Chế độ dinh dưỡng giúp phòng đột quỵ trong mùa đông

Dưới đây là một số nguyên tắc vàng trong ăn uống giúp phòng ngừa đột quỵ trong mùa đông.

Đột quỵ là một bệnh lý thần kinh nguy hiểm, xảy ra khi mạch máu não bị tắc nghẽn hoặc bị vỡ. Khi đó, các tế bào não sẽ nhanh chóng chết hàng loạt do không được cung cấp máu chứa dinh dưỡng và oxy. Đột quỵ càng để lâu thì càng nguy hiểm tính mạng. Do đó, người bệnh cần được cần cứu kịp thời.
Che do dinh duong giup phong dot quy trong mua dong
Ảnh minh họa. 
Có nhiều cách giúp hạn chế, ngăn ngừa bệnh đột quỵ. Dinh dưỡng khoa học là một cách hiệu quả. Dưới đây là một số nguyên tắc vàng trong ăn uống giúp phòng ngừa đột quỵ trong mùa đông:
Bổ sung nhiều rau xanh và trái cây
Rau xanh và trái cây là nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất, chất xơ dồi dào. Các chất này giúp tăng cường sức khỏe tim mạch, giảm huyết áp, cholesterol, và ngăn ngừa hình thành cục máu đông. Một số loại rau xanh và trái cây tốt cho sức khỏe tim mạch bao gồm: rau bina, cải xoăn, bông cải xanh, cà rốt, cam, táo,...
Ngoài ra, các loại rau xanh và trái cây cũng có tính chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ tế bào khỏi sự tổn thương và lão hóa. Điều này cũng giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tuổi tác, bao gồm đột quỵ.
Tăng cường thực phẩm giàu omega-3 trong cá (cá hồi, cá thu, cá mòi, cá trích, hàu, trai), hạt lanh... có tác dụng tăng mức cholesterol tốt, ngăn ngừa hình thành cục máu đông và hạ huyết áp. Mỗi người nên ăn hai lần cá mỗi tuần với số lượng phù hợp theo tư vấn của bác sĩ.
Uống đủ nước
Uống khoảng hai lít nước mỗi ngày, giúp cơ thể duy trì tính linh hoạt của mạch máu, vận chuyển tốt các chất dinh dưỡng đi nuôi dưỡng tế bào. Mất nước khiến máu đặc lại, cản trở lưu thông máu lên não, cơ thể giữ natri gây tăng huyết áp, tăng nguy cơ đột quỵ do tổn thương mạch máu.
Che do dinh duong giup phong dot quy trong mua dong-Hinh-2
Ảnh minh họa.
Tuy nhiên, uống quá nhiều nước cũng không tốt, nhất là ở người mắc bệnh tim, thận. Uống nước trong khi có triệu chứng đột quỵ sẽ gây nghẹn.
Cắt giảm muối để phòng tránh tăng huyết áp
Thay vì thêm muối, mọi người có thể sử dụng các loại thảo mộc, gia vị khác để tăng hương vị mà không ảnh hưởng đến sức khỏe. Viện Dinh dưỡng Quốc gia khuyến cáo người trưởng thành nên tiêu thụ dưới 5 g muối (tương đương một thìa cà phê) mỗi ngày, ưu tiên sử dụng muối ăn có bổ sung iốt.
Hạn chế chất béo bão hòa và cholesterol
Che do dinh duong giup phong dot quy trong mua dong-Hinh-3
Ảnh minh họa. 
Chất béo bão hòa và cholesterol cao trong máu có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột quỵ. Nên hạn chế các thực phẩm giàu chất béo bão hòa như thịt đỏ, da động vật, thức ăn nhanh,... chọn các thực phẩm giàu chất béo không bão hòa tốt như cá béo, dầu ô liu, quả bơ,...
Cắt giảm thực phẩm nhiều đường tránh nguy cơ béo phì, ổn định lượng đường trong máu. Nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ có thể cao hơn nếu tiêu thụ nhiều calo từ đường. Mọi người nên hạn chế thực phẩm có đường như nước ngọt, nước ép trái cây đóng hộp, bánh kẹo, mứt. Không nên thêm quá nhiều đường vào nước ép trái cây, rau củ hoặc sinh tố. Thức uống giàu canxi, kali như sữa hạt, sữa tách béo ít đường hoặc không đường hỗ trợ kiểm soát huyết áp, phòng ngừa tái đột quỵ.
Không lạm dụng bia rượu, cà phê
Dùng quá nhiều làm tăng mỡ máu. Caffein trong cà phê khiến người bệnh dễ căng thẳng, lo lắng, rối loạn giấc ngủ, cản trở quá trình hồi phục sau đột quỵ.

