Chàng trai tham vọng đưa vật dụng đặc sắc Tây Nguyên ra thế giới

Với suy nghĩ “đàn chim mạnh nhất bay theo tốc độ của con chim cuối đàn”, Đỗ Mạnh Cương đã gác lại mơ ước bấy lâu nay sau khi nhận ra tình yêu quá lớn với quê hương.

Gác lại mơ ước để đi tìm “cánh chim cuối đàn”
Sinh ra và lớn lên tại mảnh đất Tây Nguyên, thuộc huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai, chàng trai 9X Đỗ Mạnh Cương luôn tâm niệm phải làm gì đó để thoát nghèo trên chính mảnh đất Tây Nguyên.
Năm 2017, anh quyết định đi khắp các vùng miền của Tổ quốc để trải nghiệm và quan sát cách mọi người thưởng thức cà phê. Khi đó, Đỗ Mạnh Cương vẫn ấp ủ kế hoạch kinh doanh cà phê theo hướng tự trồng, chế biến và kinh doanh chuỗi cửa hàng cà phê sách.
Hà Nội, TP Hồ Chí Minh là những nơi Cương gắn bó lâu nhất trong khoảng thời gian này. Cuối năm 2021, anh quyết định rời thành phố để về lại mảnh đất Tây Nguyên lập nghiệp. Tuy nhiên, lúc này anh lại rẽ sang một hướng đi hoàn toàn mới.
Chang trai tham vong dua vat dung dac sac Tay Nguyen ra the gioi
Anh Đỗ Mạnh Cương.
Sau 2 tháng đi khắp 11 xã trong huyện, anh chứng kiến cuộc sống của người dân tộc thiểu số, những người chiếm đến 60% dân số huyện Mang Yang.
“Khi đi chứng kiến tận mắt việc họ được xem như công cụ được ai đó sử dụng để lấy tài nguyên với giá rẻ mạt, rồi đi phá rừng để ai đó hưởng lợi. Có những người bị cây gỗ đè phải bỏ mạng tại rừng, có những người mang thương tật đầy người trở về làng, có nhưng người phải ngồi tù,... nước mắt mình đã rơi và mình đã rất đau khi nghe họ kể chuyện, đi rừng cùng họ. Mình hỏi mấy anh có muốn đi vào rừng thế này không? Họ rất hồn nhiên trả lời ngay tức khắc là “Không”. Vì đói nhưng không biết làm gì lên mới làm thôi”, anh Cương bồi hồi kể.
Với suy nghĩ: “Đàn chim mạnh nhất bay theo tốc độ của con chim cuối đàn”, trở về nhà, Cương bị dằn vặt bởi câu hỏi: “Tiếp tục theo đuổi giấc mơ làm cà phê hay giải quyết bài toán “con chim cuối đàn?”.
Quyết định tạm gác lại kế hoạch làm cà phê khi anh nhận ra ngoài văn hóa cồng chiêng, điệu múa xoan, ẩm thực đặc sắc của núi rừng, ... thì người Bana xưa có truyền thống đàn ông phải biết đan lát và làm dụng cụ lao động như gùi để mang lúa về nhà, bẫy thú, đơm cá,.... phụ nữ thì phải biết dệt, may quần áo,...
Từ cái gùi của người Bana được làm từ mây tre đan thủ công, vẫn với nguyên liệu ấy, anh nghĩ ra đủ thứ sản phẩm như túi xách, balo, và các loại dụng cụ gia đình khác,...
Chang trai tham vong dua vat dung dac sac Tay Nguyen ra the gioi-Hinh-2
Những sản phẩm mang tính ứng dụng cao trong cuộc sống.
Đầu tiên là làm ra chiếc kẹp tóc từ chất liệu mây tre đan, sau đó là mày mò để tạo ra những sản phẩm khác, tất cả đều được tạo nên bởi đôi tay của chính những người đàn ông Bana.
