Căn bệnh kỳ lạ khiến cậu bé có 31 ngón tay chân

Ngay từ khi sinh ra, Hong Hong (Trung Quốc) đã có tới 15 ngón tay và 16 ngón chân do mắc phải chứng Polydactylism di truyền từ người mẹ.

Năm 2016, Hong Hong, ở Nhạc Dương, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc, sinh ra với tổng cộng 31 ngón tay chân. Đặc biệt, cậu bé có hai lòng bàn tay trên mỗi tay và không có ngón cái.
Theo tờ CBS News, mẹ của Hong Hong cũng mắc hội chứng nhiều ngón, cô có 6 ngón trên một bàn tay. Vì vậy, khi mang thai, cô đã đi kiểm tra kỹ càng tại nhiều bệnh viện ở thành phố Thâm Quyến vì sợ dị tật có thể di truyền cho con. Nhưng kết quả siêu âm trong nửa thai kỳ không phát hiện bất kỳ dị tật nào.
Can benh ky la khien cau be co 31 ngon tay chan
Ngay từ khi sinh ra, Hong Hong đã có 15 ngón tay và 16 ngón chân. Ảnh: Cbsnews. 
Các bác sĩ chẩn đoán Hong Hong mắc Polydactylism, chứng bẩm sinh gây dị tật thừa ngón tay và ngón chân, có thể xảy ra ở người hoặc một số loài động vật như chó, mèo. Theo Tổ chức Chăm sóc Sức khỏe Atlanta (Georgia), dị tật thừa ngón không phải bệnh hiếm gặp, có thể xảy ra ở 1/1.000 trẻ. Thông thường, các ngón thừa sẽ được phẫu thuật cắt bỏ, nhưng chi phí rất đắt.
Các bác sĩ đã đưa ra những lời khuyên khác nhau cho gia đình, một số nói rằng các phẫu thuật phức tạp hơn nhiều vì Hong Hong đòi hỏi không chỉ loại bỏ các ngón tay và ngón chân phụ, mà còn cần xây dựng lại ngón tay cái.
Người đàn ông lập kỷ lục thế giới khi có 28 ngón tay chân
Năm 2014, Sách Kỷ lục Guinness Thế giới ghi nhận Devendra Suthar, thợ mộc 46 tuổi, ở Ấn Độ, là người có nhiều ngón nhất thế giới. Suthar có 14 ngón tay và 14 ngón chân.
Các bác sĩ cho biết Suthar cũng mắc phải căn bệnh Polydactylism. Dù tình trạng này không ảnh hưởng quá nhiều tới cuộc sống của mình, anh luôn phải cẩn thận khi sử dụng cưa và búa. "Tôi là thợ mộc và làm việc chủ yếu với cưa cũng như búa. Nhiều ngón tay và chân hơn người khác đương nhiên gây cho tôi những rắc rối. Tuy nhiên, tôi xem chúng như là sự may mắn và không muốn cắt bỏ đi", Suthar chia sẻ.
Can benh ky la khien cau be co 31 ngon tay chan-Hinh-2
Suthar từng được ghi danh trong Sách Kỷ lục Guinness Thế giới với danh hiệu "người có nhiều ngón nhất thế giới". Ảnh: Telegraph. 
Rất nhiều người đến từ khắp nơi trên Ấn Độ đã đến nhà của Devendra Suthar với mong muốn tận mắt chứng kiến "dị nhân” này.
“Mọi người đối xử với tôi như một người nổi tiếng. Họ đến để tận mắt nhìn những ngón tay và chân thừa của tôi. Điều này khiến tôi cảm thấy rất đặc biệt. Nhiều đứa trẻ cười thích thú khi nhìn thấy tôi làm trò với các ngón tay”, ông Suthar nói.
Gia đình nổi tiếng với di truyền 24 ngón tay chân
Gia đình Da Silva gồm 14 người sinh sống ở thị trấn Aguas Claras, Brasic (Brazil). Tất cả 14 thành viên trong gia đình đều sinh ra với 12 ngón tay và 12 ngón chân. Trong nhiều trường hợp mắc Polydactylism, các ngón tay chân thừa đều không sử dụng được, gia đình Da Silva rất may mắn lại có thể dùng chúng trong hoạt động thường ngày.
Joao de Assis Da Silva, 14 tuổi, sử dụng những ngón tay phụ để chơi guitar. Trong khi đó, em họ của Joao, Maria Morena, 8 tuổi, có thể chơi piano bằng 6 ngón tay dễ dàng hơn. "Có 6 ngón tay giúp tôi cầm bóng dễ dàng hơn, chúng cũng to hơn người khác. Mọi người ở Brazil đều yêu bóng đá và muốn trở thành cầu thủ nổi tiếng khi lớn lên", Joao cho biết.
Mỗi đứa bé sinh ra trong nhà Da Silva đều được bố mẹ mong đợi có thể thừa hưởng di truyền 6 ngón của gia đình. Điều đó là niềm tự hào, truyền thống trong nhà. "Đây là dấu hiệu riêng của gia đình mà không ai có được, một thứ khiến các thành viên trong nhà trở nên nổi bật giữa đám đông", Alessandro, một thành viên trong gia đình, tự hào chia sẻ.
Can benh ky la khien cau be co 31 ngon tay chan-Hinh-3
Các thành viên trong gia đình Da Silva đều có 12 ngón tay. Ảnh: Independent.Dị tật thừa ngón bẩm sinh là chứng bệnh gì? 
Theo Medical News Today, Polydactylism là tình trạng một người được sinh ra có thêm ngón tay chân trên một hoặc cả hai bàn tay và bàn chân của họ.
Polydactylism có thể xuất hiện ở nhiều dạng:
- Khối u nhỏ, nổi lên của mô mềm, không chứa xương (gọi là nubbin)
- Một phần ngón tay hoặc ngón chân hình thành có chứa xương nhưng không có khớp
- Ngón tay hoặc ngón chân hoạt động đầy đủ với các mô, xương và khớp.
Polydactylism có thể di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Hình thức này xảy ra trong sự cô lập, có nghĩa là một người có thể không gặp bất kỳ triệu chứng nào liên quan. Khi không phải là di truyền, Polydactylism có thể xảy ra do sự thay đổi gen của thai nhi trong bụng mẹ.
Ngoài ra, một số bằng chứng cho thấy yếu tố môi trường đóng vai trò trong các trường hợp mắc Polydactylism. Nghiên cứu năm 2013 khảo sát 459 trẻ em ở Ba Lan mắc chứng bệnh này (không do yếu tố di truyền) cho thấy nó xảy ra nhiều ở trẻ có mẹ mắc bệnh tiểu đường, nhẹ cân khi sinh, mẹ bị nhiễm trùng đường hô hấp trong 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ bị tiền sử động kinh.
Đối với việc điều trị Polydactylism, phẫu thuật là phương pháp phổ biến được khuyến khích. Nó không chỉ loại bỏ các khiếm khuyết, mà còn tạo ra tính thẩm mỹ cho bàn tay hoặc bàn chân. Ở hầu hết trường hợp, các ngón thừa được loại bỏ trước khi trẻ 2 tuổi. Điều này giúp trẻ biết cách sử dụng bàn tay và đi vừa giầy. Người lớn mắc Polydactylism được phẫu thuật để cải thiện vẻ ngoài hoặc chức năng của tay và chân.

