Chưa tìm ra nguyên nhân khiến bé 10 tuổi hôn mê sau mổ ruột thừa

Hơn 20 ngày qua, các bác sĩ đã tiến hành lọc máu nhiều lần nhưng bệnh nhi vẫn hôn mê sau khi chuyển từ tuyến dưới lên TP.HCM.

Bệnh nhi là bé N.H.T.N 10 tuổi, được chuyển từ Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên lên Bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM vào ngày 7/5.

Theo phản ánh của gia đình, tối ngày 4/5, bé N. kêu đau bụng. Ngày 5/5, mẹ đưa bé đến Bệnh viện Đa khoa huyện Krông Pắc (thuộc Trung tâm Y tế huyện Krông Pắc) thăm khám. Lúc này, bé có nhiệt độ 38 độ C, sức khỏe bình thường. Bác sĩ chẩn đoán cháu bị viêm ruột thừa, phải làm phẫu thuật và được gia đình đồng ý.

Sau ca mổ, khoảng 11h30 cùng ngày, bác sĩ gọi nhà vào đánh thức bé dậy. Người nhà cho biết, khi mẹ vào gọi, bé N. không tỉnh, người gồng lên, bắt đầu co giật mạnh. N. được chuyển lên Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên nhưng vẫn không cải thiện. Đến ngày 7/5, cha mẹ chuyển N. đi Bệnh viện Nhi đồng 2, TP.HCM.

Nguồn tin tại Bệnh viện Nhi đồng 2 cho biết, bé N. hiện vẫn đang hôn mê. Các bác sĩ đã tiến hành lọc máu cho N. nhiều lần. Đồng thời, thực hiện các xét nghiệm về miễn dịch, viêm não… để tìm nguyên nhân khiến cháu hôn mê kéo dài. Tuy nhiên đến nay chưa có kết quả.

“Về tình trạng của bé, chúng tôi chưa thể tiên lượng hay đưa ra phán đoán nào, tất cả phải chờ kết quả xét nghiệm, tầm soát thêm các nguyên nhân khác. Các bác sĩ vẫn đang cố gắng hết sức để cứu chữa bệnh nhi”, bác sĩ nói.

Đồng thời, bác sĩ cho rằng, sự việc nên chờ các kết luận chuyên môn chính thức, nếu không sẽ rất “tội” cho y tế tuyến cơ sở trong câu chuyện trên.

Trước đó, gia đình bé N. đã có đơn gửi đến Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk đề nghị làm rõ vụ việc khiến con hôn mê sau khi mổ ruột thừa tại Trung tâm y tế huyện. Sở Y tế tỉnh này đã giao Thanh tra Sở, phối hợp cùng các cơ quan chức năng, cơ quan chuyên môn xác định nguyên nhân.

Những ca phẫu thuật khó tin trong lịch sử

(Kiến Thức) - Đó là những ca phẫu thuật khó tin đã được ghi vào lịch sử y học thế giới như cắt bỏ một bên não hay tự mình cắt bỏ ruột thừa…

Tự phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa. Vào năm 1921, giới y học thế giới hết sức kinh ngạc trước khả năng phi thường của một bác sĩ phẫu thuật có tên Evan O’Neill Kane. Người này đã trở nên nổi tiếng khắp thế giới vì đã tự phẫu thuật cắt ruột thừa cho mình chỉ với một chiếc gương và phương pháp gây tê tại chỗ mà không nhờ bất kỳ sự trợ giúp nào khác.
Tự phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa. Vào năm 1921, giới y học thế giới hết sức kinh ngạc trước khả năng phi thường của một bác sĩ phẫu thuật có tên Evan O’Neill Kane. Người này đã trở nên nổi tiếng khắp thế giới vì đã tự phẫu thuật cắt ruột thừa cho mình chỉ với một chiếc gương và phương pháp gây tê tại chỗ mà không nhờ bất kỳ sự trợ giúp nào khác.  

Cấp cứu cho bệnh nhân có phủ tạng đảo ngược hiếm gặp

Chiều 18/12, BS. Nguyễn Sơn Hà – Trưởng khoa Ngoại Tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang (Hà Nội) cho biết, Bệnh viện vừa phẫu thuật thành công một bệnh nhân có phủ tạng đảo ngược cực kỳ hiếm gặp.

Cap cuu cho benh nhan co phu tang dao nguoc hiem gap
Các bác sỹ Bệnh viện Đa khoa Đức Giang (Hà Nội) đang phẫu thuật cho bệnh nhân 
Bệnh nhân là Vũ Văn H, 37 tuổi, trú tại Gia Lâm, Hà Nội, bị viêm ruột thừa.

Nam bệnh nhân tử vong sau khi mổ ruột thừa

Ông Hậu nhập viện được chẩn đoán là viêm ruột thừa và tiến hành phẫu thuật, tuy nhiên bệnh nhân này đã tử vong sau đó.

Ngày 3/1, cơ quan CSĐT Công an huyện Bắc Bình (Bình Thuận) đã tiến hành trưng cầu giám định tử thi, điều tra làm rõ nguyên nhân tử vong của bệnh nhân Nguyễn Văn Hậu (50 tuổi, ngụ tại xã Hồng Thái, Bắc Bình).