Bộ tem về biển, đảo với chủ đề 'Tàu Cảnh sát biển Việt Nam'

Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông đã phát hành bộ tem về biển, đảo với chủ đề “Tàu Cảnh sát biển Việt Nam”.

Bộ tem được triển khai trên cơ sở Quyết định số 930/QĐ-TTg ngày 28-7-2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tuyên truyền bảo vệ chủ quyền và phát triển bền vững biển, đảo Việt Nam giai đoạn 2018-2020; được thiết kế tràn lề bởi họa sĩ Nguyễn Du, gồm 4 mẫu khuôn khổ 43mm x 32mm và 1 blốc khuôn khổ 150mm x 100mm.
Bo tem ve bien, dao voi chu de 'Tau Canh sat bien Viet Nam'
 4 mẫu tem Tàu Cảnh sát biển Việt Nam khuôn khổ 43mm x 32mm. Ảnh: CSBVN
Hình ảnh chủ đạo của bộ tem là tàu Cảnh sát biển 1013 (K206), tàu Cảnh sát biển 4033 (TT400), tàu Cảnh sát biển 9004 (tàu kéo cứu hộ) và tàu Cảnh sát biển 8003. Đây là các lớp tàu được trang bị phù hợp với từng nhiệm vụ chuyên biệt của Cảnh sát biển Việt Nam trong tuần tra, kiểm tra, kiểm soát; tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn; thực thi pháp luật để quản lý, bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia, giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn trên các vùng biển Việt Nam.
Các mẫu tem được thiết kế, thể hiện rõ nét quá trình trưởng thành, lớn mạnh của Cảnh sát biển Việt Nam thông qua sự phát triển đội tàu từ lớp tàu phóng lôi chuyển đổi K206, lớp tàu TT120, TT200, TT400, lớp sông Hàn cho tới thế hệ các tàu DN 2000 hiện đại do Việt Nam tự đóng.
Bộ tem về biển, đảo với chủ đề “Tàu cảnh sát biển Việt Nam" được thiết kế đẹp mắt, ẩn chứa nhiều thông điệp ý nghĩa về Cảnh sát biển Việt Nam, sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam; góp phần quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam; tạo nên sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trên các mặt trận thông tin, truyền thông, thực địa; làm lan tỏa hình ảnh Cảnh sát biển Việt Nam, tình yêu biển, đảo Việt Nam, kêu gọi sự chung sức, đồng lòng của đồng bào trong nước, kiều bào Việt Nam ở nước ngoài; thu hút tình cảm, sự ủng hộ của bạn bè quốc tế chuộng hòa bình, tiến bộ trên thế giới đối với Cảnh sát biển Việt Nam cũng như sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Việt Nam.

Bí ẩn chưa biết về “ông tổ” của dòng trực thăng tuần tra biển

(Kiến Thức) - Được coi là "ông tổ" của dòng trực thăng tuần tra biển, tổng cộng đã có khoảng 200 chiếc trực thăng Fa 330 được chế tạo và nó phục vụ khá hiệu quả khi thử nghiệm tác chiến với các tàu ngầm Đức trong quá khứ.

Bi an chua biet ve
Giống như mọi loại vũ khí do Đức phát minh ra trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, loại máy bay trực thăng này cũng có cái tên dài dằng dặc đó là Focke-Achgelis Fa 330 Bachstelze và cái tên gọi tắt là Fa 330. Đây là loại trực thăng một cách quạt, một động cơ, được sử dụng kết hợp với lực lượng tàu ngầm Đức - Nguồn ảnh: Militaryfactory.

Xạ thủ bắn tỉa Việt Nam dùng đá rèn yếu lĩnh, luyện thể lực

Theo thông tin mới nhất, có 7 đội tuyển tham gia môn thi bắn tỉa có chủ đề “Ranh giới xạ thủ” được Belarus đăng cai, bao gồm: Nga, Belarus, Tajikistan, Uzbekistan, Seria, Serbia và Việt Nam.

Xa thu ban tia Viet Nam dung da ren yeu linh, luyen the luc
Sau 9 ngày thực hiện nghiêm chế độ cách ly tại khách sạn Salut ở Moscow, Liên bang Nga, đội tuyển Bắn tỉa Quân đội nhân dân Việt Nam tham gia cuộc thi "Ranh giới xạ thủ" trong khuôn khổ Hội thao Quân sự quốc tế (Army Games) 2020 đã tới sân bay quân sự Baranovichi thuộc vùng Brest, Belarus. Ảnh: Đại úy Nguyễn Đình Hòa - vận động viên đội tuyển Bắn tỉa Quân đội nhân dân Việt Nam tập ngắm bắn với hòn đá trên tay để lấy cảm giác trọng lực tốt nhất - Nguồn: Trọng Hải