Chìm thuyền ở Thái Bình: Cứu người rồi chết cùng chị gái

(Kiến Thức) - Thấy các nạn nhân bị chìm, anh Sĩ cố gắng cứu được 2 người, đến người thứ 3 thì anh kiệt sức sau đó tử vong cùng chị gái.

Lời kể của bí thư xã trực tiếp tham gia cứu hộ
Liên quan đến vụ lchìm thuyền tại bờ biển xã Nam Thịnh, huyện Tiền Hải, Thái Bình xảy ra lúc 5h sáng 16/12 làm 6 người tử vong, PV Kiến Thức đã có mặt tại nơi xảy ra vụ việc. Đến thời điểm 14h chiều, mọi công tác cứu hộ đã được hoàn tất, các nạn nhân tử vong được bàn giao cho gia đình tổ chức lễ an táng. Theo người dân xã Nam Thịnh, chưa bao giờ vùng quê này lại có vụ tai nạn thương tâm đến vậy, không khí tang thương bao phủ khắp nơi.
Trao đổi với PV Kiến Thức về vụ tai nạn cũng như công tác cứu hộ, Bí thư xã Nam Thịnh, ông Trần Mạnh Dũng cho biết, vào tối 15/12, 13 người dân ở xã Nam Thịnh mang thuyền đi cào ngao ở vùng bãi thuộc xã này. Đến sáng 16/12, trên đường trở về, thuyền bị chìm, 6 người tử vong.
Đa số các nạn nhân trong vụ lật thuyền đều là nữ.
 Đa số các nạn nhân trong vụ lật thuyền đều là nữ.
“Sáng sớm cùng ngày, 7 nạn nhân được đưa về trạm y tế xã, trong đó có 1 người tử vong và 6 người còn sống. Khi nhận được tin báo, bản thân tôi và lực lượng công an, chính quyền xã đã xuống hiện trường tìm kiếm. Ở vị trí cách bờ đầm 60 - 70m, mực nước khoảng gần 2 mét, chủ bãi ngao cũng ở đó, thuyền câu rà xung quanh khu vực thuyền đắm, phát hiện áo mưa của người còn sống cởi ra để thoát thân. Nửa tiếng sau, chúng tôi tìm thấy nạn nhân đầu tiên. Khoảng 1 tiếng sau thì chúng tôi tìm được thi thể tất cả nạn nhân", ông Trần Mạnh Dũng nói.
Ông Dũng cũng cho biết, Ủy ban Nhân dân huyện Tiền Hải đã xuống động viên, chia buồn với gia đình các nạn nhân và hỗ trợ mỗi gia đình có người tử vong 3 triệu đồng.
Cứu 2 người rồi kiệt sức tử vong cùng chị gái 
Theo danh sách các nạn nhân do UBND xã Nam Thịnh cung cấp, 6 nạn nhân bị tử vong trong vụ tai nạn có 1 nam và 5 nữ. 
Ông Trần Mạnh Dũng cho biết, trong số các nạn nhân tử vong trên, có 2 chị em dâu trong gia đình anh Trương Văn Trực và 2 anh em ruột trong gia đình anh Đinh Văn Tiến.
Bí thư xã Nam Thịnh, ông Trần Mạnh Dũng trao đổi với PV Kiến Thức.
 Bí thư xã Nam Thịnh, ông Trần Mạnh Dũng trao đổi với PV Kiến Thức.
“Thời điểm xảy ra vụ tai nạn, anh Đinh Văn Sĩ ( con ông Đinh Văn Tiến)  có mặt trên thuyền. Khi thấy các nạn nhân bị chìm xuống nước, anh Sĩ cứu vớt được 2 người, đến người thứ 3 thì anh kiệt sức, bị gục. Anh Sĩ tử vong trong vụ chìm tàu cùng chị gái là Đinh Thị Miền”, ông Dũng cho biết thêm. 
Nguyên nhân vụ tai nạn đang được làm rõ. Theo người dân địa phương cho biết, loại thuyền mà người dân sử dụng đi cào ngao có kích thước bé, do chở nhiều người nên thuyền quá tải, gặp gió biển to dẫn đến bị chìm.
PV Kiến Thức tiếp tục cập nhật thông tin liên quan đến vụ việc trên. 
Danh sách các nạn nhân tử vong:
1.Đinh Văn Sỹ (24 tuổi, thôn Thiện Tường, xã Nam Thịnh, huyện Tiền Hải, Thái Bình). 
2.Trương Thị Huyền (51 tuổi, thôn Thiện Tường, xã Nam Thịnh, huyện Tiền Hải, Thái Bình). 
3.Trương Thị Huyền (25 tuổi, thôn Thiện Tường, xã Nam Thịnh, huyện Tiền Hải, Thái Bình).
4.Phạm Thị Nga (44 tuổi, thôn Thiện Châu, xã Nam Thịnh, huyện Tiền Hải, Thái Bình).
5.Đinh Thị Miên (22 tuổi, thôn Thiện Tường, xã Nam Thịnh, huyện Tiền Hải, Thái Bình).
6.Trương Thị Mây (33 tuổi, thôn Thiện Châu, xã Nam Thịnh, huyện Tiền Hải, Thái Bình).
Danh sách những nạn nhân được cứu sống:
Nguyễn Thị Ngọt (SN 1954), Nguyễn Thị Huệ (SN 1955), Nguyễn Thị Ruyên (SN 1958), Trần Thị Thía (SN 1992), Trương Thị Ngợi (SN 1963), Trương Thị Sáng (SN 1963), Trương Thị Thoa.

