Cách giữ chất dinh dưỡng trong khi chế biến thực phẩm

Rau củ chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, nhưng nếu không biết cách chế biến, một số chất dinh dưỡng quan trọng sẽ bị mất đi. Dưới đây là những cách để bạn lưu giữ được chất dinh dưỡng khi chế biến thực phẩm.

Cach giu chat dinh duong trong khi che bien thuc pham
Hấp là lựa chọn tốt nhất để giữ chất dinh dưỡng trong rau củ - Ảnh: Internet 
Hấp là chọn lựa tốt
Khi hấp, rau củ, vitamin sẽ không bị tan vào nước. Nhiệt độ khi hấp cũng thấp hơn nhiệt độ nước khi luộc nên sự phá hủy dinh dưỡng cũng được hạn chế.
Tuy nhiên, vì món hấp thường không được chế biến cùng chất béo nên một số vitamin và khoáng chất sẽ khó được cơ thể tổng hợp hơn. Thế nên, giải pháp trong tình huống chế biến thực phẩm này là hãy cho thêm dầu ô liu hoặc dầu dừa vào để tăng cường sự hấp thu chất dinh dưỡng.
Giữ nguyên trạng (không cắt nhỏ hoặc nghiền nát) một số loại cải
Có một nguyên tác để các bà nội trợ có thể dễ dàng đánh giá xem loại rau nào việc ăn sống sẽ tốt hơn nấu chín đó là dựa vào thành phần các chất dinh dưỡng như:
Vitamin C: Loại vitamin này có chứa nhiều trong loại rau màu xanh lá cây, súp lơ xanh, cam, khoai tây, bắp cải và đặc biệt là trog ớt đỏ. Vitamin C dễ dàng bị phân hủy dưới nhiệt độ cao.
Vitamin B: rất cần thiết đối với sức khỏe, Nếu thiếu chất này, cơ thể sẽ bị suy yếu, khiến phát sinh một số bệnh tật nguy hiểm. Loại vitamin này thường chứa nhiều trong súp lơ xanh, dưa chuột và nấm. Cũng giống như vitamin C, vitamin B có thể bị mất khi sôi, vì nó là chất hòa tan trong nước.
Enzyme: Các enzyme trong thực phẩm không có tác dụng về tiêu hóa. Tuy nhiên, chúng có ích lợi khác cho cơ thể. Đặc biệt enzymes myrosinase và indoles tìm thấy nhiều ở trong các loại rau họ cải như bông cải xanh, bắp cải, súp lơ, cải Brussels và cải xoăn... có chứa các hợp chất chống ung thư, nhưng rất dễ bị phá hủy bởi nhiệt.
Nấu những loại rau này có thể tiêu diệt các enzym và hợp chất lành mạnh được giải phóng khi cây bị nhai hoặc nghiền nát.
Sử dụng ít nước trong khi nấu ăn
Một số vitamin như vitamin C và vitamin B hay các chất chống oxy hóa giúp tăng cường hệ miễn dịch rất dễ bị hòa tan trong nước. Do đó, để đảm bảo dưỡng chất món rau, đừng lạm dụng nấu rau với quá nhiều nước. Chính vì cách nấu rau với càng ít nước càng giữ lại được nhiều dinh dưỡng nên phương pháp hấp hay đun rau trong lò vi sóng tốt hơn so với luộc hoặc hầm.
Ăn thực phẩm tươi mới
Một trong những lý do tại sao thực phẩm tươi mới luôn tốt cho sức khỏe bởi trong quá trình bảo quản, hàm lượng dinh dưỡng có thể bị hao hụt đi. Đơn cử như bắp nấu ăn ngay sau khi bẻ từ cây sẽ ngọt và nhiều chất dinh dưỡng hơn so với để bắp đã bẻ một thời gian rồi ăn.
Một số lưu ý khác
- Ngay sau khi cắt rau, bạn nên nấu chúng vì các vitamin và khoáng chất được an toàn trong tế bào của chúng. Khi rau, củ tiếp xúc với ánh sáng và không khí trong một thời gian dài, chất dinh dưỡng có thể bị phá hủy.
- Không vứt bỏ lượng nước dư thừa sau khi đun sôi cơm hoặc rau, củ vì nó chứa tất cả các chất dinh dưỡng. Bạn có thể sử dụng nước dư thừa làm canh, bột nhào hoặc phục vụ nó như một thức uống giải khát.
- Tránh hâm nóng các loại rau nấu chín vì nó tiếp tục phá hủy các vitamin.

10 nguyên tắc “vàng” chế biến thực phẩm luôn an toàn

(Kiến Thức) - 10 nguyên tắc về chế biến thực phẩm dưới đây giúp bạn có được những món ăn ngon, không gây hại đến sức khỏe.

Video: 10 nguyên tắc "vàng" trong chế biến thực phẩm:

10 nguyên tắc ăn uống lành mạnh để ung thư không "gõ cửa"

Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra mối quan hệ giữa chế độ ăn uống với phòng chống ung thư, trong đó chỉ ra nhóm chất dinh dưỡng có tác dụng ngăn ngừa ung thư hiệu quả mà bạn nên biết để tích cực bổ sung vào thực đơn gia đình.

