10 nguyên tắc ăn uống lành mạnh để ung thư không "gõ cửa"

Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra mối quan hệ giữa chế độ ăn uống với phòng chống ung thư, trong đó chỉ ra nhóm chất dinh dưỡng có tác dụng ngăn ngừa ung thư hiệu quả mà bạn nên biết để tích cực bổ sung vào thực đơn gia đình.

Không phải ngẫu nhiên, các chất dinh dưỡng và vitamin chống oxy hóa lại nhận được sự quan tâm đặc biệt của các chuyên gia về dinh dưỡng và ung thư. Đây là các hóa chất tác động trực tiếp tới quá trình oxy hóa – một quá trình có thể tạo ra tác nhân gây ung thư.
Theo định lượng của Cục quản lý thuốc và thực phẩm Hoa Kỳ, để có đủ các chất chống oxy hóa, mọi người phải ăn tối thiểu 5 suất trái cây và rau xanh hàng ngày. Trong nhóm vitamin, khoáng chất và các nguyên tố vi lượng có tác dụng giảm nguy cơ ung thư, trong những năm gần đây người ta nhắc nhiều đến Beta carotene và một số hợp chất tương tự.
10 nguyen tac an uong lanh manh de ung thu khong
 Ảnh minh họa.
Beta carotene có nhiều trong gấc, rau ngót, ớt chuông vàng, rau dền cơm, cà rốt, rau đay, dưa hấu... Trong khi vitamin E, vitamin nhóm B và vitamin C cũng có một số đặc tính đặc biệt góp phần phòng chống nhiều bệnh ung thư.
Giới chuyên môn chỉ ra rằng, vitamin E là chất chống oxy hóa quan trọng với vai trò hấp thụ gốc tự do nhằm ngăn chặn sự sinh ra các sản phẩm phụ trong phản ứng hóa học của tế bào có thể gây tổn thương tế bào.
Vitamin C cũng có tác dụng tương tự bên cạnh chức năng làm lành các mô (Vitamin E có nhiều trong hạnh nhân, củ cải, bơ, rau cải xanh, đu đủ…).
Trong khi đó, các chất trong nhóm vitamin B có chức năng ổn định các màng quan trọng. Nhờ chứa PABA (chất ngăn tia cực tím) mà nhóm vitamin này hỗ trợ tích cực trong phòng chống ung thư da.
Vitamin nhóm B chứa nhiều trong các loại hạt, trái cây có múi, súp lơ, quả dâu và một số loại hải sản, thịt, cá... tuy nhiên khi bổ sung thịt, cá, hải sản cần có định lượng phù hợp.
Dưới đây là 10 nguyên tắc khi ăn uống bạn nên nhớ:
- Xây dựng thực đơn đa dạng, định lượng dinh dưỡng hợp lý.
- Bổ sung nhiều loại trái cây và rau xanh vào bữa ăn hàng ngày.
- Tăng lượng thực phẩm có hàm lượng chất xơ cao như ngũ cốc, hoa quả, rau củ.
- Cắt giảm lượng chất béo trong khẩu phần ăn.
- Uống nhiều nước nhưng hạn chế sử dụng đồ uống có cồn.
- Giảm lượng muối trong chế biến và ăn uống.
- Nên ưu tiên chế biến thực phẩm tươi sống với độ chín hợp lý.
- Hạn chế đồ ăn đóng hộp.
- Hạn chế dùng thực phẩm ướp muối, xông khói.
- Nên tích cực vận động và duy trì cân nặng phù hợp.
*) Title do Kiến Thức biên tập lại.

Sản phụ sinh con dù ung thư vú nguy kịch: BS khuyên nên tầm soát sớm

(Kiến Thức) - Trước câu chuyện sản phụ bị ung thư vú giai đoạn muộn vẫn quyết sinh con, bác sĩ Trần Quốc Khánh, phẫu thuật viên khoa phẫu thuật cột sống, BV Hữu nghị Việt Đức, rất xúc động và đưa ra thông tin về cách tầm soát căn bệnh ung thư vú quái ác.

Mới đây, không ít người rơi nước mắt trước câu chuyện một sản phụ ở Hà Nam biết mình mắc ung thư giai đoạn cuối vẫn quyết sinh con bất chấp tính mạng. Sản phụ này là chị Nguyễn Thị Liên, 28 tuổi ở Lý Nhân, Hà Nam phát hiện mình bị ung thư vú giai đoạn cuối khi mang thai được 4 tháng.
Sau khi nghe bác sĩ sản cùng bác sĩ chuyên khoa ung bướu tư vấn giữ thai cả mẹ và con sẽ gặp nguy hiểm, song vợ chồng chị Liên vẫn quyết định không bỏ thai, với hy vọng có thể cầm cự đến khi thai nhi đủ lớn để con có thể chào đời. 
San phu sinh con du ung thu vu nguy kich: BS khuyen nen tam soat som
Sản phụ Nguyễn Thị Liên phát hiện mình bị ung thư vú giai đoạn cuối khi đang mang thai nhưng vẫn bất chấp tính mạng để sinh con.
Ngày 22/5 vừa qua, bác sĩ đã phẫu thuật bắt con cho sản phụ Liên. May mắn, ca phẫu thuật đã thành công và bé trai chào đời nặng 1,5kg, đặt tên là Bình An.
Trước hình ảnh người mẹ tiều tuỵ ngồi mổ đẻ lấy đứa con ra, bác sĩ Khánh đã không cầm được được mắt. Theo anh, ung thư vú là kẻ “giết người” đứng số 1 ở nữ giới trong nhóm bệnh lý ung thư. Dù việc dự phòng và phát hiện sớm ung thư vú vô cùng đơn giản nhưng chị em phụ nữ lại thường khá lơ là và ít quan tâm đến “kẻ giết người thầm lặng” này.
Do vậy, bác sĩ Khánh đã đưa ra một bài viết về những nguy cơ mắc ung thư vú và khuyến cáo chị em cách tầm soát căn bệnh. Sau đây là chia sẻ của nam bác sĩ BV Việt Đức:

Ăn chocolate có thực sự khiến bạn bị tăng cân?

Các chuyên gia nói rằng dù là chocolate đen, chocolate sữa hay chocolate trắng, hàm lượng calo của chúng tương đương nhau, khoảng 500 kilo calo mỗi 100 gram.

"Ăn chocolate chắc chắn sẽ tăng cân," "calo của chocolate đen không cao bằng chocolate sữa," "ăn chocolate đen rất tốt cho sức khỏe"... Đó là những vấn đề mọi người thường thắc mắc về chocolate.