Chuyển đổi file trực tuyến, coi chừng dính mã độc

Nhiều người dùng Internet thường có thói quen lên Google tìm kiếm và sử dụng các công cụ chuyển đổi định dạng file miễn phí trực tuyến. Tuy nhiên, điều này có thể khiến thiết bị của họ có nguy cơ lây nhiễm mã độc.

Trong quá trình sử dụng máy tính, chắc hẳn không ít lần bạn có nhu cầu chuyển đổi định dạng file, chẳng hạn chuyển từ file .pdf sang file .doc, chuyển định dạng file ảnh, video… Đôi khi, bạn cũng muốn tải những đoạn video mình yêu thích từ Facebook hoặc TikTok về máy tính…
Khi gặp những trường hợp này, nhiều người sẽ sử dụng Google để tìm kiếm những công cụ trực tuyến và miễn phí trên Internet để chuyển đổi định dạng file hoặc download video từ các trang web về máy tính. 
Các tin tặc đã lợi dụng điều này để phát tán mã độc đến máy tính của người dùng.
Chuyen doi file truc tuyen, coi chung dinh ma doc
Nhiều người từng sử dụng Google để tìm cách chuyển đổi định dạng file. Ảnh: Tuệ Minh
Cục Điều tra Liên bang (FBI) đã đưa ra cảnh báo tin tặc trên toàn thế giới đang xây dựng các công cụ chuyển đổi file hoặc tải video trực tuyến miễn phí nhằm phát tán mã độc.  
"Tin tặc có thể xây dựng các trang web cung cấp tính năng miễn phí như chuyển đổi định dạng file, chẳng hạn từ file .doc sang file .pdf; hoặc có tính năng gộp các file, như gộp nhiều file ảnh .jpg thành một file .pdf", FBI cho biết trong thông cáo.
"Trong một số trường hợp khác, các trang web của tin tặc tuyên bố có thể tải xuống các file video .mp4 hoặc file âm thanh .mp3 từ mạng xã hội. Nhiều người dùng sử dụng các công cụ này mà không hay biết chúng do các tin tặc phát triển", chuyên gia Vikki Migoya từ FBI nói thêm.
Chuyen doi file truc tuyen, coi chung dinh ma doc-Hinh-2
Hết sức cảnh giác với các trang cho phép chuyển đổi định dạng file miễn phí không rõ nguồn gốc. Ảnh: Tuệ Minh 
Các công cụ chuyển đổi file hoặc download video miễn phí này đặc biệt xảo quyệt vì chúng hoạt động đúng như quảng cáo, cho phép người dùng chuyển đổi các định dạng file hoặc tải video về máy tính.
Tuy nhiên, tin tặc sẽ âm thầm chèn mã độc vào các file sau khi xử lý để người dùng tải về và cài đặt vào máy tính mà không hay biết.
Chẳng hạn một công cụ trực tuyến miễn phí với lời cam kết có thể tải video chất lượng cao từ Facebook hoặc TikTok. Người dùng chỉ việc dán đường link của video vào trang web để tải file về máy tính.
Trang web này thực sự cho phép người dùng tải video về máy tính của họ, nhưng không phải là video gốc được chia sẻ lên Facebook hay TikTok, mà file video đã bị tin tặc chèn mã độc. Người dùng tải video về và mở file để xem mà không nghi ngờ gì, nhưng thực tế họ đã mở file có chứa mã độc.
Chuyen doi file truc tuyen, coi chung dinh ma doc-Hinh-3
Các trang web này vẫn cho phép chuyển đổi tập tin như quảng cáo, nhưng sẽ kèm theo mã độc bên trong file kết quả, khi người dùng mở file thì mã độc sẽ được cài. Ảnh: Tuệ Minh 
"Thật không may, nhiều nạn nhân đã không nhận ra họ bị nhiễm phần mềm độc hại cho đến khi quá muộn. Máy tính của họ bị nhiễm phần mềm gián điệp, phần mềm tống tiền hoặc danh tính của họ bị âm thầm đánh cắp", FBI cho biết.
Đáng chú ý, nhiều người dùng thường có thói quen tìm kiếm các công cụ chuyển đổi file hoặc tải video miễn phí trên Google để sử dụng.
Lợi dụng điều này, tin tặc sau khi phát triển các trang web với chức năng tương tự đã tối ưu tìm kiếm để trang web của chúng được xuất hiện hàng đầu trong kết quả tìm kiếm, khiến nhiều người dùng bị mắc bẫy.
Các chuyên gia bảo mật khuyến cáo người dùng nên sử dụng các công cụ chuyển đổi định dạng file có uy tín, đồng thời không tải các file văn bản, video… có nội dung quan trọng, riêng tư hay nhạy cảm lên các công cụ chuyển đổi định dạng trực tuyến, tránh bị rò rỉ các nội dung quan trọng này.
https://www.fbi.gov/contact-us/field-offices/denver/news/fbi-denver-warns-of-online-file-converter-scam

Phát hiện “nóng” mã độc trên iPhone âm thầm đánh cắp dữ liệu nhạy cảm

Mã độc này từng xuất hiện trên Android và PC, nhưng đây là lần đầu nó tấn công người dùng iPhone.

Phat hien
Mã độc SparkCat lần đầu tiên được phát hiện trên iOS, có khả năng quét ảnh chụp màn hình để đánh cắp dữ liệu. (Ảnh: Securelist)
 

Rợn người “sát thủ” máu lạnh trong rừng thiêng Amazon, bất ngờ trùm cuối

Rừng nhiệt đới Amazon được cho là một trong những địa điểm nguy hiếm nhất thế giới vì là nơi "nuôi dưỡng" những "sát thủ" động vật hàng đầu.

Ron nguoi “sat thu” mau lanh trong rung thieng Amazon, bat ngo trum cuoi
1. Anaconda xanh là một trong những "sát thủ" động vật hàng đầu trong rừng nhiệt đới Amazon. Chúng không có nọc độc nhưng sở hữu kích thước khổng lồ và sức mạnh nghiền nát, đủ sức nuốt chửng một con hươu trưởng thành. (Ảnh: Đời sống pháp luật) 

Chiêm ngưỡng cây cổ thụ 400 tuổi được ví 'thằn lằn sấm' của Việt Nam

Du khách đến vườn quốc gia (VQG) Nam Cát Tiên hầu như đều ghé thăm cây tung cổ thụ với bộ rễ cực ấn tượng này.

Chiem nguong cay co thu 400 tuoi duoc vi 'than lan sam' cua Viet Nam

Vườn quốc gia Cát Tiên với diện tích 71.187,9ha, nằm trên địa bàn 3 tỉnh Đồng Nai, Lâm Đồng và Bình Phước. Nơi đây được công nhận là Khu Dự trữ sinh quyển thế giới, Khu Ramsar quốc tế và Khu di tích quốc gia đặc biệt. Nơi đây hiện có khoảng 1.730 loài động vật và 1.655 loài thực vật.