Chia tay người yêu, cô gái tiếc nuối món quà giá trị trót tặng mẹ chồng tương lai

Mấy hôm nay, tôi vừa buồn vì chuyện tình tan vỡ, vừa buồn vì chiếc vòng vàng tôi đã tặng mẹ chồng tương lại được tôi mua với giá rất đắt. Giờ chúng tôi chia tay rồi mà mẹ Vinh cũng không mang trả tôi, liệu tôi có nên đòi?
 

Tôi năm nay 28 tuổi, làm nghề kinh doanh tự do. Công việc kinh doanh của tôi khá tốt nên mỗi tháng tôi có thể kiếm được khoản tiền kha khá. Tôi quen Vinh qua một người bạn.
Vinh bằng tuổi tôi, anh đang làm việc trong một ngân hàng tư nhân, thu nhập hàng tháng thấp hơn tôi. Sau khi hẹn hò, tìm hiểu được nửa năm, cả 2 chúng tôi cùng muốn tiến tới hôn nhân nên Vinh quyết định đưa tôi về nhà ra mắt.
Hình minh họa.
Hình minh họa. 
Tuy bình thường tôi là người khá tự tin và hoạt ngôn nhưng lần đầu đến ra mắt nhà bạn trai, tôi không tránh được cảm giác ngại ngùng, xấu hổ. Tôi không tiếc tiền mua biết mẹ chồng tương lai một chiếc vòng tay bằng vàng cũng như rượu, thuốc lá biếu bố chồng tương lai. Với em trai và em gái của chồng, tôi đều mua tặng quần áo và túi xách đắt tiền.
Gia đình Vinh sống ở một khu phố nhỏ. Bố mẹ anh kiếm sống bằng việc bán đồ ăn sáng. Thấy tôi, bố mẹ anh rất nhiệt tình đón tiếp và hỏi chuyện. Đến buổi trưa, bố mẹ anh đã đãi tôi một bữa ăn thịnh soạn với thịt gà, thịt bò kho, chân giò hầm thuốc Bắc cùng nhiều món ăn hấp dẫn khác.
Khi tôi đeo chiếc vòng vàng vào tay mẹ chồng tương lai, tôi thấy bà rất hài lòng. Gia đình Vinh hết lời khen tôi xinh đẹp, có tài khiến tôi cũng mừng thầm. Chúng tôi dự định cuối năm nay sẽ tổ chức đám cưới.
Trước khi đến với tôi, tôi biết bạn trai tôi từng trải qua một mối tình sâu nặng với Thùy. Thùy sinh ra và lớn lên trong ngôi làng nghèo ở một huyện miền núi. Bằng nghị lực và tài năng, cô ấy đã được nhận vào học tại một trường đại học uy tín.
Tuy nhiên, chuyện tình cảm của Vinh với Thùy không được gia đình Vinh ủng hộ. Gia đình Vinh chê nhà Thùy quá xa lại nghèo, cô ấy cũng chẳng có tương lai gì giữa trốn phồn hoa đô hội này. Không thể làm trái ý của gia đình, Vinh đành ngậm ngùi nói lời chia tay. 1 năm sau khi chia tay Thùy, Vinh gặp và yêu tôi.
Tháng trước, Vinh đột nhiên bị sốt xuất huyết, phải nhập viện. Người anh thường xuyên sốt đến 39-40 độ khiến tôi vô cùng lo lắng. Tôi tạm đóng cửa hàng để chăm sóc anh. Nào ngờ trong cơn mê sảng, tôi đau đớn khi nghe thấy anh gọi rõ tên Thùy: “Thùy à, anh hứa sẽ chỉ yêu em. Chúng ta sẽ luôn ở bên nhau có được không em?”
Nắm tay anh trong cơn mê sảng mà tôi nước mắt lưng tròng. Bản thân tôi cũng cảm nhận ra được tôi và anh ấy chỉ là hợp nhau và đủ điều kiện để tiến tới hôn nhân chứ tình cảm của cả 2 vẫn không đủ lớn chứ không muốn nói là yêu sâu đậm. Mặc dù khi tỉnh lại, Vinh nói anh chẳng hề nhớ những gì mình đã nói trong cơn mê sảng nhưng tôi cũng không muốn nhắc lại cho anh ấy nhớ nữa.
Sau khi Vinh xuất viện, tôi nhẹ nhàng nói lời chia tay vì tôi cảm thấy tình cảm của cả 2 không đủ lớn để tiến tới hôn nhân. Trái với dự đoán của tôi, Vinh chỉ nói lời đồng ý và xin lỗi vì đã làm mất thời gian của tôi. Mẹ Vinh thì khác hẳn, bác liên tục gọi điện hỏi han lý do tôi chia tay Vinh rồi khuyên nhủ, dỗ dành chúng tôi quay lại với nhau khiến tôi càng chán nản.
Mấy hôm nay, tôi vừa buồn vì chuyện tình tan vỡ, vừa buồn vì chiếc vòng vàng tặng mẹ chồng tương lai được tôi mua với giá rất đắt. Giờ chúng tôi chia tay rồi mà mẹ Vinh cũng không mang trả tôi, không biết tôi có nên đòi bác trả lại cho tôi hay không?

