Chàng trai có trái tim lồi dưới bụng

(Kiến Thức) - Anh Huang Rongming sống tại tỉnh Hà Nam, Trung Quốc được sinh ra với tình trạng tim bẩm sinh lồi ra ở dưới bụng khiến anh bị khó thở và mệt mỏi.

Vì tim nằm sai vị trí nên anh Huang phải nằm nhiều suốt 24 năm qua. Nếu anh đứng dậy, sẽ bị khó thở và người trở nên xanh xao. Từ bé, bố mẹ anh đã không cho anh chơi với bọn trẻ vì sợ bọn chúng có thể động vào trái tim anh và làm anh tử vong.
Huang Rongming vốn là công nhân tại một nhà máy, anh vừa trải qua cuộc đại phẫu để đưa trái tim lòi ra từ bụng trở về vị trí ngực. Anh là một trường hợp đặc biệt khiến bác sĩ kinh ngạc. Vì căn bệnh anh mắc phải là cực hiếm.
Dù biết con bị bệnh, nhưng vì quá nghèo nên bố mẹ anh Huang không thể đưa anh đi phẫu thuật. Anh đã phải sống chung với trái tim dưới bụng suốt 24 năm trời cho đến khi bác sĩ thông báo tình trạng của anh ngày càng xấu đi và cần phải được phẫu thuật khẩn cấp. Trước khi phẫu thuật, tim của anh có thể được nhìn rõ từ bụng và thấy nó đập mỗi khi bơm máu đi nuôi cơ thể.
Trái tim lồi ra từ bụng anh Huang.
 Trái tim lồi ra từ bụng anh Huang.
Đầu năm, anh đến khám bác sĩ, họ cho rằng sức khỏe của anh đang rất xấu cần phẫu thuật ngay lập tức với chi phí 200.000 nhân dân tệ. Câu chuyện của Huang đã thu hút giới truyền thông và chỉ trong 6 ngày anh đã nhận được tiền ủng hộ đủ để phẫu thuật.
Ca phẫu thuật thành công sau hơn 10 giờ. Bụng của anh bây giờ phẳng và tim được cố định ở ngực. Anh nói sau khi được phẫu thuật: Đó là một giấc mơ trở thành sự thật. Tôi sẽ sống một cuộc sống bình thường như mọi người khác.
Trước đó, dầu năm 2013, bé Audrina Cardenas, người Mỹ chào đời với trái tim lòi ra bên ngoài cơ thể thay vì nằm trong lồng ngực như bao em bé bình thường khác.
Sau khi phẫu thuật đưa tim vào ngực, bác sĩ đã thiết kế một chiếc áo đặc biệt bảo vệ ngực cô bé tránh nhiễm trùng sau phẫu thuật.

Khám phá từng cm trái tim người

Tim là một khối cơ rỗng, trọng lượng khoảng 300gr, được chia thành 4 buồng: 2 tâm nhĩ và 2 tâm thất. Tim phải chứa máu đỏ sẫm, nhiều cacbonic. Tim trái chứa máu đỏ tươi, nhiều khí oxi và chất dinh dưỡng. Mỗi bên được chia thành 2 ngăn, trên là tâm nhĩ, dưới là tâm thất, ở giữa có van nối thông với nhau.
Tim là một khối cơ rỗng, trọng lượng khoảng 300gr, được chia thành 4 buồng: 2 tâm nhĩ và 2 tâm thất. Tim phải chứa máu đỏ sẫm, nhiều cacbonic. Tim trái chứa máu đỏ tươi, nhiều khí oxi và chất dinh dưỡng. Mỗi bên được chia thành 2 ngăn, trên là tâm nhĩ, dưới là tâm thất, ở giữa có van nối thông với nhau.

Nhĩ phải và nhĩ trái, thành mỏng, nhận máu tĩnh mạch, đưa xuống thất; thất phải và thất trái, thành dày, bơm máu vào động mạch với áp lực cao. Hai tâm nhĩ ngăn cách nhau bởi vách liên nhĩ, hai tâm thất ngăn cách nhau bởi vách lên thất.
Nhĩ phải và nhĩ trái, thành mỏng, nhận máu tĩnh mạch, đưa xuống thất; thất phải và thất trái, thành dày, bơm máu vào động mạch với áp lực cao. Hai tâm nhĩ ngăn cách nhau bởi  vách liên nhĩ, hai tâm thất ngăn cách nhau bởi vách lên thất.

