Chú chó lai gương mặt "hot boy" giống người gây "sốt xình xịch"

Sở hữu gương mặt có nhiều nét tương tự con người, chú chó Nori nhanh chóng trở thành "hot boy" trên mạng xã hội với đôi mắt to tròn và biểu cảm như đang nhoẻn cười thân thiện.

Chú chó Nori đang sống cùng hai người chủ là Kevin Hurless và Tiffany Ngo tại thành phố Seattle, Mỹ. Đôi mắt hình quả hạnh long lanh ánh nước khiến Nori trông vừa ngây ngô như một cậu trai trẻ, vừa dịu dàng như một quý ông. Kèm theo gương mặt cười “cộp mác” hoa hậu thân thiện, chú chó dòng Aussiepoo (lai giữa giống Poodle và chó chăn cừu Úc) luôn là tâm điểm chú ý mỗi khi bước chân ra đường.
Sau khi được Kevin và Tiffany đăng lên mạng xã hội, bức ảnh của chó Nori nhanh chóng “gây bão” khắp nơi và thu hút hơn 9.000 lượt thích. Kevin chia sẻ: “Khi Nori còn nhỏ, cứ đi được vài bước là lại có người tò mò hỏi thăm chúng tôi về gương mặt của nó. Bây giờ có tuổi rồi nên 'bé bự' nhà tôi đã bớt giống người hơn trước, nhưng vẫn khiến đám đông ngạc nhiên vì vẻ mặt và đôi mắt quá đặc trưng”.
Anh tiếp lời: “Lúc còn bé, màu lông của Nori tối hơn bây giờ nên hay được so sánh với Chewbacca hoặc Ewok trong phim Chiến tranh giữa các vì sao. Nhiều người cho rằng chính đôi mắt là điểm tạo nên 'hồn người' trong nhóc tì này, và tôi cũng đồng ý với điều đó. Mặt Nori trông lúc nào cũng như đang cười vậy”.
Chu cho lai guong mat
Trông ra dáng quý ông lịch lãm chưa này?
“Trùm cuối” trong nhà được Kevin và Tiffany lập cho hẳn một tài khoản Instagram, thu hút vô số fan “phát cuồng” vì vẻ đáng yêu vô đối. Tiffany cho biết Nori rất hoạt bát, thân thiện và thích kết bạn với tất cả những chú chó hay con người mà mình gặp được. Chú cún dễ thương còn hay bày trò bằng cách ngậm đồ chơi trong miệng và “quỳ” bằng hai chân trước chẳng khác gì mèo.
Kevin hài hước nói: “Chúng tôi rất ngạc nhiên khi thấy Nori được chú ý đến thế. Dù biết ngoại hình của cục cưng nhà tôi khá độc đáo và thú vị, nhưng quả thực không ngờ mọi người lại yêu quý nó đến vậy. Vì thấu hiểu cảm giác khi cuộc sống thiếu vắng thú cưng, chúng tôi đã cố gắng đưa Nori ra ngoài gặp gỡ mọi người nhiều nhất có thể”.
Năm ngoái, cả gia đình đã đón chào thêm một thành viên mới - Boba, chú cún Shorkie 1 tuổi lai giữa giống Shih-tzu và Yorkie. “Hai đứa rất hợp tính và đùa giỡn cùng nhau suốt, tuy đôi lúc Nori có hơi 'tăng động' quá, chơi mãi không biết mệt khiến Boba thấy phiền”, Kevin kể. “Khi chúng đứng cạnh nhau, bạn sẽ thấy Nori càng giống con người hơn nữa. Trông có vẻ béo tròn nhưng Nori chỉ nặng tầm 6 kg, trên người chủ yếu là lông tơ thôi. Mỗi khi đi tắm, cơ thể bé xíu của nó sẽ 'hiện nguyên hình' ngay”.

Tục 'không tái giá' ở làng Trinh Tiết giờ ra sao?

Sự tích thôn Trinh Tiết gắn liền với sự thuỷ chung, son sắt, sống có nghĩa có tình đến nay vẫn được người dân gìn giữ.