Vi khuẩn ăn thịt người “thịt” bao người, lây như nào?

(Kiến Thức) - Một bệnh nhân nữ bị vi khuẩn "ăn thịt người" ăn mất cánh mũi, ở Hà Tĩnh có bệnh nhân bị vi khuẩn ăn mất ngón chân. Tuy nhiên, Bộ Y tế đã đưa ra khuyến cáo bệnh Whitmore khó lây truyền từ người sang người.

Vi khuan an thit nguoi “thit” bao nguoi, lay nhu nao?

Số trường hợp bị vi khuẩn "ăn thịt người” tấn công có dấu hiệu gia tăng, đặc biệt vào tháng 7-11 là thời điểm mưa nhiều hàng năm. Ảnh minh họa.

Vi khuan an thit nguoi “thit” bao nguoi, lay nhu nao?-Hinh-2
Ngày 15/9, Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên cho hay, bệnh viện vừa tiếp nhận và điều trị cho một nam bệnh nhân tên là M.V.D (45 tuổi trú tại La Hiên, Võ Nhai, Thái Nguyên) bị mắc bệnh Whitmore (hay còn gọi là vi khuẩn “ăn thịt người"). Ảnh: Infonet.
Vi khuan an thit nguoi “thit” bao nguoi, lay nhu nao?-Hinh-3
Bệnh nhân bị bừa đâm vào mặt ngoài gối phải, đã vệ sinh và khâu vết thương, sau đó vết thương sưng nề, chảy dịch, vào viện chẩn đoán vết thương nhiễm trùng gối phải. Bệnh nhân được hội chẩn khoa Bệnh Nhiệt đới và điều trị kháng sinh theo phác đồ điều trị bệnh Whitmore. Sau 3 tuần, vết thương vùng gối phải khô, liền sẹo tốt, bệnh nhân ra viện tiếp tục điều trị kháng sinh duy trì theo phác đồ. Ảnh minh họa.
Vi khuan an thit nguoi “thit” bao nguoi, lay nhu nao?-Hinh-4
Ngày 12/9, ông Hoàng Quang Trung, Giám đốc Bệnh viện (BV) đa khoa tỉnh Hà Tĩnh, cho biết BV vừa chuyển tuyến cho bệnh nhân Đ.X.H (61 tuổi, ngụ TT.Cẩm Xuyên, H.Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) bị nhiễm vi khuẩn “ăn thịt người” ra BV Bạch Mai (Hà Nội) để tiếp tục điều trị. Ảnh: Tuổi trẻ.
Vi khuan an thit nguoi “thit” bao nguoi, lay nhu nao?-Hinh-5
Trước đó, sáng 9/9, ông H. được người thân đưa vào nhập viện tại Khoa Nội tiết, BV đa khoa tỉnh Hà Tĩnh trong tình trạng sốt cao, 2 ngón bàn chân phải sưng, chảy dịch. Tại đây, các bác sĩ lấy máu của bệnh nhân nuôi cấy và cho kết quả dương tính với vi khuẩn “ăn thịt người” Burkholderia Pseudomallei (bệnh Whitmore). Đến chiều 12/9, các bác sĩ thấy ông H. có dấu hiệu bệnh nặng thêm nên đã chuyển bệnh nhân ra BV Bạch Mai. Ảnh minh họa.
Vi khuan an thit nguoi “thit” bao nguoi, lay nhu nao?-Hinh-6
Thông tin từ Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An cho biết, từ tháng 7-9/2019, bệnh viện đã phát hiện và điều trị cho 3 trẻ mắc bệnh Whitmore. Theo đó, 3 bệnh nhân gồm em Nghiêm Thanh T. (SN 2005, trú huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh), em Hoàng Văn Cao (SN 2009, trú huyện Thanh Chương, Nghệ An) và em Nguyễn Công H. (SN 2010, trú huyện Yên Thành, Nghệ An). Ảnh: Vietnamnet.