Hoạt động của tim, mạch luôn được điều hòa phù hợp với yêu cầu cung cấp máu cho hoạt động cơ thể bởi những yếu tố từ bên ngoài và yếu tố ngay tại tim.
Hoạt động của tim, mạch luôn được điều hòa phù hợp với yêu cầu cung cấp máu cho hoạt động cơ thể bởi những yếu tố từ bên ngoài và yếu tố ngay tại tim.

Một trái tim bình thường là một máy bơm rất khỏe, cường tráng với kích thước chỉ lớn hơn nắm tay một chút. Tim bơm máu liên tục thông qua hệ thống tuần hoàn máu.
Một trái tim bình thường là một máy bơm rất khỏe, cường tráng với kích thước chỉ lớn hơn nắm tay một chút. Tim bơm máu liên tục thông qua hệ thống tuần hoàn máu. 

Trung bình mỗi ngày tim "đập" (co và giãn) 100,000 lần. Trung bình trong 70 năm tim con người đập nhiều hơn 2.5 tỷ lượt. Mỗi ngày, tim luân chuyển 8 tấn máu.
Trung bình mỗi ngày tim "đập" (co và giãn) 100,000 lần. Trung bình trong 70 năm tim con người đập nhiều hơn 2.5 tỷ lượt. Mỗi ngày, tim luân chuyển 8 tấn máu.

Hệ thống tuần hoàn máu là một mạng lưới các mạch máu đàn hồi mang máu đi khắp cơ thể. Nó bao gồm tim, phổi, động mạch chủ, tiểu động mạch (động mạch chủ nhỏ) và mao mạch (các mạch máu rất bé).
Hệ thống tuần hoàn máu là một mạng lưới các mạch máu đàn hồi mang máu đi khắp cơ thể. Nó bao gồm tim, phổi, động mạch chủ, tiểu động mạch (động mạch chủ nhỏ) và mao mạch (các mạch máu rất bé). 

Hệ thống tuần hoàn máu bao gồm cả tiểu tĩnh mạch (các tĩnh mạch nhỏ) và các tĩnh mạch. Đây là những mạch máu nhỏ mang máu đã cạn ôxy và chất dinh dưỡng trở lại tim và phổi.
Hệ thống tuần hoàn máu bao gồm cả tiểu tĩnh mạch (các tĩnh mạch nhỏ) và các tĩnh mạch. Đây là những mạch máu nhỏ mang máu đã cạn ôxy và chất dinh dưỡng trở lại tim và phổi.

Việc tuần hoàn máu giúp mang ôxy và chất dinh dưỡng tới mọi cơ quan và mô của cơ thể, bao gồm cả tim. Nó còn thu lượm những cả những phế phẩm từ các tế bào trong cơ thể. Những phế phẩm này bị đào thải khi chúng được lọc ra ở thận, gan và ở phổi.
Việc tuần hoàn máu giúp mang ôxy và chất dinh dưỡng tới mọi cơ quan và mô của cơ thể, bao gồm cả tim. Nó còn thu lượm những cả những phế phẩm từ các tế bào trong cơ thể. Những phế phẩm này bị đào thải khi chúng được lọc ra ở thận, gan và ở phổi.

Dưới điều kiện bình thường, các van đưa máu chảy theo một hướng duy nhất. Máu lưu thông chỉ khi có sự chênh áp giữa các van là nguyên nhân làm chúng mở ra.
Dưới điều kiện bình thường, các van đưa máu chảy theo một hướng duy nhất. Máu lưu thông chỉ khi có sự chênh áp giữa các van là nguyên nhân làm chúng mở ra.

Mỗi van có một loạt các nắp (còn được gọi là các lá van hay mũi nhọn). Van hai lá có hai nắp. Những cái khác có ba nắp.
Mỗi van có một loạt các nắp (còn được gọi là các lá van hay mũi nhọn). Van hai lá có hai nắp. Những cái khác có ba nắp. 

Độ dày của các thành tim ở các buồng thay đổi tùy theo chức năng của nó. Thành cơ tim thất trái dày gấp hai đến bốn lần thành thất phải, do nó phải bơm máu với áp lực cao hơn để thắng sức cản lớn của tuần hoàn hệ thống.
Độ dày của các thành tim ở các buồng thay đổi tùy theo chức năng của nó. Thành cơ tim thất trái dày gấp hai đến bốn lần thành thất phải, do nó phải bơm máu với áp lực cao hơn để thắng sức cản lớn của tuần hoàn hệ thống.

