Cá sấu bị hà mã con “cà khịa” liên tục và kết bất ngờ

Hà mã con không chịu buông tha cho cá sấu cả dưới nước lẫn trên cạn khi nó liên tục bám sát như hình với bóng và có những động tác “cà khịa“ với “sát thủ đầm lầy“. Mọi chuyện chỉ thay đổi khi có kẻ thứ 3 hung hãn xuất hiện.

Mời quý vị xem video: Cá sấu bị hà mã con “cà khịa” liên tục và kết bất ngờ

Theo thông tin đi kèm video đăng tải hôm 12/1 trên tài khoản Youtube "The Dodo", cảnh tượng thiên nhiên hiếm thấy được quay tại vườn quốc gia Hwange, Zimbabwe hồi năm 2017, nhưng gần đây mới được báo chí khai thác lại.

Ca sau bi ha ma con “ca khia” lien tuc va ket bat ngo
 

Mở đầu video, Russ và Margrit Harris - cùng làm việc tại tổ chức hoang dã Nikela, thấy hà mã con đang chơi đùa dưới nước cùng một chiếc ống, xung quanh là đồng loại của nó.

Sau một hồi theo dõi hà mã con, cặp đôi bị xao nhãng với sự xuất hiện của một đàn voi lớn và khi nhìn lại, họ thấy hà mã con không còn chơi đùa cùng chiếc ống nữa mà là với một con cá sấu.

Hà mã con theo đuôi cá sấu như hình với bóng và mọi nỗ lực xua đuổi kẻ bám đuôi của cá sấu đều không thành. Thậm chí, nhiều thời điểm, "sát thủ đầm lầy" còn bị hà mã con "cà khịa" với những hành động như ngoạm đuôi, dìm xuống nước... Sau khoảng 15 phút di chuyển dưới nước, cá sấu bỏ lên bờ với hy vọng không còn kẻ bám đuôi khó chịu. Nhưng mọi chuyện không đơn giản như vậy.

Hà mã con vẫn kiên trì theo sát con cá sấu. Ngay cả khi, con cá sấu "nổi khùng" há miệng dọa đớp, hà mã không hề sợ hãi mà còn há miệng dọa nạt lại.

Sau đó, một con hà mã khác cũng tham gia cuộc chơi. Cơn ác mộng với cá sấu chỉ kết thúc khi đàn voi xuất hiện, đuổi 2 con hà mã ra khu vực khác.

"Thật khó tin khi thấy cá sấu bị quấy rầy mà không hề có phản ứng nào gay gắt", Harris chia sẻ với National Geographic năm 2017.

Trong khi Russ và Harris giải thích hành vi của hà mã con là chơi đùa, nhiều người dùng Youtube lại cho rằng hà mã con đang cố đuổi con cá sấu khỏi vùng nước.

"Theo quan điểm của chúng tôi, hà mã con chỉ đang chơi đùa cùng cá sấu vì nó không tỏ ra quá hung hăng (tạo ra tiếng kêu, nhe răng...). Nếu chỉ để đuổi cá sấu, nó sẽ không đi theo "sát thủ đầm lầy" lên tận bờ", Harris nói.

Sự thực bất ngờ về loài chuột cống, “đặc sản” ở Việt Nam

(Kiến Thức) - Nhiều người có ác cảm với chuột cống vì cho rằng con vật này không được sạch sẽ, là nguyên nhân lây truyền nhiều bệnh nhưng tại nhiều địa phương Việt Nam, chuột cống thực sự là một món đặc sản.
 

Su thuc bat ngo ve loai chuot cong, “dac san” o Viet Nam
 Chuột cống được cho là có nguồn gốc từ châu Á nhưng hiện nay, nó có thể được tìm thấy ở khắp mọi nơi trên thế giới. Ảnh: wikimedia.
Su thuc bat ngo ve loai chuot cong, “dac san” o Viet Nam-Hinh-2
 Chuột cống có đôi mắt nhỏ, tai và đuôi ngắn hơn các loài chuột khác, bộ lông có màu nâu với lông đen phân bố rải rác, phía bên dưới từ xám đến trắng. Ảnh: nanovina.
Su thuc bat ngo ve loai chuot cong, “dac san” o Viet Nam-Hinh-3
 Chuột cống có chiều dài cơ thể từ 17,78cm – 24,13cm, không có râu. Ảnh: ytimg.
Su thuc bat ngo ve loai chuot cong, “dac san” o Viet Nam-Hinh-4
 Chuột cống chủ yếu hoạt động về đêm. Chúng sống trên các cánh đồng, đất canh tác và phía bên trong các cấu trúc xây dựng... Ảnh: khoahoc.
Su thuc bat ngo ve loai chuot cong, “dac san” o Viet Nam-Hinh-5
 Chuột cống là tác nhân truyền các bệnh như dịch hạch, bệnh vàng da... Ngoài ra, nó cũng có thể làm ô nhiễm thực phẩm và đưa bọ chét vào nhà. Ảnh: giadinh.
Su thuc bat ngo ve loai chuot cong, “dac san” o Viet Nam-Hinh-6
 Thời điểm sinh sản mạnh nhất của chuột cống vào mùa thu và mùa xuân trong năm. Chuột mẹ sẽ đẻ một lứa từ 8 đến 12 con. Ảnh: kenh14cdn.
Su thuc bat ngo ve loai chuot cong, “dac san” o Viet Nam-Hinh-7
 Chuột cống lần đầu tiên xâm nhập vào nước Mỹ qua các tàu buôn và những người nhập cư khoảng năm 1775. Ảnh: 24h.

Mời quý vị xem video: Rùng rợn biển Xương - nghĩa trang tàu đắm và xác động vật

Sửng sốt Hubble "bắt" được hình "vòng cổ" rực rỡ trong vũ trụ

(Kiến Thức) - Một "vòng cổ" vũ trụ khổng lồ phát sáng rực rỡ trong hình ảnh của Kính viễn vọng Không gian Hubble, NASA. Do lực ly tâm, phần lớn khí thoát ra dọc theo đường xích đạo của ngôi sao, tạo ra một vòng tròn.

Vật thể độc đáo trong vũ trụ này được đặt tên một cách khéo léo là Tinh vân Vòng cổ, là một tinh vân hành tinh, phần còn lại phát sáng của một ngôi sao giống như Mặt trời bình thường.
Tinh vân này bao gồm một vòng sáng, rộng khoảng 12 nghìn tỷ dặm, rải rác đốm sáng tựa như kim cương đính trong một sợi dây chuyền.