Theo chuyên gia sức khỏe, để phòng ngừa đột quỵ cần tăng cường vận động cả thể chất và tinh thần, giải tỏa stress trong công việc và cuộc sống, kiểm soát cân nặng, thực hiện lối sống ăn uống lành mạnh, không được ăn quá nhiều muối, không ăn dư thừa chất béo, tránh xa chất kích thích như thuốc lá, thuốc lào, bia, rượu, thuốc lá điện tử...


Cách phát hiện đột quỵ ở trẻ, cha mẹ cần lưu tâm

Thời gian vàng trong cấp cứu đột quỵ là rất quan trọng, chỉ tính bằng giây. Phát hiện trễ, khả năng tử vong rất cao hoặc sau điều trị sẽ để lại di chứng nặng nề cho trẻ.

Đột quỵ ở trẻ em đang là một thách thức không nhỏ đối với các bác sĩ trong việc chẩn đoán, nhận biết bệnh vì trẻ con không biết cách than phiền, nhất là trẻ chưa biết nói. Trẻ đau đầu chỉ có thể quấy khóc...”, TS.BS Nguyễn Thị Minh Đức, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM cho biết.

Bé trai 13 tuổi suy thận giai đoạn cuối hồi sinh nhờ ghép tạng

Ngày 28/12, Bệnh viện Nhi Đồng 2 (TP HCM) cho biết vừa thực hiện thành công ca ghép thận cho một bệnh nhi 13 tuổi từ người hiến tạng chết não.