Làm thế nào để sống sót khi sập hầm?

(Kiến Thức) - Khi gặp tai nạn sập hầm, nạn nhân cần có kiến thức và bình tĩnh để duy trì sự sống còn cho đến lúc được giải cứu.

Vụ sập hầm thủy điện Đạ Dâng - Đa Chomo, nằm ở thôn Păng Tiêng, xã Lát, huyện Lạc Dương, Lâm Đồng gây chấn động dư luận sáng ngày hôm nay (16/12). Theo thông tin ban đầu, vào thời điểm sập hầm, có 11 công nhân, cán bộ kỹ thuật đang làm việc, trong đó có 1 công nhân nữ. Hiện công tác cứu hộ, cứu nạn đang được đẩy mạnh. Làm thế nào những người đang có mặt trong hầm thoát được lưỡi hái của tử thần?
Vụ sập hầm thủy điện Đạ Dâng - Đa Chomo, nằm ở thôn Păng Tiêng, xã Lát, huyện Lạc Dương, Lâm Đồng gây chấn động dư luận sáng ngày hôm nay (16/12). Theo thông tin ban đầu, vào thời điểm sập hầm, có 11 công nhân, cán bộ kỹ thuật đang làm việc, trong đó có 1 công nhân nữ. Hiện công tác cứu hộ, cứu nạn đang được đẩy mạnh. Làm thế nào những người đang có mặt trong hầm thoát được lưỡi hái của tử thần?  

Điều đầu tiên mà các nạn nhân cần làm khi xảy ra tai nạn sập hầm là nhanh chóng tìm và chạy về hướng căn hầm trú ẩn để tận dụng tối đa lương thực có trong hầm và duy trì sự sống trong lúc đợi cứu hộ.
Điều đầu tiên mà các nạn nhân cần làm khi xảy ra tai nạn sập hầm là nhanh chóng tìm và chạy về hướng căn hầm trú ẩn để tận dụng tối đa lương thực có trong hầm và duy trì sự sống trong lúc đợi cứu hộ.  

Khi bị sập hầm, nguy cơ ngộ độc khí vì thiếu oxy và hít phải các khí tích tụ lại dưới đáy hầm là gần như không tránh khỏi. Khi đó, để giảm thiểu tối đa tình trạng nhiễm độc, nạn nhân cần có kiến thức và bình tĩnh. Các khí độc như CO2 thường nhẹ hơn so với ở trên cao, vì thế hãy nằm bò trong tư thế cúi sát xuống sàn, lấy áo hoặc khăn thấm ướt bịt vào mặt.
Khi bị sập hầm, nguy cơ ngộ độc khí vì thiếu oxy và hít phải các khí tích tụ lại dưới đáy hầm là gần như không tránh khỏi. Khi đó, để giảm thiểu tối đa tình trạng nhiễm độc, nạn nhân cần có kiến thức và bình tĩnh. Các khí độc như CO2 thường nhẹ hơn so với ở trên cao, vì thế hãy nằm bò trong tư thế cúi sát xuống sàn, lấy áo hoặc khăn thấm ướt bịt vào mặt.  

