Cách chế biến cá ngựa tăng cường sức mạnh quý ông

(Kiến Thức) - Cá ngựa có tác dụng bồi bổ cơ thể, tăng cường sức đề kháng, chống suy nhược cơ thể…Ngoài việc thường được ngâm rượu dùng để tăng khả năng sinh lý, cá ngựa còn được dùng chế biến những món ăn có giá trị dinh dưỡng cao.

Cá ngựa là một vị thuốc trong Đông y, còn được gọi là hải mã, thủy mã, hải long. Gọi là hải mã vì loài động vật này có cái đầu giống đầu ngựa. Nó sống ở vùng nước gần bờ, nơi nước trong, có độ muối cao, ven biển Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Philippines, Australia...
Cá ngựa có nhiều loài như cá ngựa gai, cá ngựa lớn, cá ngựa thân trắng, cá ngựa chấm, cá ngựa Nhật... Tất cả các loài này đều được dùng làm thuốc; nhưng nhiều người cho rằng loại trắng và vàng là tốt hơn cả.
Cach che bien ca ngua tang cuong suc manh quy ong
 
Các món ăn từ cá ngựa giúp tăng cường sinh lý:
1. Tôm nõn 15g, hải mã (cá ngựa) 10g, gà non 1 con (nặng chừng 500g). Gà làm thịt, bỏ nội tạng, rửa sạch; tôm nõn và hải mã ngâm nước ấm trong 10 phút rồi cho vào trong bụng gà; đặt con gà vào 1 chiếc bát lớn, chế đủ gia vị rồi đem hầm cách thủy cho chín nhừ, chia ăn trong 2 ngày, cứ 3 đến 5 ngày ăn 1 con, 5 con là 1 liệu trình.
Món ăn từ cá ngựa này có tác dụng ôn bổ thận dương, dưỡng huyết điền tinh, cải thiện khả năng sinh lý
2. Cháo cá ngựa - nhân sâm: Nguyên liệu gồm: 20g cá ngựa, 20g tôm tươi, 15g nhân sâm, 29g huỳnh kỳ, 30g liên nhục, 16g kỷ tử, cùng 50g gạo thơm và 4g gừng. Vo sạch gạo, cá ngựa và tôm giã nhuyễn, rồi cho các nguyên liệu cùng lượng nước vừa đủ đem nấu cháo. Nấu vừa chín tới, cho gừng vào, nêm nếm gia vị. Ăn lúc còn nóng ấm, ăn liên tục mỗi tuần 3-5 lần.
Công dụng: Trị lãnh cảm, không xuất tinh sớm, xuất tinh không có tinh dịch, rối loạn cương dương.
3. Cháo cá ngựa: Cá ngựa 2-4 con, gạo tẻ 60-80g. Cá ngựa làm sạch, cắt nhỏ, nấu chín, rồi cho gạo tẻ vào nấu thành cháo, nêm nếm gia vị vừa dùng.
Công dụng: Dùng cho các trường hợp liệt dương.
Cach che bien ca ngua tang cuong suc manh quy ong-Hinh-2
Cháo cá ngựa - nhân sâm có tác dụng trị lãnh cảm, không xuất tinh sớm, xuất tinh không có tinh dịch, rối loạn cương dương.
4. Cá ngựa 2 con, gà sống non 1 con, nấm hương ngâm nước cho nở. Gà luộc, rút bỏ xương, đặt cá ngựa, nấm hương, hành hoa hoặc hành củ thái lát, gừng tươi thái lát lên trên và xung quanh, thêm muối, rượu, gia vị hầm nhừ trong khoảng 30 phút, gắp bỏ hành, gừng, thêm tiêu, ớt, gia vị.
Công dụng: Dùng cho các trường hợp liệt dương, di tinh, tảo tiết, bạch đới khí hư (huyết trắng).

Mời độc giả theo dõi video "Về Xứ Dừa Thưởng Thức Món Ngon". Nguồn: VTV Review.

5. Cá ngựa một đôi, gạo tẻ 50g. Cá ngựa rửa sạch, chặt nhỏ, nấu chín, cho gạo tẻ vào nấu thành cháo, thêm gia vị thích hợp.
Cach che bien ca ngua tang cuong suc manh quy ong-Hinh-3
 
Công dụng: Dùng cho các trường hợp liệt dương, viêm sưng hạch, u bướu vùng bụng, sưng tấy do chấn thương.
6. Cá ngựa kho củ súng: Cá ngựa một đôi, củ súng 200g, gia vị vừa đủ.
Công dụng: Đây là món ăn chỉ có hai vị nhưng lại có tính bổ thận cao.
7. Cá ngựa 30g, nhân sâm 30g, cốt toái bổ 20g, long nhãn 20g. Tất cả cắt nhỏ, ngâm với 1 lít rượu trong 7 – 10 ngày, càng lâu càng tốt. Ngày uống 20 – 40ml, có thể pha thêm mật ong.
Công dụng: Chữa liệt dương, phụ nữ chậm có con do dương khí suy.

Cá ngựa – bài thuốc chữa liệt dương hữu hiệu

Bài thuốc từ cá ngựa giúp tráng dương, gây hưng phấn, kích thích sinh dục ở nam giới, rất hữu hiệu trong chữa chứng liệt dương.

