Chi tiết hình thành hành tinh quanh ngôi sao lùn trẻ PDS 70

(Kiến Thức) - Các nhà thiên văn học do một nhóm nghiên cứu tại Viện thiên văn Max Planck ở Heidelberg, Đức đã chụp được hình ảnh hành tinh ngoạn mục quay xung quanh ngôi sao lùn trẻ PDS 70.

Bằng cách sử dụng thiết bị SPHERE trên Kính viễn vọng Very Large, nhóm nghiên cứu quốc tế phát hiện một hành tinh trẻ, có tên là PDS 70b quay quanh ngôi sao lùn trẻ PDS 70.
Hành tinh bí ẩn nằm ở cách xa ngôi sao trung tâm khoảng ba tỷ cây số, tương đương khoảng cách giữa sao Thiên Vương và Mặt Trời.
Nguồn ảnh: Phys.
Nguồn ảnh: Phys. 
Phân tích cho thấy, PDS 70b là một hành tinh khí khổng lồ với khối lượng gấp vài lần khối lượng sao Mộc. Bề mặt của hành tinh này có nhiệt độ khoảng 1000 ° C, khiến nó nóng hơn nhiều so với bất kỳ hành tinh nào trong Hệ Mặt Trời của chúng ta.

Mời quý vị xem video: 10 hành tinh bí ẩn và kỳ lạ nhất trong vũ trụ - có thể bạn chưa biết

Vùng tối ở trung tâm hành tinh này có thể là một vùng coronagraph, kiểu như một mặt nạ chặn ánh sáng chói lóa của ngôi sao trung tâm chiếu vào.
Nếu không có mặt nạ này, ánh sáng mờ nhạt từ hành tinh này sẽ hoàn toàn bị áp đảo bởi độ sáng mạnh của sao chủ.
Miriam Keppler, người đứng đầu nhóm nghiên cứu phát hiện hành tinh PDS 70b vẫn đang trong quá trình hình thành nốt các giai đoạn cuối”.

Sửng sốt tìm thấy dấu vết kim loại trên hành tinh ngoại lai

(Kiến Thức) - Theo một nghiên cứu mới, một nhóm các nhà thiên văn học quốc tế đã xác định dấu vết của kim loại và nước ở một trong những hành tinh ngoại lại dày đặc nhất từng được tìm thấy.

Một hành tinh ngoại lai được gọi là WASP-127B, lớn hơn khoảng 1,4 lần so với sao Mộc với nhiệt độ bề mặt của 2.060 độ F (1.127 độ C).
WASP-127b, được phát hiện nằm cách Trái đất khoảng 332 năm ánh sáng. Nó được xem như một “Sao Mộc nóng”, mất hơn bốn ngày tựa như trên Trái Đất để quay quanh ngôi sao chủ của nó.

Nhiều tiết lộ mới về hành tinh lùn Ceres gây thích thú

(Kiến Thức) - Ceres là một hành tinh lùn có một phần nằm bên trong của hệ mặt trời, phần còn lại nằm ở mép ngoài trong vành đai Kuiper. Tuy là hành tinh nhỏ nhưng lại là hành tinh ẩn chứa nhiều bí mật thú vị.

Như chúng ta biết, hầu hết các tiểu hành tinh được làm bằng đá, nhưng các nghiên cứu về hành tinh lùn Ceres đã khám phá ra điều vô cùng bất ngờ là Ceres có thể chứa nước trên bề mặt.
Hầu hết bề mặt hành tinh Ceres là một màu xám xỉn. Quan sát quang phổ từ Ceres đã cho thấy sự hiện diện của một dạng vật liệu như than gọi là carbon graphitized.

Ảnh tuyệt vời về điểm sáng rực rỡ trên hành tinh lùn Ceres

(Kiến Thức) - Tàu vũ trụ Dawn của NASA ghi được hình ảnh đẹp nhất từ trước đến nay, tại một điểm sáng kỳ lạ lốm đốm trên hành tinh lùn Ceres, làm sáng tỏ nhiều bí ẩn của hành tinh này.

Cụ thể, vào ngày 3/7/2018, tàu vũ trụ Dawn đã có dịp khám sát qua khu vực Occator Crater dài 57 dặm (92 km) trên bề mặt hành tinh lùn Ceres thì phát hiện nhiều dấu hiệu lạ.