Để duy trì sự sống trong nhiều ngày chờ giải cứu, cần phân bổ hợp lý số lượng thức ăn còn lại trong hầm, tránh tình trạng không cân bằng, gây thiếu hụt năng lượng. Lượng thức ăn nên được chia nhỏ ra cho nhiều ngày.
Để duy trì sự sống trong nhiều ngày chờ giải cứu, cần phân bổ hợp lý số lượng thức ăn còn lại trong hầm, tránh tình trạng không cân bằng, gây thiếu hụt năng lượng. Lượng thức ăn nên được chia nhỏ ra cho nhiều ngày. 

Các nạn nhân nên cố gắng tìm đường ống thông hơi (thường được lắp dẫn từ trong hầm ra ngoài) để kêu cứu và phát tín hiệu giúp đỡ với bên ngoài. Ngoài ra, có thể quan sát tỉ mỉ tình trạng để tìm ra giải pháp kêu cứu hiệu quả nhất.
Các nạn nhân nên cố gắng tìm đường ống thông hơi (thường được lắp dẫn từ trong hầm ra ngoài) để kêu cứu và phát tín hiệu giúp đỡ với bên ngoài. Ngoài ra, có thể quan sát tỉ mỉ tình trạng để tìm ra giải pháp kêu cứu hiệu quả nhất. 

Thường tại các hầm cũng được trang bị các túi khí, các nạn nhân cần nhanh tìm túi khí để duy trì việc thở trước khi bị kiệt sức.
Thường tại các hầm cũng được trang bị các túi khí, các nạn nhân cần nhanh tìm túi khí để duy trì việc thở trước khi bị kiệt sức. 

Nếu có thể, các thợ mỏ cần đào một rãnh để lấy nước ngầm và tận dụng nước thoát ra từ bộ tản nhiệt của các máy móc trong hầm.
Nếu có thể, các thợ mỏ cần đào một rãnh để lấy nước ngầm và tận dụng nước thoát ra từ bộ tản nhiệt của các máy móc trong hầm. 

Quan sát hiện trạng xung quanh, tìm những thứ có thể tận dụng để tăng nguồn thức ăn, nước uống nhằm duy trì sự sống trong hầm lâu nhất trong lúc đợi cứu hộ từ bên ngoài.
Quan sát hiện trạng xung quanh, tìm những thứ có thể tận dụng để tăng nguồn thức ăn, nước uống nhằm duy trì sự sống trong hầm lâu nhất trong lúc đợi cứu hộ từ bên ngoài. 

Đặc biệt, khi gặp tai nạn, các nạn nhân cần giữ tinh thần thật vững, giữ cho cơ thể luôn trong trạng thái tỉnh táo nhất có thể, luôn hi vọng vào cơ hội sống còn.
Đặc biệt, khi gặp tai nạn, các nạn nhân cần giữ tinh thần thật vững, giữ cho cơ thể luôn trong trạng thái tỉnh táo nhất có thể, luôn hi vọng vào cơ hội sống còn.

Khoanh vùng hầm thủy điện sập, 11 người mắc kẹt ở Lâm Đồng

(Kiến Thức) - Để giải cứu các nạn nhân, một ống sắt đường kính 60cm được đưa vào để hút đất đá ra, nạn nhân sẽ chui qua đường ống này ra ngoài.

Khoảng 7h sáng nay, khi các công nhân đang làm việc tại công trình thuộc thủy điện Đạ Dâng - Đa Chomo, thôn Păng Tiêng, xã Lát, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng thì hầm bất ngờ bị sập, 11 người gồm cán bộ, công nhân bị mắc kẹt.
Khoảng 7h sáng nay, khi các công nhân đang làm việc tại công trình thuộc thủy điện Đạ Dâng - Đa Chomo, thôn Păng Tiêng, xã Lát, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng thì hầm bất ngờ bị sập, 11 người gồm cán bộ, công nhân bị mắc kẹt.