Theo cuốn Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam (NXB Khoa học – Kỹ thuật), cá ngựa còn có tên gọi khác là hải mã hay thủy mã, là loài cá sống ở biển và các vịnh, sống gần bờ ở độ sâu vài mét đến vài chục mét. Ở Việt Nam, cá ngựa thường gặp ở Hải Phòng, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An và dọc bờ biển các tỉnh phía nam từ Quảng Nam - Đà Nẵng đến Kiên Giang

Những món ăn ngoe nguẩy kinh dị không phải ai cũng dám thử

(Kiến Thức) - Những con cá, tép nhỏ hay bạch tuộc vẫn đang còn sống được trực tiếp cùng gia vị là món ăn ngoe nguẩy có vẻ ngoài “đáng sợ”. Thế nhưng, chúng lại được xem là đặc sản ở một số nơi bởi hương vị đặc trưng khó quên.

Nhung mon an ngoe nguay kinh di khong phai ai cung dam thu

Bạch tuộc sống Sannakji của Hàn: Bạch tuộc tươi có thể để nguyên con hoặc thái nhỏ, với những chiếc xúc tu còn ngọ nguậy khi khách chấm vào chén nước tương và dầu vừng.

Nhung mon an ngoe nguay kinh di khong phai ai cung dam thu-Hinh-2
Vị ngọt của bạch tuộc tươi sống hòa quyện với vị mằn mặn của muối biển, beo béo của dầu vừng và không hề tanh.
Nhung mon an ngoe nguay kinh di khong phai ai cung dam thu-Hinh-3
Món ăn ngoe nguẩy này được xếp hạng là một trong những món ăn nguy hiểm nhất thế giới, trung bình 6 người tử vong một năm do xúc tu của bạch tuộc chặn khí quản, dẫn đến nghẹt thở. Du khách cũng nên cân nhắc trước khi thử, và lưu ý nhai thật nhỏ khi ăn.
Nhung mon an ngoe nguay kinh di khong phai ai cung dam thu-Hinh-4
Món tép nhảy được người Thái gọi là “Goong Ten” có nguồn gốc từ Isan, thuộc vùng Đông Bắc Thái Lan. Goong Ten được chế biến từ những con tép nhỏ còn sống, nhảy tanh tách mang đi trộn với gia vị. Gia vị dùng để trộn món ăn lạ đời này thường có rau thơm và ớt.
Nhung mon an ngoe nguay kinh di khong phai ai cung dam thu-Hinh-5
Gia vị sử dụng cho món Goong Ten này là một ít thính, khá nhiều ớt khô nhuyễn, nước mắm và nhất là một ít nước cốt chanh, do đó món Gong Ten này vừa có vị cay xé của ớt, vừa có vị chua của chanh nên không hề gây ngán, ngấy mà lại hấp dẫn vô cùng.
Nhung mon an ngoe nguay kinh di khong phai ai cung dam thu-Hinh-6
Ngoài ra, món Goong Ten này còn hấp dẫn bởi được sử dụng khá nhiều rau thơm như rau mùi gai, rau mùi thơm, hành lá, hành tím, sả thái nhỏ nên tạo mùi thơm khá đặc biệt khiến món này càng hấp dẫn hơn.
Nhung mon an ngoe nguay kinh di khong phai ai cung dam thu-Hinh-7
Một trong những điểm đặc biệt của món ăn này đó chính là sau khi tép được trộn với gia vị phải thưởng thức ngay, khi tép còn sống thì mới có thể cảm nhận được tép đang nhảy trong miệng như thế nào.
Nhung mon an ngoe nguay kinh di khong phai ai cung dam thu-Hinh-8
Món mực nhảy múa của Nhật Bản: Món ăn này còn được gọi là Odori-don, gồm một chú mực tươi đã cắt bỏ đầu, được bày trên một bát cơm trứng cá hồi và rau quả. Khi được rưới nước tương, các xúc tu của chú mực bắt đầu co rút, hay nói cách khác là “nhảy múa”.
Nhung mon an ngoe nguay kinh di khong phai ai cung dam thu-Hinh-9
Đây là sự minh họa thú vị cho phản ứng hóa học giữa Natri trong nước tương và tổ hợp tế bào còn tươi ở xúc tu của loài mực.
Nhung mon an ngoe nguay kinh di khong phai ai cung dam thu-Hinh-10
Trong món Odori-don, chú mực đã được cắt bỏ phần đầu và đã chết hẳn. Nhưng khi rót nước tương lên xúc tu sẽ tạo ra một loại xung điện, tạo nên những co giật như thể chú mực vẫn còn sống và “nhảy múa”.
Nhung mon an ngoe nguay kinh di khong phai ai cung dam thu-Hinh-11
Shirouo no Odorigui: Đây là tên của những con cá non trong suốt. Loại cá này thường được ăn sống cùng với trứng và giấm. Món Shirouo no Odorigui được nhiều du khách thế giới đánh giá là món đặc sản ăn sống kinh dị trong ẩm thực Nhật Bản.
Nhung mon an ngoe nguay kinh di khong phai ai cung dam thu-Hinh-12
Cảm giác những chú cá nhảy nhót trong miệng trước khi nuốt sẽ khiến nhiều người e sợ khi thử món này lần đầu tiên. Ảnh: Internet. 

Mời độc giả theo dõi video "Về Xứ Dừa Thưởng Thức Món Ngon". Nguồn: VTV Review.