“Ban đầu cũng khó khăn lắm, anh em định bỏ cuộc nhưng mình động viên rằng ở làng nghề ngoài Hà Nội phải nhập nguyên liệu từ mình về mà họ còn giàu được, huống chi mình có sẵn nguyên liệu. Vấn đề ở anh em mình làm chưa đúng cách, hoặc mức độ chịu khó chưa đủ. Thời gian sau đó, những sản phẩm mới cứ lần lượt được tạo ra”, anh Cương chia sẻ.
Nhưng khi sản phẩm đã hoàn thiện, cái khó tiếp theo là tìm kiếm thị trường. Mải miết bị cuốn vào làm sản phẩm đến khi hết cả vốn liếng thì anh mới nhận ra rằng khách hàng mới là những người sử dụng và đánh giá sản phẩm.
Sau khi nhận hàng loạt những gợi ý, đánh giá, anh dần cải tiến và hoàn thiện sản phẩm. Cũng từ đó anh luôn tâm niệm những gợi ý của người dùng mới là tiêu chí để chuẩn hoá sản phẩm.
“Người thì nói làm túi xách, người thì thích vali,... anh em làm luôn. Rồi chỉ trong chưa đầy một tháng bám sát người tiêu dùng thì sản phẩm liên tục được ra đời. Và nhưng dòng tiền đầu tiên đã về. Tuy không nhiều nhưng cũng cải thiện được thu nhập cho anh em”, anh Cương nói.
Hiện quy mô sản xuất chưa lớn nhưng cũng đã được thị trường trong nước đón nhận. Anh Cương đang làm thủ tục thành lập doanh nghiệp theo mô hình hợp tác xã để sản phẩm có thể đi xa hơn.
“Chắc chắn sản phẩm của bọn mình sẽ phải được xuất khẩu. Đây đều là những sản phẩm mang tính ứng dụng rất cao trong cuộc sống. Mình làm hoàn toàn vì tình yêu quê hương, chính điều này đã thôi thúc mình ở lại với quê hương”, anh Đỗ Mạnh Cương chia sẻ.
Chang trai tham vong dua vat dung dac sac Tay Nguyen ra the gioi-Hinh-3
Cặp tóc và túi xách làm từ mây tre đan, những sản phẩm được anh Cương và cộng sự sáng tạo nên.
Bài học rút ra khi bỏ phố về quê
Với những thành công ban đầu, anh Cương chia sẻ những bài học rút ra cho những người muốn về quê khởi nghiệp. Theo anh, cần tập trung vào việc bám sát thị hiếu người tiêu dùng. Tập trung vào con người và nâng cao năng lực từng cá nhân. Vì con người tạo ra sản phẩm chứ không phải sản phẩm tạo ra con người.
Bài học tiếp theo được anh Cương rút ra là cần “tỉnh đòn” với bài toán dòng tiền, tránh công sức bỏ sông bỏ biển, dẫn đến nợ nần và để lại hệ lụy không tốt khi về quê khởi nghiệp.
Chang trai tham vong dua vat dung dac sac Tay Nguyen ra the gioi-Hinh-4
Một số sản phẩm được đem đi chào hàng.
Bên cạnh đó, cần thực sự hoà đồng với bà con, những người cộng sự của mình, tránh tư duy tự đặt mình ở cái “tầm” cao hơn họ; đưa cộng sự địa phương ra thị trường để định hướng cho họ tư duy về việc sản phẩm cần hướng tới thị trường.
Cuối cùng, anh Cương cho rằng cần tận dụng nền tảng công nghệ để kết nối sản phẩm với thị trường.