Năng lượng cần thiết cho sự chuyển động của máu xuất phát từ thành cơ tim.
Năng lượng cần thiết cho sự chuyển động của máu xuất phát từ thành cơ tim.

 

 

Những mạch máu này mang ôxy và máu chứa chất dinh dưỡng đi khắp các bộ phận cơ thể.
Những mạch máu này mang ôxy và máu chứa chất dinh dưỡng đi khắp các bộ phận cơ thể.

Khi tiến trình hoạt động của tim bị gián đọan hoặc bị trục trặc thì sẽ gây các bệnh tim mạch, trầm trọng có thể bị tử vong. Những bệnh về tim gồm: đột quỵ, trụy tim, cao huyết áp, loạn nhịp tim, bệnh van tim, xơ cứng động mạch...
Khi tiến trình hoạt động của tim bị gián đọan hoặc bị trục trặc thì sẽ gây các bệnh tim mạch, trầm trọng có thể bị tử vong. Những bệnh về tim gồm: đột quỵ, trụy tim, cao huyết áp, loạn nhịp tim, bệnh van tim, xơ cứng động mạch...

Xét nghiệm khống: "Cháy nhà mới ra mặt... nhân bản"

(Kiến Thức) - Thực tế là, nếu không bị "chỉ tận tay, day tận mặt", các kết quả xét nghiệm đến bác sĩ cũng khó phát hiện đúng sai, nói gì đến người bệnh.

Tuy nhiên, niềm tin của người dân thật sự đổ vỡ khi hàng loạt vụ việc được phanh phui.
Sự việc hàng nghìn kết quả xét nghiệm ở bệnh viện đa khoa Hoài Đức bị giả mạo chưa nguội, thì thông tin một giáo sư nguyên là giám đốc một bệnh viên tư nhân phát hiện một vụ nhân bản kết quả xét nghiệm nước tiểu trong đợt khám bệnh cho một công ty tiếp tục làm dư luận bàng hoàng. Hài hước là, kết quả xét nghiệm được "nhân 8" lại là của một phụ nữ mang bầu. Kết quả "đen đủi" (hay măy mắn) này bị phát hiện khi ông giám đốc công ty tá hỏa vì tưởng nhân viên đồng loạt dính bầu, nhân viên ấm ức đi xét nghiệm lại mới "cháy nhà ra mặt... bệnh viện". 
Người bệnh khó có thể tự phát hiện kết quả xét nghiệm có vấn đề
 Người bệnh khó có thể tự phát hiện kết quả xét nghiệm có vấn đề
Nhiều người tố rằng họ đi khám bệnh ở các phòng khám, phòng xét nghiệm tư nhân, bệnh viện địa phương, nhận kết quả mắc bệnh nan y. Họ khóc mếu dắt nhau lên viện Trung ương khám lại với hi vọng còn nước còn tát thì mới té ngửa ra mình chẳng có bệnh gì trong người.

Những thông tin trên về sự gian dối của nhiều bệnh viện, phòng khám phòng xét nghiệm khiến người dân vô cùng hoang mang lo lắng.

Hàng loạt câu hỏi đặt ra: Người trong tình huống tương tự không biết mình có từng bị lừa dối như hàng nghìn bệnh nhân ở Hoài Đức? Kết luận bệnh tật có được từ kết quả xét nghiệm có chính xác hay không? Làm thế nào để có thể biết kết quả xét nghiệm của mình có vấn đề? Từ giờ biết đi xét nghiệm ở đâu cho chuẩn?...
“Hầu như các kết quả xét nghiệm bệnh nhân đưa tới đều có sai số”
Trao đổi với phóng viên Kiến Thức, bác sĩ Bạch Quốc Khánh- PGĐ Viện Huyết học và Truyền máu TƯ cho biết: “Thực tế hiện nay ở hầu hết các bệnh viện, khi người bệnh vào khám bệnh thường được bác sĩ chỉ định làm các xét nghiệm. Bởi lẽ, qua kết quả xét nghiệm, bác sĩ có cơ sở để chẩn đoán bệnh đúng hơn, chính xác hơn và phát hiện được bệnh sớm hơn.

Do đó, các kết quả xét nghiệm này đòi hỏi phải rất chính xác. Nếu các xét nghiệm mà lai bị cố tình làm sai lệch là không thể chấp nhận được. Vì hậu quả của nó là rất nặng nề và nghiêm trọng. 