Vi khuan an thit nguoi “thit” bao nguoi, lay nhu nao?-Hinh-7
Lúc nhập viện, 3 bệnh nhi đều bị áp xe viêm tuyến nước bọt màng tai. Khi cấy mủ, xét nghiệm máu thì phát hiện dương tính với Whitmore. Sau khi được điều trị 50 ngày, em T. đã xuất viện, còn 2 em C. và H. hiện vẫn đang theo dõi và điều trị tại Khoa Tai Mũi Họng, BV Sản Nhi Nghệ An. Ảnh: Internet.
Vi khuan an thit nguoi “thit” bao nguoi, lay nhu nao?-Hinh-8
Hồi tháng 8 gần đây, Trung tâm Bệnh nhiệt đới, BV Bạch Mai đã điều trị cho trường hợp nữ bệnh nhân quê ở Thanh Hoá bị whitmore ăn cụt cánh mũi. Đây là trường hợp bệnh nhân nữ đầu tiên mắc whitmore. Ảnh: Lao động.
Vi khuan an thit nguoi “thit” bao nguoi, lay nhu nao?-Hinh-9
Trước đó, bệnh nhân được tuyến dưới chẩn đoán nhiễm trùng do tụ cầu nhưng khi bác sĩ BV Bạch Mai cấy mủ, phát hiện dương tính với whitmore. Theo đó, bệnh nhân được điều trị tấn công bằng phác đồ đặc hiệu với kháng sinh phối hợp. Sau khi tình trạng toàn thân ổn định, bệnh nhân tiếp tục được điều trị kháng sinh kéo dài kết hợp với các liệu pháp điều trị của chuyên khoa tai mũi họng: Rửa vết thương, kiểm soát và xử lý các tổn thương tại mũi – họng. Ảnh: Internet.
Vi khuan an thit nguoi “thit” bao nguoi, lay nhu nao?-Hinh-10
Rất may bệnh nhân chỉ tổn thương da ở cánh mũi, chưa tổn thương xương. Sau 2 tuần điều trị, vết thương đã hết mủ và đang ăn da non. Tuy nhiên, bệnh nhân cần tiếp tục giai đoạn duy trì bằng thuốc và điều trị trung bình ít nhất 3 tháng nữa để tránh tái phát vì nếu bị lại, tỉ lệ tử vong rất cao. Ảnh: Internet.
Vi khuan an thit nguoi “thit” bao nguoi, lay nhu nao?-Hinh-11
Đây là bệnh ít gặp, không gây thành dịch, nhưng bệnh cảnh thường tiến triển nặng, có tỉ lệ tử vong cao, đặc biệt ở những người mắc bệnh mãn tính. Ảnh: Internet.
Vi khuan an thit nguoi “thit” bao nguoi, lay nhu nao?-Hinh-12
Bộ Y tế cũng đưa ra khuyến cáo bệnh Whitmore khó lây truyền từ người sang người. Dù vậy, mọi người vẫn cần thận trọng, hạn chế tiếp xúc với đất hoặc nước bùn, đặc biệt là những nơi bị ô nhiễm nặng để tránh mắc bệnh Whitmore. Ảnh: Internet. 

Video "Các thực phẩm chống độc siêu hạng". Nguồn: VTC.

BossMen “nổ” công dụng quá đà: Quảng cáo “láo” thì nên tẩy chay?

(Kiến Thức) - Việc quảng cáoTPCN/TPBVSK bổ dương gây hiểu nhầm như thuốc sinh lý nam đang tràn lan trên mạng dẫn đến nguy cơ khó lường đối với sức khỏe. Nhiều người cho rằng một sản phẩm quảng cáo “láo” như Bossmen, tốt nhất nên tẩy chay.