Chuyên gia phong thủy tư vấn cách bốc lại bát hương cuối năm

Thạc sỹ Nguyễn Mạnh Linh, Trưởng phòng Phòng Phong thủy Kiến trúc - Đại học Xây dựng tư vấn cách bốc lại bát hương cuối năm

Mời độc giả xem clip phong thủy ban thờ tại đây
Thạc sỹ Nguyễn Mạnh Linh, Trưởng phòng Phòng Phong thủy Kiến trúc, Viện Quy hoạch & Kiến trúc Đô thị – Đại học Xây dựng tư vấn cách bốc lại bát hương cuối năm.
Dịp cuối năm là lúc con cháu hướng về tổ tiên, các vị thần linh cầu mong sự bình an, tỏ lòng hiếu thuận. Vào cuối năm, nhiều gia đình thường có nhu cầu bốc lại bát hương.
Lý do của việc thay đổi này là do trong nhà đang có nhiều bát hương cần gộp lại, hoặc có ít quá (một bát chung) cần tách ra, hay thay đổi bát hương cho đồng bộ...
Ảnh minh họa - Nguồn Internet.
 Ảnh minh họa - Nguồn Internet.
Đầu tiên, chúng ta thường nghĩ người bốc bát hương phải là người cao minh, thường là các thầy hoặc pháp sư. Thực tế, ai cũng có thể bốc được bát hương, nhưng gia chủ đích thân bốc là tốt nhất. Đó phải là người thành tâm và chân tay sạch sẽ.
Quy trình:
1. Lau rửa sạch: giã gừng cho vào rượu trắng, dùng khăn sạch nhúng rượu gừng và lau bát hương, để khô.
2. Nên: có cốt (tro đốt bằng rơm nếp, có bán tại các hàng mã), và một trong các thất bảo của nhà Phật (ưu tiên đá quý, ngọc như hổ phách, lưu ly, thạch anh,... vì có trường khí cao, mua ở các cửa hàng đá quý).
Không nên: cho giấy trang kim, hạt nhựa,... bán sẵn ở các hàng mã. Cũng không nên cho bùa chú, linh phù,... của đạo gia, mật tông,... vào vì gây ra trường khí âm bất lợi.
3. Rửa tay sạch sẽ, lần lượt bốc bát hương. Thông thường có ba bát cho thần linh, gia tiên và bà cô.
Bốc lần lượt từng nắm, để cho yên tâm bên Phật gia thường khuyên đếm theo số sinh như "sinh, lão, bệnh, tử", đến số "sinh" thì dừng lại khi gần đầy bát hương.
Không dốc, đổ cho đầy bát hương, mà nên bốc từng nắm. Trước khi bốc bát hương nào, trong đầu cũng phải nghĩ là "Con ... (họ tên)... xin bốc bát hương cho thần linh (gia tiên/bà cô)".
Bốc xong để riêng từng vị trí, tránh nhầm lẫn. Nếu sợ nhầm, có thể viết giấy dán bên ngoài, nhưng sau khi đưa lên ban thờ cần bỏ ra.
4. Bốc xong đặt bát hương lên ban thờ. Bát hương thần linh ở giữa, bát hương bà cô ở tay trái từ trong nhìn ra, bát hương gia tiên bên tay phải. Ở ta hay có quan niệm coi trọng người đứng khấn hơn bàn thờ, nên hay tính theo người đứng khấn, tức bát hương bà cô để bên tay trái nhìn vào. Sự khác biệt này cũng không có ảnh hưởng lớn.
5. Sắm lễ: hoa tươi, quả tươi, nước sạch bày lên bàn thờ. Mở rộng cửa ra vào trước khi thắp hương. Lúc mới đầu mỗi bát hương thắp 3 nén, những lần sau chỉ cần 1 nén là đủ. Nếu có chân nhang cũ có thể cắm lại mỗi bát 3 chân nhang.
6. Bố trí: Bát hương đã đặt lên ban thờ cần giữ nguyên vị trí, không xê dịch. Sau bát hương là phần thờ cúng, chỉ nên để ảnh gia tiên (nếu có), không bày rượu, vàng mã,... ở đây. Tất cả đồ thờ dâng lên (hoa tươi, quả tươi,...) cần ở phía trước hay bên cạnh bát hương.

6 loại hoa tuyệt đối không đặt trên bàn thờ ngày Tết

Đồ thờ cúng trên bàn thờ gia tiên được người Việt vô cùng coi trọng và dưới đây là một số loài hoa tuyệt đối không đặt trên bàn thờ ngày Tết. 

6 loai hoa tuyet doi khong dat tren ban tho ngay Tet
 Trong ý niệm tâm linh của người Việt, việc dâng hoa cúng lên bàn thờ gia tiên vào các dịp lễ Tết, ngày rằm, mùng một... thể hiện sự thành kính thiêng liêng. Trong đạo Phật, hoa dâng cúng tượng trưng cho sự thanh khiết, thơm tho, có ý nghĩa dâng điều thiện lành, tốt đẹp, bày tỏ lòng thành kính, biết ơn chư phật và gia tiên, dù giá trị vật chất không nhiều. Do đó, cần biết chọn hoa cúng phù hợp mang tính chất trang nghiêm và giàu ý nghĩa.

Cách bố trí vật phẩm phong thủy mang lại may mắn, thịnh vượng

Phong thủy học không còn xa lạ với mỗi người dân Việt Nam, nó đi sâu vào tư tưởng và cuộc sống thường ngày: mua đất, xây nhà, buôn bán kinh doanh…

1. Sư tử có đôi

Bài trí bàn thờ, cúng ông Táo thế nào là chuẩn nhất?

(Kiến Thức) - Ông Công ông Táo là một vị thần đứng đầu quyết định chuyện họa phúc của mỗi gia đình nên việc thờ tự và tế tự rất được người xưa coi trọng.

Lập bàn thờ ông Táo
Sách "Phong tục thờ cúng của người Việt" (Nxb Văn hóa Thông tin) nói rằng: Quan niệm của người Việt xưa đều cho rằng gia đình được khỏe mạnh thịnh vượng là nhờ các vị thần tại gia phù hộ, nên phải thờ cúng các vị thần để mọi việc luôn được tốt đẹp. Thổ công là vị thần trông coi cai quản trong nhà, định sự họa phúc cho mọi gia đình, thường được gọi là đệ nhất gia chi chủ. Nhờ có vị thần này nên các hồn ma quỷ không xâm nhập được để quấy nhiễu gia đình.