Tuyên bố của mẹ chồng tương lai khiến tôi và bố mẹ đẻ “tím mặt“

Từng lời bà nói khiến tôi tái mặt vì không nghĩ mình bị dìm thê thảm, xúc phạm thảm thương như thế.

Tôi là một cô gái năng động, dám nghĩ dám làm. Vì tính cách hướng ngoại nên tôi thường xuyên đi chơi, đi bar, đi phượt sau khi hoàn thành công việc. Tôi xem đó là một cách tự thưởng cho mình và cũng là cho bản thân nghỉ ngơi.

Tôi gặp anh trong một lần đi bar. Lúc đó anh đã ngà ngà say nên khi thấy tôi mặc váy ngắn đứng nhảy trong sảnh, anh tiến lại bắt cặp. Tôi cũng không ngại ngần gì vì trong bar thì điều này là bình thường. Sau đó, chúng tôi xin số điện thoại rồi thường xuyên liên lạc với nhau.

Mẹ chồng lục tung phòng ngủ của con dâu để làm chuyện ít ngờ

Hành động của mẹ chồng làm tôi hết sức bất ngờ khi biết được nguyên nhân.

Tôi và chồng tôi bây giờ kết hôn theo diện “giá rổ cạp lại”. Tôi đã qua một đời chồng và có 1 con gái. Chồng tôi cũng từng qua một cuộc hôn nhân kết thúc trong đau khổ. Anh ấy vốn là người đàn ông chăm chỉ, hay làm hay ăn nhưng lại không quan tâm đến chuyện tình cảm với vợ. Vợ anh ở nhà vò võ một mình nên đã qua lại với người đàn ông khác. Lúc đầu nghe bạn bè, người thân nói, anh không tin, chỉ khi bắt tận tay vợ dan díu với tình nhân ngay tại nhà, anh mới bàng hoàng và chấp nhận ly hôn.

Cuộc đời Công chúa Ấn Độ trở thành điệp viên Anh

(Kiến Thức) - Xuất thân là Công chúa Ấn Độ nhưng cuộc đời của Noor Khan đã có những ngã rẽ “ngoạn mục” và bà trở thành một trong những nữ anh hùng của nước Anh trong thời kỳ Chiến tranh Thế giới thứ hai.

Nữ điệp viên Anh Noor Khan sinh ngày 1/1/1914 tại thủ đô Moscow, Nga. Bà là con cả trong gia đình có 4 người con. Cha bà là cháu của Vua Tipu Sultan, cai trị Vương quốc Mysore vào thế kỷ XVIII, còn mẹ bà là người Mỹ. Ảnh: feminisminindia.com
Nữ điệp viên Anh Noor Khan sinh ngày 1/1/1914 tại thủ đô Moscow, Nga. Bà là con cả trong gia đình có 4 người con. Cha bà là cháu của Vua Tipu Sultan, cai trị Vương quốc Mysore vào thế kỷ XVIII, còn mẹ bà là người Mỹ. Ảnh: feminisminindia.com

Vào năm 1914, ngay trước khi Thế chiến I bùng nổ, gia đình Công chúa Noor Inayat Khan đã di cư từ Moscow (Nga) sang London (Anh) và định cư tại Bloomsbury. Tại Anh, bà được đào tạo để trở thành y tá ở Notting Hill. Ảnh: ATI.
 Vào năm 1914, ngay trước khi Thế chiến I bùng nổ, gia đình Công chúa Noor Inayat Khan đã di cư từ Moscow (Nga) sang London (Anh) và định cư tại Bloomsbury. Tại Anh, bà được đào tạo để trở thành y tá ở Notting Hill. Ảnh: ATI.

Năm 1920, gia đình Inayat Khan tiếp tục di cư sang Pháp và sinh sống tại vùng Suresnes, gần thủ đô Paris. Ảnh: war-experience.org.
Năm 1920, gia đình Inayat Khan tiếp tục di cư sang Pháp và sinh sống tại vùng Suresnes, gần thủ đô Paris. Ảnh: war-experience.org.