Với các loại bệnh khác nhau nhưng lại dùng chung một kết quả xét nghiệm thì hậu quả khó lường. Do kết quả sai lệch đó, các bác sĩ không thể chẩn đoán đúng bệnh, dẫn đến điều trị sai, có thể nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân”.

Theo bác sĩ Khánh trong quá trình khám chữa bệnh, ông chưa gặp phải trường hợp người bệnh không có bệnh nhưng bị xét nghiệm nhầm thành có hay có bệnh mà bị xét nghiệm nhầm thành không. Tuy nhiên vẫn có sự chênh lệch nhất định giữa kết quả xét nghiệm của bệnh nhân thực hiện ở các viện địa phương, các phòng khám, phòng xét nghiệm tư nhân với kết quả xét nghiệm của Viện Huyết học.

Thạc sỹ Bạch Quốc Khánh Trưởng khoa Điều trị tích cực và chống độc – Phó Giám đốc Viện HH – TMTƯ
 Thạc sỹ Bạch Quốc Khánh Trưởng khoa Điều trị tích cực và chống độc – Phó Giám đốc Viện HH – TMTƯ

Ông Khánh lý giải: “Những sai số giữa các kết quả xét nghiệm của bệnh viện này với bệnh viện kia chỉ là những sai số nhỏ. Các chỉ số chỉ thay đổi một chút và không ảnh hưởng tới kết quả khám chữa bệnh.

Tôi đơn cử với xét nghiệm máu những chỉ số xét hoàn toàn có thể thay đổi và khác nhau nếu thời điểm lấy máu khác nhau, quá trình bảo quản, chạy máy thậm chí thao tác lắc máu sau khi lấy máu.

Nếu việc lấy mẫu không đúng cách, hay vận chuyển, bảo quản mẫu không đảm bảo, hoặc máy quay ly tâm không được kiểm tra, không chuẩn thì sẽ đưa đến sai số trong xét nghiệm. Khi thực hiện phân tích, làm xét nghiệm... nếu như hóa chất có vấn đề cũng sẽ có nguy cơ làm sai số. Rồi tới gia đoạn sau xét nghiệm gồm xuất kết quả xét nghiệm, xem xét biện luận, trả kết quả... bị sai cũng làm sai số.
Một giờ trước mình lấy máu để xét nghiệm nhưng 1 giờ sau mình lấy máu xét nghiệm lại đã có sai số rồi.
Đặc biệt những người có bệnh về máu khoảng cách của 2 xét nghiệm chỉ cách nhau 1 tuần thôi đã khác nhau một trời một vực rồi. Những chỉ số sẽ thay đổi rất nhanh với khoảng cánh lớn. Những khác biệt đó là bình thường, thể hiện đúng tình trạng người bệnh và diễn biến của bệnh”.
Người bệnh không thể tự phát hiện kết quả xét nghiệm có vấn đề
Theo ông Khánh sẽ rất khó để bệnh nhân có thể biết được kết quả xét nghiệm của mình là đúng hay sai, có bị nhân bản hay không. Ngay cả bác sĩ nếu chỉ xem kết quả xét nghiệm mà chưa biết tình trạng của người bệnh thì khó có thể phát hiện được.

Thực tế hiện nay nhiều bệnh viện tư nhân, phòng khám, phòng xét nghiệm tư nhân và nhiều bệnh viện địa phương, các loại máy móc phục vụ xét nghiệm cũ kĩ, các kĩ thuật viên thiếu kinh nghiệm nên việc thực hiện xét nghiệm không được chuẩn xác.

Nếu có nghi ngờ về kết quả xét nghiệm thì người bệnh vẫn nên đi xét nghiệm lại. Nếu liên quan tới máu thì có thể mang tới viện huyết học và truyền máu để thực hiện.

Bác sĩ Khánh cho biết, Bộ Y tế đang thực hiện thí điểm kiểm chuẩn chất lượng xét nghiệm ở Hà Nội (ĐH Y Hà Nội) và TP.HCM. Đây sẽ là đầu mối kiểm tra lại kết quả xét nghiệm của các bệnh viện nếu có nghi ngờ. Các điểm kiểm chuẩn sẽ đưa ra mẫu chuẩn để so sánh với kết quả xét nghiệm của bệnh viện, từ đó đánh giá nguyên nhân không chuẩn là do đâu.