Cậu bé T.C. (Long An) hồi sinh nhờ ghép quả thận từ người đàn ông chết não hiến tạng. Giờ đây bé không phải gắn bó cả đời với bệnh viện, có thể sinh hoạt bình thường, hòa nhập cuộc sống.
Ngày 27/12, một tuần sau ca ghép thận tại Bệnh viện Nhi đồng 2, bé đã ổn định và có thể chia sẻ về những ước mơ, mong đi học trở lại sau này kiếm tiền mở quán chay từ thiện...
TS.BS Phạm Ngọc Thạch, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng 2 cho biết vào tối 18/12, bệnh viện nhận được thông tin từ Trung tâm Điều phối Ghép tạng Quốc gia về một trường hợp hiến tạng. Người hiến là một bệnh nhân 47 tuổi, nhập viện trong tình trạng nguy kịch với chẩn đoán xuất huyết não và đã được xác định chết não sau nỗ lực điều trị của đội ngũ y bác sĩ tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương. 
Ê-kíp bác sĩ nhanh chóng liên lạc với người nhận phù hợp, hoàn tất các xét nghiệm và thủ tục theo đúng quy trình. Đồng thời, bệnh viện khẩn trương hội chẩn liên viện với Bệnh viện Chợ Rẫy để thống nhất các nội dung liên quan, chuẩn bị cho công tác lấy và ghép thận.
Be trai 13 tuoi suy than giai doan cuoi hoi sinh nho ghep tang
Thách thức lớn trong phẫu thuật là tình trạng xơ hóa nghiêm trọng mạch máu vùng chậu của bệnh nhi suy thận mạn. Ảnh: BVCC 
Bệnh nhi nhận thận là bé trai 13 tuổi, được chẩn đoán suy thận mạn giai đoạn cuối, đang lọc máu định kỳ tại bệnh viện nhưng không đáp ứng tốt. Trước phẫu thuật, bệnh nhi được chỉ định chụp CT-scan dựng hình mạch máu và siêu âm Doppler để đánh giá mức độ xơ hóa và tắc nghẽn mạch máu vùng chậu. Kết quả cho thấy động mạch chậu ngoài bị xơ hóa kèm nhiều nốt vôi hóa, trong khi tĩnh mạch chậu ngoài bị viêm tắc hoàn toàn.
Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch nhấn mạnh, việc đánh giá trước phẫu thuật đóng vai trò quan trọng trong xác định chiến lược khâu nối mạch máu. Các phương pháp hình ảnh học như CT-scan dựng hình mạch máu và siêu âm Doppler giúp xác định mức độ xơ hóa và lựa chọn vị trí mạch máu phù hợp, qua đó giảm thiểu rủi ro và tăng khả năng thành công của ca phẫu thuật. 
Sau khi xác nhận quả thận phù hợp với bệnh nhi tại Bệnh viện Nhi Đồng 2, công tác lấy và vận chuyển tạng được tiến hành ngay lập tức. Dưới sự hộ tống của cảnh sát giao thông, quả thận được bảo quản nghiêm ngặt, đảm bảo an toàn trong suốt quá trình di chuyển từ Bình Dương về TP Hồ Chí Minh. Tại Bệnh viện Nhi Đồng 2, mọi công tác chuẩn bị đã hoàn tất, sẵn sàng cho ca ghép thận. Ê-kíp phẫu thuật bao gồm các bác sĩ của Bệnh viện Nhi Đồng 2 cùng các chuyên gia từ Bệnh viện Chợ Rẫy.
TS.BS Phạm Ngọc Thạch cho biết, khi bước vào quá trình ghép thận, thách thức lớn nhất là tình trạng xơ hóa nghiêm trọng mạch máu vùng chậu của bệnh nhi - hậu quả của quá trình điều trị suy thận kéo dài. Tình trạng này làm giảm độ đàn hồi và lưu thông máu, tăng nguy cơ tắc nghẽn, chảy máu hoặc thậm chí hoại tử thận ghép.
Mặc dù đã tiên lượng trước các khó khăn, ê-kíp vẫn gặp nhiều thách thức trong phẫu thuật, đặc biệt là việc lựa chọn vị trí mạch máu để khâu nối giữa mạch máu thận hiến và mạch máu người nhận. Điều này đòi hỏi sự chính xác tuyệt đối để đảm bảo máu lưu thông tốt, giúp quả thận mới hoạt động hiệu quả sau ghép.
Tĩnh mạch thận từ người hiến được nối vào tĩnh mạch chủ dưới bằng phương pháp khâu nối tận bên. Do động mạch chậu ngoài của bệnh nhi bị xơ hóa, ê-kíp phẫu thuật đã quyết định sử dụng động mạch chậu chung để khâu nối.
“Mạch máu của trẻ em có đường kính nhỏ và thành mạch mỏng, dễ tổn thương trong quá trình thao tác. Khi khâu nối, nguy cơ chảy máu hoặc hẹp miệng nối rất cao nếu không được thực hiện với độ chính xác tuyệt đối”, TS.BS Phạm Ngọc Thạch chia sẻ.
Sau khi thận được ghép thành công, bệnh nhi được chuyển vào khu hồi sức để tiếp tục điều trị sau ghép. Trong 24 giờ đầu, các xét nghiệm và cận lâm sàng cho thấy chức năng thận cải thiện đáng kể, thận ghép bắt đầu thích nghi với cơ thể. Bệnh nhi được điều trị chống đông bằng heparin liều thấp và theo dõi siêu âm Doppler hàng ngày. Các chỉ số tưới máu thận cho thấy quả thận ghép hoạt động tốt.
Theo BSCK1 Phan Nguyễn Ngọc Tú, thuộc Phòng Kế hoạch Tổng hợp, Bệnh viện Nhi Đồng 2 đã thực hiện thành công 33 ca ghép thận cho trẻ em, trong đó có 3 trường hợp từ người hiến chết não. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên ê-kíp gặp khó khăn do tình trạng xơ hóa mạch máu vùng chậu ở bệnh nhi, đòi hỏi sự nỗ lực và chính xác cao trong quá trình phẫu thuật. 
“Ca ghép thận này không chỉ mang lại sự sống cho bệnh nhi mà còn là minh chứng cho sự phát triển của y học Việt Nam trong lĩnh vực ghép tạng, mở ra hy vọng mới cho nhiều bệnh nhi khác đang chờ đợi ghép thận”, bác sĩ Ngọc Tú chia sẻ.
Bệnh viện đang có hơn 40 bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối phải chạy thận nhân tạo. Các bác sĩ kỳ vọng có thêm nguồn tạng để có thể ghép cứu các bệnh nhân. Hiện, khan hiếm nguồn tạng vẫn là trở ngại lớn nhất, còn trường hợp gia đình khó khăn không đủ chi phí ghép thì không đáng lo bởi bệnh viện có thể vận động các nhà hảo tâm hỗ trợ.