Bức tranh "gia đình dang dở" trong đại dịch kinh hoàng nhất lịch sử nhân loại

Bức tranh “The Family”, một trong những tác phẩm cuối cùng và còn dang dở của họa sĩ người Áo Egon Schiele. Ông đã mất trong lúc đang sáng tác, bởi dịch cúm Tây Ban Nha.

Egon Schiele là con của Adolf Schiele và Marie Schiele, sinh ngày 12/6/1890 tại Tulln - một thành phố nhỏ bên bờ sông Danube, phía Tây thủ đô Vienna của nước Áo.

Năm 1911, ông gặp Wally Neuzil. Cô trở thành người tình và người mẫu của ông cho tới khi hai người làm đám cưới. Năm 1915, Egon ly dị Wally rồi tổ chức đám cưới gấp gáp cùng Edith Harms trước khi nhập ngũ.

Cuối năm 1918, vợ chồng Egon Schiele mắc phải đại dịch cúm toàn cầu. Edith - vợ E. Schiele - đang có mang 6 tháng chết ngày 28/10, rồi ba ngày sau, người họa sĩ tài ba Egon cũng từ trần ở tuổi 28.

Bức tranh “The Family” vẽ một gia đình chưa kịp tồn tại “trôi” vào hố đen đại dịch kinh hoàng nhất trong lịch sử nhân loại. Một khoảng trống thế hệ sau đại dịch vẫn đang tiếp tục nghiên cứu sự kiện đó để nhìn rõ hơn những tác động thực sự của nó đến lịch sử nhân loại.

Trong đó có một tác động tích cực: Đó là ý thức của con người về sự nguy hiểm của giới virus – loài người đã có thêm một lý do để gắn kết bên cạnh vấn đề biến đổi khí hậu hay các thảm họa nhân đạo.

Dịch cúm Tây Ban Nha, diễn ra trong hai năm 1918 - 1919, khi Thế chiến I đang đi vào hồi kết – hay nói cách khác, góp phần đưa cuộc Thế chiến đi đến hồi kết.

Đại dịch đã lấy đi sinh mạng của 40 - 50 triệu người. Và phần đa trong số những người chết đang ở độ tuổi tráng niên, sung mãn và khỏe mạnh. Cơ chế hoạt động dị thường của chủng cúm này khiến đối tượng nguy cơ nhất lại là những nhóm người có hệ miễn dịch tốt nhất.

Bức tranh “The Family” diễn tả sự tan nát, mất mát của gia đình Egon nhưng cũng là mất mát của hàng triệu gia đình khác trước đại dịch cúm Tây Ban Nha. Tuy nhiên, tính thời sự của tác phẩm dường như là một lời tiên tri 100 năm sau về dịch COVID-19.  

Trào lưu “rã xác” iPhone làm tranh tiêu bản ở Việt Nam

Gần đây, tranh tiêu bản iPhone đã trở thành trào lưu ở Việt Nam, chi phí để hoàn thiện chỉ từ vài trăm nghìn đồng.

Tranh tiêu bản iPhone bao gồm tất cả chi tiết linh kiện của điện thoại được đóng khung lại. Với nhu cầu trang trí góc làm việc tại nhà trong mùa dịch, tranh linh kiện iPhone đã trở thành trào lưu tại Việt Nam. Đồng thời, các vật liệu để làm tranh rất dễ mua, chi phí không quá cao, chỉ từ vài trăm nghìn đồng tùy theo chất liệu được sử dụng.

Bí ẩn rùng mình trong các tác phẩm nghệ thuật kinh điển

Những tác phẩm nghệ thuật kinh điển không chỉ mang giá trị văn hóa vô giá cho nhân loại mà còn ẩn chứa những bí mật cực kỳ thú vị. Nhờ công nghệ hiện đại, chúng ta đã có thể khám phá ra những "bí mật động trời” này.


Bi an rung minh trong cac tac pham nghe thuat kinh dien
Vào năm 1902, họa sĩ người Hungary - Tivadar Kosztka được công chúng biết đến nhiều với tác phẩm "Old Fisherman" (tạm dịch: Ông lão đánh cá). Tuy nhiên, nếu thử lấy một tấm gương và đặt vào giữa bức tranh, bạn sẽ phát hiện bức tranh ẩn chứa hai khuôn mặt với vẻ mặt hoàn toàn trái ngược nhau. 

Phát hiện thấy bức tranh vẽ con vật lâu đời nhất thế giới

Tác phẩm nghệ thuật tượng hình lâu đời nhất mới được phát hiện trong hang động ở Indonesia.

Các nhà khảo cổ phát hiện bức vẽ loài vật trong một hang động trên đảo Sulawesi, Indonesia. Bức vẽ là  hình ảnh đáng yêu về một con lợn rừng, ước tính có tuổi đời ít nhất 45.000 năm tuổi.

Phat hien thay buc tranh ve con vat lau doi nhat the gioi
Phát hiện bức tranh vẽ con vật lâu đời nhất thế giới