Sai phạm khu biệt thự "khủng" 5,2ha Yên Hòa khi nào xử lý xong?

Mới đây, cử tri quận Cầu Giấy đã đề nghị điều chỉnh quy hoạch khu 5,2ha đô thị mới Yên Hòa và xử lý nghiêm vi phạm công trình biệt thự số 9 nhà B sai phép bất chấp hoàn thiện.

Thời gian qua báo chí đã phản ánh nhiều vi phạm trật tự xây dựng tại khu 5,2ha khu đô thị mới Yên Hòa, điển hình và nổi bật nhất là vi phạm tại công trình biệt thự số 9 nhà B (khu biệt thự 5,2ha, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, TP.Hà Nội).

Ngày 28/6/2022, Ban Cán sự Đảng bộ UBND TP.Hà Nội có văn bản báo cáo Thường trực Thành ủy, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về việc xem xét, xử lý trách nhiệm đối với các cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Thành ủy quản lý liên quan đến vi phạm về trật tự xây dựng tại công trình số 9 nhà B (khu biệt thự 5,2ha, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy).

Theo đó, liên quan đến vi phạm trật tự xây dựng tại công trình số 9, UBND TP.Hà Nội đã chỉ đạo Sở Xây dựng phối hợp với Sở Nội vụ và UBND quận Cầu Giấy tiến hành kiểm tra, đánh giá mức độ vi phạm về trật tự xây dựng tại công trình số 9 để từ đó xem xét, xử lý trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan thuộc UBND quận Cầu Giấy và UBND Phường Yên Hòa.
Sai pham khu biet thu
  Vi phạm tại công trình biệt thự số 9 nhà B, khu biệt thự 5,2ha Yên Hòa là "nghiêm trọng". 

Về mức độ vi phạm pháp luật về xây dựng đô thị, trên cơ sở quy định của pháp luật chuyên ngành về xây dựng và quản lý đô thị, Sở Xây dựng Hà Nội đã xác định mức độ vi phạm về trật tự xây dựng tại công trình trên là "vi phạm nghiêm trọng” thời gian kéo dài với các lỗi vi phạm cụ thể như tăng tổng chiều cao công trình; xây dựng thêm tầng bán hầm; tăng mật độ xây dựng; diện tích xây dựng; thay đổi diện tích mặt ngoài xây dựng.

Về trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong công tác chỉ đạo xử lý vi phạm; quy trình thực hiện việc xử lý đối với công trình vi phạm.

Theo UBND TP Hà Nội, UBND quận Cầu Giấy chưa nghiêm túc thực hiện chỉ đạo của UBND TP, chưa quyết liệt trong công tác chỉ đạo đối với cơ quan chức năng thuộc quận Cầu Giấy và UBND phường Yên Hòa trong việc xử lý vi phạm công trình xây dựng sai phép.

UBND phường Yên Hòa không kiên quyết áp dụng hoặc đề xuất với cấp có thẩm quyền áp dụng các biện pháp ngăn chặn có hiệu quả việc vi phạm của chủ đầu tư công trình, thực hiện một số trình tự thủ tục xử lý vi phạm chưa đúng với quy định của pháp luật...

"Căn cứ phân cấp quản lý cán bộ được quy định tại quy định số 04-QĐ/TU ngày 11/8/2021 của Thành ủy Hà Nội về quản lý cán bộ, phân cấp quản lý cán bộ và bổ nhiệm cán bộ, Ban Cán sự Đảng UBND TP báo cáo, đề xuất Thường trực Thành ủy, Ban Thường vụ Thành ủy chỉ đạo, giao Ủy ban Kiểm tra Thành ủy thực hiện kiểm tra, đánh giá, kết luận mức độ vi phạm, xem xét xử lý trách nhiệm đối với tập thể và cá nhân có liên quan theo thẩm quyền", Ban Cán sự Đảng UBND TP Hà Nội đề xuất.

Ngay sau khi Ban Cán sự Đảng UBND TP Hà Nội đề xuất, Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội đã vào cuộc, tuy nhiên đến nay đơn vị này vẫn chưa công khai kết luận mức độ vi phạm, xem xét xử lý trách nhiệm đối với tập thể và cá nhân có liên quan đến "vi phạm nghiêm trọng" liên quan đến biệt thự trên.

Nhìn nhận về sự việc, luật sư Hoàng Tùng (Đoàn luật sư TP Hà Nội) cho rằng, hành vi cố tình vi phạm của chủ công trình số 9, cũng như nhiều lần bất chấp quy định, quyết định của cơ quan chức năng cần phải được xử lý dứt điểm, đúng pháp luật. Không thể “hợp thức hóa” công trình vi phạm này, cơ quan chức năng cần phải giữ nghiêm kỷ cương, phép nước “cắt” toàn bộ phần sai phạm tại công trình.