Sau khi Chiến tranh Thế giới thứ hai nổ ra, vào tháng 6/1940, Noor Khan cùng gia đình lại sơ tán sang Anh trước khi chính phủ Pháp đầu hàng Đức. Ảnh: feminisminindia.com.
Sau khi Chiến tranh Thế giới thứ hai nổ ra, vào tháng 6/1940, Noor Khan cùng gia đình lại sơ tán sang Anh trước khi chính phủ Pháp đầu hàng Đức. Ảnh: feminisminindia.com.

Vào tháng 11/1940, bà gia nhập lực lượng Nữ Không quân Trợ chiến (WAAF) và được đào tạo trở thành một nhân viên điều hành vô tuyến. Tiếp đến, bà gia nhập đội hình điệp viên thuộc Cục Tác chiến Đặc biệt (SOE) của Tình báo Anh năm 1943. Ảnh: war-experience.org
Vào tháng 11/1940, bà gia nhập lực lượng Nữ Không quân Trợ chiến (WAAF) và được đào tạo trở thành một nhân viên điều hành vô tuyến. Tiếp đến, bà gia nhập đội hình điệp viên thuộc Cục Tác chiến Đặc biệt (SOE) của Tình báo Anh năm 1943. Ảnh: war-experience.org

Vào tháng 6/1943, chỉ sau bốn tháng đào tạo, bà được cử sang Pháp dưới mật danh “Madeline” và có nhiệm vụ thu thập thông tin ở nước này rồi gửi về Anh. Ảnh: Công chúa Noor chụp ảnh cùng mẹ, bà Ora Ray Khan. Ảnh: war-experience.org
Vào tháng 6/1943, chỉ sau bốn tháng đào tạo, bà được cử sang Pháp dưới mật danh “Madeline” và có nhiệm vụ thu thập thông tin ở nước này rồi gửi về Anh. Ảnh: Công chúa Noor chụp ảnh cùng mẹ, bà Ora Ray Khan. Ảnh: war-experience.org

Cuối cùng, Noor Khan bị một điệp viên hai mang phản bội và bị Đức Quốc xã bắt giam, tra khảo tại trụ sở của họ ở Paris. Tuy nhiên, bà từ chối cung cấp bất cứ thông tin nào cho Đức Quốc xã dù bị tra tấn tàn bạo. Ảnh: war-experience.org.
 Cuối cùng, Noor Khan bị một điệp viên hai mang phản bội và bị Đức Quốc xã bắt giam, tra khảo tại trụ sở của họ ở Paris. Tuy nhiên, bà từ chối cung cấp bất cứ thông tin nào cho Đức Quốc xã dù bị tra tấn tàn bạo. Ảnh: war-experience.org.

Ngày 25/11/1943, Noor Khan trốn thoát khỏi trụ sở của Đức Quốc xã ở Paris nhưng sau đó bị bắt lại. Đức Quốc xã đã đưa bà về Đức và tống giam tại nhà tù Pforzheim trong suốt 10 tháng. Ảnh: MensXP.com.
Ngày 25/11/1943, Noor Khan trốn thoát khỏi trụ sở của Đức Quốc xã ở Paris nhưng sau đó bị bắt lại. Đức Quốc xã đã đưa bà về Đức và tống giam tại nhà tù Pforzheim trong suốt 10 tháng. Ảnh: MensXP.com.

Tháng 9/1944, Noor Khan bị chuyển tới trại tập trung Dachau cùng 4 điệp viên khác. Vào sáng ngày 13/9/1944, bà đã bị xử bắn. Câu nói cuối cùng của nữ điệp viên dũng cảm này là “Tự do”. Ảnh: muslimvoiceofindia.
Tháng 9/1944, Noor Khan bị chuyển tới trại tập trung Dachau cùng 4 điệp viên khác. Vào sáng ngày 13/9/1944, bà đã bị xử bắn. Câu nói cuối cùng của nữ điệp viên dũng cảm này là “Tự do”. Ảnh: muslimvoiceofindia.

Tượng đài tưởng niệm nữ điệp viên Noor Khan được dựng lên tại London, Anh. Ảnh: ATI.
Tượng đài tưởng niệm nữ điệp viên Noor Khan được dựng lên tại London, Anh. Ảnh: ATI. 

Mời độc giả xem thêm video: Cựu điệp viên Nga Skripal bị đầu độc hồi phục nhanh chóng (Nguồn :VTC1)