Cắm cành hồng vào củ khoai tây, 1 tuần sau ai nấy đều bất ngờ

Dùng khoai tây để trồng hoa hồng nghe có vẻ lạ lẫm. Tuy nhiên, đây là cách trồng hoa hồng cực đơn giản, không tốn kém mà lại hiệu quả.

Khoai tây không chỉ là thực phẩm giàu dinh dưỡng mà khoai tây cung cấp một lượng các chất dinh dưỡng và độ ẩm để tăng tỷ lệ thành công khi giâm cành, cho phép cây hoa hồng ghép phát triển rễ khỏe mạnh. Khi khoai tây thối dần, nó lại trở thành một loại phân bón.
Nếu bạn có một chiếc cây đặc biệt yêu thích và muốn nhân giống thành cây thứ 2, thứ 3,... thì hãy cân nhắc đến việc sử dụng một củ khoai tây. Phương pháp giâm cành hoa hồng bằng khoai tây này dễ dàng cả với những người mới làm vườn và hấp dẫn với những ai muốn tiết kiệm tiền bạc, chi phí.
Cách trồng hoa hồng với 1 củ khoai tây
- Nguyên liệu:
Hoa hồng có cành dài (loại bạn muốn trồng)
Một vài củ khoai tây
Một chiếc chậu trồng hoa, hoặc một chiếc xô nhỏ.
Một chai nhựa bỏ đi
Đất trồng, phân bón,…
Chỉ với vài cành hoa hồng và khoai tây bạn sẽ có một góc ban công đẹp mê ly.
Cam canh hong vao cu khoai tay, 1 tuan sau ai nay deu bat ngo
- Cách làm
Bước 1: Chuẩn bị cành hồng
Cắt bỏ những nụ hoa đã tàn. Sau đó bạn cắt bỏ toàn bộ lá và gai ở phần nửa thân dưới, phần trên thì có thể để lại hoặc tỉa sạch hoàn toàn.
Phần gốc cành, cắt chéo một góc 45 độ. Chú ý nên trồng hồng ngay lập tức sau khi cắt cành.
Sau khi cắt cành sử dụng thuốc kích rễ để phết vào gốc cành trước khi cắm vào củ khoai tây để kích thích và bảo vệ rễ. Ngoài ra, bạn nên nhúng gốc cành vào bột quế nhằm ngăn ngừa thối rễ.
Bước 2: Chuẩn bị đất trồng
Xới đất cho tơi và tưới thêm nước cho đủ ẩm. Đào một hố vừa đủ trong chậu để trồng vừa quả khoai tây.
Bước 3: Trồng cây
Cam canh hong vao cu khoai tay, 1 tuan sau ai nay deu bat ngo-Hinh-2
Dùng tuốc-nơ-vít đục một lỗ trên củ khoai tây sao cho vừa vặn với đường kính cành hồng của bạn. Chú ý tất cả các dụng cụ đều phải rửa sạch trước khi sử dụng.
Cắm cành hồng vào củ khoai tây đã đục lỗ, chú ý không làm nát gốc của cành. Sau đó, trồng khoai vào hố, vun đất vừa đủ để vùi hết củ khoai, chỉ để lộ phần cành tiếp xúc với khoai lên trên.
Bước 4: Làm nhà kính cho cây
Việc tạo một nhà kính mini từ chai nhựa như vậy sẽ giúp nhiệt độ và độ ẩm được ổn định, không bị ảnh hưởng nhiều bởi thời tiết bên ngoài.
Bước 5: Dùng các sản phẩm kích thích, bảo vệ rễ
Đây là một bước rất quan trọng. Rất nhiều người làm vườn đã chia sẻ rằng cây hồng giâm cành của họ không lên mà lại phát triển khoai tây, thậm chí ra củ mới. Bạn cần sử dụng thuốc kích rễ để phết vào gốc cành trước khi cắm vào củ khoai tây.
Ngoài ra, bạn cũng cần nhúng gốc cành vào bột quế. Quế là một tác nhân chống vi khuẩn tự nhiên nhằm ngăn ngừa thối rễ do độ ẩm liên tục.
Với cách làm như vậy, sau 1 tuần, khi rễ cây đã cứng cáp là bạn có thể chuyển cây ra trồng trong vườn và chăm sóc như bình thường.
Lưu ý cách chăm sóc cây hoa hồng trồng với khoai tây
- Cành nhân giống tốt là những cành thẳng (không bị cong), tươi khỏe (có thể bẻ gẫy những chiếc gai bằng tay) và mới mọc trong vòng 1 năm. Sau khi cắt cành nên sử dụng ngay lập tức để đạt được hiệu quả tốt nhất, hoặc nếu chưa giâm cành ngay thì cần bọc vào trong túi đá.
- Đặt chậu cây ở nơi râm mát, không có ánh nắng mặt trời trực tiếp.
- Mỗi ngày, bạn tưới vừa đủ ẩm đất và nhấc chai nhựa ra vài phút để vết ghép thoáng khí.
- Chú ý trong quá trình chăm sóc tránh chạm vào cành để cây ổn định rễ.
- Sau khoảng vài ngày, cây đã cứng cáp có thể di chuyển ra vị trí có nhiều ánh sáng hơn, tuy nhiên vẫn không được để dưới nắng trực tiếp và hàng ngày vẫn phải tưới vừa đủ nước vì hồng luôn cần đất ẩm để có thể phát triển tốt nhất.

Đàn ông có 2 đặc điểm này, thận khỏe sinh lý tốt

Đàn ông có sinh lý mạnh mẽ trên cơ thể sẽ có hai đặc điểm dễ nhận biết là tóc đen bóng và xương, răng chắc khoẻ.

Dan ong co 2 dac diem nay, than khoe sinh ly tot
Là nơi chuyển hóa và lọc chất độc của cơ thể, thận rất quan trọng đối với sức khỏe, một khi có vấn đề thì mắt thường khó có thể phát hiện được. Vì vậy, làm tốt công việc bổ thận tráng dương là vô cùng quan trọng, đặc biệt là đối với các bạn nam. (Ảnh minh họa)

Ngày 14/1: Có 16.040 ca mắc COVID-19, Hà Nội lần đầu vượt mốc 3.000 ca

Bản tin dịch COVID-19 ngày 14/1 của Bộ Y tế cho biết có 16.040 ca mắc COVID-19 tại 62 tỉnh, thành phố; Hà Nội lần đầu vượt mốc 3.000 ca.

Thông tin các ca mắc COVID-19 mới:

TP HCM phát hiện một bệnh nhân 82 tuổi nhiễm biến chủng Omicron

Biến chủng Omicron: Người phụ nữ cao tuổi được phát hiện nhiễm biến chủng Omicron sau khi nhập cảnh và có nhiều bệnh lý nền như đái tháo đường, ung thư.

Bệnh nhân nhiễm biến chủng Omicron thứ 13 tại TP.HCM là người nhập cảnh từ Mỹ về sân bay Tân Sơn Nhất. Sau khi test nhanh dương tính với SARS-CoV-2 tại sân bay, bệnh nhân được đưa về cách ly tại Bệnh viện dã chiến số 12 (An Khánh, TP Thủ Đức).

Tại bệnh viện dã chiến, các bác sĩ kiểm tra phát hiện bà có nhiều bệnh lý nền phức tạp như đái tháo đường, thiếu máu cơ tim, ung thư máu giai đoạn cuối. Do lo ngại tình trạng bệnh lý nền, Bệnh viện dã chiến số 12 đã chủ động chuyển bệnh nhân sang Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM để điều trị.