Cách loại bỏ thuốc trừ sâu trên trái cây, rau củ

Nhiều bà nội trợ truyền tai nhau kinh nghiệm làm sạch rau quả tại nhà bằng những nguyên liệu dễ tìm.

Ngâm trong nước pha giấm
Giấm là một cách khác để loại bỏ dư lượng từ trái cây và rau quả. Một số gợi ý rằng nên pha dung dịch gồm 4 phần nước với 1 phần giấm trong khoảng 20 phút, tuy nhiên cũng có thể dùng giấm đậm đặc để ngâm nhằm loại bỏ triệt để thuốc trừ sâu.
Giấm cũng có thể loại bỏ nhiều loại vi khuẩn có thể tìm thấy trên thực phẩm. Tuy nhiên, đối với loại trái cây có vỏ mỏng, chẳng hạn như quả mọng, việc ngâm trong nước giấm có thể gây ảnh hưởng đến vỏ ngoài của thực phẩm.
Cach loai bo thuoc tru sau tren trai cay, rau cu
 Mẹo 'khử' thuốc trừ sâu trên trái cây, rau củ. Ảnh minh họa
Ngâm nước muối
Nghiên cứu cho thấy rằng ngâm trái cây và rau quả trong dung dịch nước muối 10% trong 20 phút sẽ loại bỏ hầu hết dư lượng của bốn loại thuốc trừ sâu phổ biến nhất.
Làm sạch rau củ quả bằng dung dịch baking soda và nước
28 gr baking soda với gần 3 lít nước là một cách khác để rửa sạch thuốc trừ sâu. Ngâm rau củ quả trong 12-15 phút trong dung dịch, sau đó rửa sạch lại bằng nước.
Làm sạch bằng bột nghệ
Do đặc tính khử trùng mạnh mẽ, nghệ cũng có thể được sử dụng để loại bỏ vi trùng và thuốc trừ sâu trên rau củ hiệu quả. Chỉ cần cho 5 thìa nhỏ bột nghệ vào một chậu nước sôi (tùy vào lượng hoa quả cần ngâm), khuấy đều và để chậu nước nghệ nguội hẳn. Sau đó, cho trái cây và các loại rau vào ngâm trong vòng 15 phút. Rửa sạch lại lần nữa với nước sạch là được.
Cach loai bo thuoc tru sau tren trai cay, rau cu-Hinh-2
Ảnh minh họa. 
Ánh nắng mặt trời
Ánh nắng có thể làm cho lượng thuốc trừ sâu trên rau bị phá vỡ, phân giải. Để rau dưới ánh nắng mặt trời 5 phút, lượng thuốc trừ sâu tàn lưu trên rau như thủy ngân hữu cơ, clo hữu cơ giảm được khoảng 60%.
Rửa bằng nước ấm
Rửa trái cây và rau củ bằng nước ấm khoảng 40-50°C, sau đó rửa lại bằng nước lạnh. Nước ấm có thể giúp hòa tan một số loại thuốc trừ sâu, tuy nhiên không nên sử dụng nước quá nóng để tránh làm hỏng thực phẩm.
Lưu ý:
Trái cây và rau củ cần được rửa kỹ trước khi ăn, ngay cả khi chúng được quảng cáo là hữu cơ.
Rửa sạch bằng nước sạch sau khi sử dụng bất kỳ phương pháp nào trên để đảm bảo loại bỏ hoàn toàn các chất dư thừa.

Những loại rau mùa hè “ngậm” nhiều hóa chất nhất chợ

Nhiều người không ngại phun thuốc kích thích tăng trưởng khiến rau "lớn nhanh như thổi". Do đó đi chợ bỏ túi mẹo hay sau để chọn được rau ngon không "ngậm" hóa chất.

Những loại rau dễ "tắm" hóa chất

oại rau này quen thuộc trong bữa cơm mọi nhà nhưng đây cũng ;là loại rau bị "tắm" nhiều thuốc trừ sâu nhất. Đây là loại rau thu hút nhiều sâu bọ khi trồng trên đất. Vì vậy, các chủ vườn thường tăng cường tưới thuốc trừ sâu, phân đạm cho rau vào khoảng thời gian trước khi thu hoạch. Điều này rất nguy hiểm vì khi đưa vào sử dụng, dư lượng phân bón, thuốc trừ sâu trong rau còn cao do không có đủ thời gian để phân hủy.

Loại rau dại được ca ngợi là “cỏ tiên” dưỡng nhan, giảm mỡ máu

Ngày xưa, loại rau này được ca ngợi là "cỏ tiên" và là báu vật thiên nhiên, là một loại rau rừng được người dân vô cùng yêu thích.

Đây là loại rau dại tươi ngon được mong đợi trong mùa đông: Tề thái. Loại rau này còn có các tên gọi như cải dại, tề thái hoa, địa mễ thái, tên khoa học Capsella bursa pastoris (L.) Medic thuộc họ Chữ thập Brassicaceae (Cruciferae).

Cây mọc hoang ở miền Bắc Việt Nam, nhiều nhất ở vùng Sapa (Lào Cai), Ninh Bình, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Tây, Hà Nội, thường thấy trên các bãi hoang.

Loại rau trước mọc hoang trong rừng giờ thành hàng đặc sản, kiếm bộn tiền

Vốn là một loại cây dại, rau dớn giờ được coi là một đặc sản, có tác dụng giải nhiệt, lợi tiểu, ngăn ngừa bệnh lý và rất tốt cho phụ nữ mang thai... Nhiều người đã áp dụng mô hình trồng rau dớn, cho hiệu quả kinh tế cao.

Công dụng của rau dớn

Theo trang thông tin của Bệnh viện Đa khoa quốc tế Vinmec, cây rau dớn là một loại cây thân mềm thuộc họ dương xỉ có nguồn gốc từ châu Á, cây rau dớn mọc chủ yếu ở các khu rừng nhiệt đới và cận nhiệt đới, có thể sống rải rác ở vùng sườn núi, bờ biển hoặc miệng núi lửa. Ở Việt Nam, cây rau dớn chủ yếu mọc ở các tỉnh miền núi như Cao Bằng, Lai Châu, Hà Giang, Lào Cai...