹ nhân của hoàng đế "ăn gian" chiều cao từ 5 - 25 cm bằng việc đi loại giày có tên "hoa bồn để".

Doc chieu
 Trong các tài liệu, ghi chép lịch sử cũng như trong phim ảnh, phi tần nhà Thanh, cách cách được mô tả thường sử dụng một loại giày có tên "hoa bồn để". 

Nhan sắc thật của các vị Phúc tấn, Cách cách nhà Thanh

Khi không là những mỹ nhân “thét ra lửa” trên phim truyền hình cổ trang Trung Quốc, các vị Phúc tấn, Cách cách nhà Thanh trông như thế nào.

Phúc tấn, Cách cách là những nhân vật thường xuất hiện trong các bộ phim cổ trang Trung Quốc. Các vị nữ nhân Hoàng tộc này gây ấn tượng với khán giả không chỉ bởi phận đời éo le hay sự thông minh tài trí hơn người, mà còn ở vẻ đẹp chim sa cá lặn và phục sức hoa lệ của mình.