Không phải ngẫu nhiên, các chất dinh dưỡng và vitamin chống oxy hóa lại nhận được sự quan tâm đặc biệt của các chuyên gia về dinh dưỡng và ung thư. Đây là các hóa chất tác động trực tiếp tới quá trình oxy hóa – một quá trình có thể tạo ra tác nhân gây ung thư.

Thói quen ăn uống ảnh hưởng đến giấc ngủ

Có những thói quen xấu trong chế độ ăn uống vô tình dẫn đến chứng mất ngủ.

Ăn huống hợp lý giúp bạn có giấc ngủ ngon - Ảnh: Internet
Nếu bị mất ngủ nhưng chưa tìm được nguyên nhân thì nên xem lại những thói quen ăn uống, sinh hoạt và đôi khi chỉ cần thay đổi thói quen này bạn có thể khắc phục được.
Dùng bữa tối quá sớm hoặc quá muộn
Ăn quá sớm hay quá muộn có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ. Trong trường hợp đầu tiên bạn có thể đói bụng khi đi ngủ, còn trường hợp sau thì việc tiêu hóa đã ảnh hưởng đến giấc ngủ. Nếu bạn ăn quá sớm nên bổ sung thêm bát bột ngũ cốc với sữa và cơ thể cần ít nhất 2 giờ để tiêu hóa hết thức ăn.
Uống nhiều thức uống có cồn hay cà phê
Thức uống có cồn giúp bạn chìm vào giấc ngủ rất nhanh nhưng đôi khi gây mất nước và có thể gây rối loạn vài giai đoạn của giấc ngủ khiến bạn lại tỉnh giấc.
Lưu ý không nên uống cà phê vào buổi tối. Theo trang web Reader’s Digest-Mỹ. thì uống cốc cà phê vào buổi chiều giúp tập trung tư tưởng làm việc nhưng đôi khi làm bạn tỉnh táo vào ban đêm, không nên uống quá 3-4 cốc cà phê mỗi ngày.
Lượng thức ăn quá nhiều
Vào buổi tối ăn quá nhiều sẽ không tốt cho cơ thể vì hệ tiêu hóa phải làm việc nhiều hơn so với khi chúng ta đứng hay ngồi. Tuy vậy nếu ăn quá ít cũng không nên vì khi đi ngủ với cảm giác đói khiến bạn lo âu và đau dạ dày... Nên có chế độ ăn uống hợp lý để có thể chìm vào giấc ngủ ngon.
Dùng nhiều chất béo, đường
Nếu bạn thích ăn cay thì nên dành cho buổi ăn trưa. Tiêu hóa các chất này gây cảm giác nóng rát dạ dày hay trào ngược và gây cảm giác khó chịu về đêm. Những thực phẩm nhiều chất đường, béo cũng ảnh hưởng đến giấc ngủ. Ngược lại thực phẩm giàu chất xơ và vài loại trái cây như chuối, kiwi giúp có được giấc ngủ ngon.
Nếu bạn tìm được sự cân bằng giữa thời gian, số lượng cũng như chất lượng thực phẩm sẽ giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ.
Chế độ dinh dưỡng để có giấc ngủ sâu?
Ăn nhiều chất xơ và ít đường
Chế độ ăn uống thiếu chất xơ và chất béo bão hoà (những chất béo tìm thấy ở thực vật) làm giảm độ sâu của giấc ngủ, cụ thể là làm giảm đáng kể thời gian diễn ra giai đoạn ngủ sâu trong suốt các chu kỳ giấc ngủ của bạn. Chất xơ được tìm thấy nhiều trong nấm hương khô, củ sắn dây, mộc nhĩ, khoai tây, củ cải trắng, lá mơ lông, hạt đậu hà lan, rau câu tươi.
Hạn chế thức ăn chiên xào
Hãy hạn chế các món chiên xào hoặc có nhiều chất béo, thức ăn cay, hạn chế sử dụng rượu bia và các loại thức uống có gas đặc biệt vào thời gian trước khi ngủ. Điều ngày không những giúp bạn có giấc ngủ ngon mà còn giảm đáng kể mỡ máu, có lá gan khoẻ mạnh và thân hình đẹp.
Bổ sung vitamin và khoáng chất
Vào bữa tối, nên bổ sung thêm các loại trái cây tươi, rau quả, ngũ cốc nguyên hạt, bổ sung vitamin nhóm B như Bi, B2... Ngoài ra, bổ sung protein gốc thực vật thay vì protein gốc động vật, ăn cá và tránh xa các loại thịt đỏ. Một số thực phẩm giúp ngủ ngon như cá, hạt sen, đậu hà lan, đậu đũa, trứng cá, hoa chuối, hạt lạc (lưu ý ko nên ăn quá nhiều lạc để tránh dư thừa chất béo).