Truyền thống không tái giá (kết hôn lại) khi vợ/chồng chẳng may qua đời ở ngôi làng mang tên Trinh Tiết (xã Đại Hưng, huyện Mỹ Đức, Hà Nội) tuy dần mai một, nhưng vẫn là câu chuyện giáo dục lớp trẻ trong việc giữ gìn hạnh phúc, đề cao sự son sắt, thủy chung vẫn luôn được nhắc đến như một nếp sống, một “thương hiệu” của làng.
Tuc 'khong tai gia' o lang Trinh Tiet gio ra sao?
 Cụ Hảo, 75 tuổi, người làng Trinh Tiết cho biết, cụ đã lên lão được 25 năm.
Những câu chuyện như trong cổ tích
Nằm ở huyện ngoại thành của Hà Nội, cách trung tâm thành phố đô hội chừng 50km, nhưng làng Trinh Tiết (huyện Mỹ Đức) vẫn gần như giữ nguyên nếp quê đặc trưng với những mái nhà ngói, con đường lát gạch đỏ, những con người chân chất hiếu khách... Đặc biệt, ở làng quê nép mình bên dòng sông Đáy, hướng về dãy núi Hương Sơn này, có rất nhiều câu chuyện thấm đẫm tình người, tình chồng vợ son sắt thủy chung...
Vui vẻ chỉ tay vào cổng làng, ông Bùi Văn Thái, Trưởng thôn Trinh Tiết tự hào kể, sự son sắt, thủy chung đã trở thành “thương hiệu”, làm nên cái tên cho làng. Làng có nhiều người phụ nữ goá bụa từ khi còn rất trẻ, nhưng đều ở vậy thờ chồng nuôi con như các bà: Bùi Thị Tít, Lê Thị Vấn, Bùi Thị Dung, Lê Thị Phấn, Lê Thị Huy… Đàn ông ở vậy nuôi con cũng không hiếm như các ông: Nguyễn Văn Tân, Đào Minh Lơ, Nguyễn Văn Thạnh...
Cụ từ Nguyễn Văn Vượng (72 tuổi là người trông nom đình Trung của làng Trinh Tiết) cho hay, tấm gương về sự tiết hạnh để từ đó có cái tên Trinh Tiết của làng, bắt nguồn từ câu chuyện cổ.
Tương truyền làng Trinh Tiết ban đầu có tên là làng Bối Lang, sau đổi là làng Sêu. Làng Sêu nổi tiếng có nhiều con gái đẹp và đảm, trong đó đẹp và giỏi nhất là bà Thanh. Bà Thanh sinh được Triệu Quốc Bảo (Bảo Công) thì chồng mất. Vốn đẹp và đảm nức tiếng gần xa, bà Thanh được rất nhiều chàng trai giàu có đến ngỏ lời cầu hôn, nhưng bà vẫn một lòng thủ tiết thờ chồng, tần tảo nuôi con một mình, nhất quyết không tái giá. Sau này, Triệu Quốc Bảo trở thành danh tướng, có công đánh giặc ngoại xâm nên được thờ là Thành hoàng của làng Sêu, còn câu chuyện bà Thanh được nhà vua biết đến, xúc động mà đổi tên làng thành Trinh Tiết.
“Chả ai bắt ép, cũng chả có quy ước nào của làng bắt người chồng/người vợ không tái giá, nhưng dường như cứ theo gương người đi trước, họ tình nguyện sống như vậy. Giờ thời hiện đại, câu chuyện không tái giá, sắt son tình nghĩa vợ chồng cũng mai một dần, nhưng người dân ở đây vẫn trọng sự thủy chung, chế độ một vợ một chồng, họ vẫn luôn dạy con cái “không ăn cơm trước kẻng”, sống sau trước một lòng. Thành ra, những chuyện có con ngoài giá thú, sinh con trước hôn nhân... vẫn là hiếm hoi ở làng”, ông Thái nói.
Chỉ tay vào ngôi nhà mái ngói đơn sơ góc làng, ông Thái cho biết đó là nhà của cụ Lê Thị Vấn năm nay đã hơn 70 tuổi. Cụ Vấn lấy chồng xong, sinh được cậu con trai, thì chồng đi bộ đội hy sinh. Khi ấy, cụ Vấn còn rất trẻ, và cụ cũng rất đẹp, đàn ông trong và ngoài làng đánh tiếng hỏi cưới rất nhiều, nhưng bà đều từ chối, quyết ở vậy nuôi con khôn lớn. “Con trai cụ Vấn giờ làm giáo viên, mới đưa mẹ ra ngoài thị trấn huyện”, ông Thái nói.
Chồng mất đã 13 năm nay, chị Lê Thị Huy (SN 1972) vẫn ở vậy nuôi hai con và chưa từng nghĩ chuyện tái giá. Chị Huy chia sẻ: “Tôi không bao giờ nghĩ đến chuyện đi bước nữa. Chẳng ai ép tôi cả, nhưng tôi thấy ở vậy nuôi con trong sự đùm bọc của dân làng, là mẹ con tôi thấy yên ổn rồi”.
50 tuổi đã lên lão
Tuc 'khong tai gia' o lang Trinh Tiet gio ra sao?-Hinh-2
Phụ nữ và người dân thôn Trinh Tiết luôn tự hào và nỗ lực gìn giữ truyền thống làng. 
Theo ông Bùi Văn Thái, làng Trinh Tiết có nghề truyền thống là trồng dâu nuôi tằm, nhưng bây giờ nghề này không đem lại thu nhập, nên toàn bộ khu vực trồng dâu nuôi tằm của làng Trinh Tiết đã được chuyển đổi sang trồng cây ăn quả. Thôn Trinh Tiết hiện giờ có 952 hộ với 3.211 nhân khẩu, trong đó có 1.638 nhân khẩu nữ, còn lại nam 1.573 nhân khẩu, nhưng “cơ bản các cháu lớn lên học hành thoát ly đi làm ở ngoài, làng còn toàn người đã lên lão thôi”.

Khám phá choáng váng mỏ kim cương khổng lồ đủ dùng 3.000 năm

Năm 2012, các nhà khoa học Nga tuyên bố việc phát hiện ra mỏ kim cương khổng lồ mới, chứa hàng tỷ carat, đủ để cung cấp cho thị trường toàn cầu thêm 3.000 năm.

Kham pha choang vang mo kim cuong khong lo du dung 3.000 nam
 Theo đó, mỏ kim cương Popigai được tạo thành khi một thiên thạch lớn đâm xuống Trái Đất cách đây 35 triệu năm, tạo một hố sâu có đường kính 100 km. (Ảnh: QQ)