Đề nghị điều chỉnh quy hoạch khu 5,2ha Yên Hòa
Liên quan đến khu 5,2ha Yên Hòa, mới đây, UBND TP Hà Nội vừa có báo cáo trả lời kiến nghị của cử tri trước kỳ họp thứ 10 HĐND thành phố, dự kiến diễn ra ngày đầu tháng 12/2022.
Theo đó, cử tri quận Cầu Giấy đề nghị xem xét điều chỉnh quy hoạch khu 5,2ha khu đô thị mới Yên Hòa (được lập và phê duyệt từ năm 2002 đến nay bộc lộ nhiều bất cập, không phù hợp với thực tế phát triển đô thị, tạo nên sự không đồng bộ trong khu vực) theo hướng nâng mật độ, tỉ lệ xây dựng để bảo đảm phù hợp với quy chuẩn xây dựng hiện hành.
Trả lời kiến nghị của cử tri, UBND TP Hà Nội cho biết khu đô thị mới Yên Hòa là một trong những khu đô thị được hình thành rất sớm, được UBND TP phê duyệt quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500 năm 2000.
Trong đó khu nhà ở 5,2ha thuộc khu đô thị mới Yên Hòa được thực hiện theo quyết định số 20/2000/QĐ-TTg ngày 3/2/2000 của Thủ tướng Chính phủ, hiện thuộc khu đô thị mới Yên Hòa, tổ dân phố số 26, phường Yên Hòa.
Ngày 16/8/2002, UBND TP có quyết định số 118/2002/QĐ-UB về việc phê duyệt quy hoạch tổng mặt bằng khu nhà ở 5,2ha tại khu đô thị mới Yên Hòa, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy để thực hiện dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật tạo quỹ đất ở, nhà ở phục vụ các đối tượng chính sách theo quyết định số 20/2000/QĐ-TTg ngày 3/2/2000 của Thủ tướng Chính phủ.
UBND TP Hà Nội cho biết, hiện khu nhà ở 5,2ha khu đô thị mới Yên Hòa đã xây dựng và đang sử dụng. Trong quá trình sử dụng tại đây có xảy ra vi phạm trật tự xây dựng.
Về các kiến nghị cụ thể của cử tri, UBND Hà Nội cho biết đang giao Sở Quy hoạch Kiến trúc chủ trì cùng Sở xây dựng, UBND quận Cầu Giấy rà soát, báo cáo quá trình xử lý vi phạm trật tự xây dựng và quy hoạch theo quy định nội dung điều kiện điều chỉnh quy hoạch theo Điều 47 Luật Quy hoạch đô thị và thực hiện theo quy trình quy định của Luật Quy hoạch đô thị.

“Chuồng cọp” quây kín HD Mon City: Vi phạm pháp luật sao?

Theo luật sư Hoàng Tùng, vi phạm trật tự xây dựng tại khu nhà phố thương mại HD Mon City cho thấy trách nhiệm quản lý của UBND phường Mỹ Đình 2 là vô cùng lỏng lẻo.

Thông tin về việc khu nhà phố thương mại HD Mon City thuộc dự án HD Mon City (phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) cơi nới thêm tầng, quây “chuồng cọp” để tăng diện tích sử dụng, phá quy hoạch có dấu hiệu vi phạm trật tự xây dựng mà báo Tri thức và Cuộc sống đã phản ánh đang nhận được sự quan tâm của dư luận.
“Chuong cop” quay kin HD Mon City: Vi pham phap luat sao?
Đa số các nhà phố thương mại trong khu nhà phố thương mại HD Mon City đều cơi nới, quây "chuồng cọp" nhằm tăng thêm diện tích sử dụng.
Bàn về vấn đề này, luật sư Hoàng Tùng - Trưởng Văn phòng luật sư Trung Hòa (Đoàn luật sư TP.Hà Nội) cho rằng, việc nhiều nhà phố thương mại trong khu nhà phố thương mại HD Mon City đã được chủ nhà cơi nới thêm những “chuồng cọp”, lợp tôn trên tầng thượng, hay làm song sắt phía trước cửa sổ như vậy đã biến các căn nhà trở nên “méo mó” so với thiết kế ban đầu.