Bỏ ghi tên cha, mẹ trên Chứng minh nhân dân

Chính phủ vừa ban hành nghị định sẽ bỏ phần ghi tên cha, mẹ trên CMND. Cụ thể, bỏ cụm từ "họ và tên cha", "họ và tên mẹ" tại mặt sau của CMND.

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 106/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 05/1999/NĐ-CP ngày 3/2/1999 của Chính phủ về Chứng minh nhân dân (CMND) đã được sửa đổi, bổ sung bằng Nghị định 170/2007/NĐ-CP ngày 19/11/2007. Theo Nghị định mới ban hành này, sẽ bỏ phần ghi tên cha, mẹ trên CMND.
Cụ thể, bỏ cụm từ "họ và tên cha", "họ và tên mẹ" tại mặt sau của CMND.
Ngoài ra, bổ sung cụm từ "Độc lập - Tự do - Hạnh phúc" vào bên dưới cụm từ "Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" tại mặt trước CMND.
Bỏ ghi tên cha, mẹ trên CMND - Ảnh minh họa

Bỏ ghi tên cha, mẹ trên CMND - Ảnh minh họa 
Rút ngắn thời gian cấp CMND
Về thời gian cấp mới, đổi, cấp lại CMND, theo Nghị định 05/1999/NĐ-CP, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ và làm xong thủ tục theo quy định, cơ quan công an phải làm xong CMND cho công dân trong thời gian sớm nhất, tối đa không quá 15 ngày (ở thành phố, thị xã) và 30 ngày (ở địa bàn khác).
Còn tại Nghị định 106/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung như sau: Kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ và làm xong thủ tục theo quy định, cơ quan Công an phải làm xong CMND cho công dân trong thời gian sớm nhất, thời gian giải quyết việc cấp CMND tại thành phố, thị xã là không quá 7 ngày làm việc đối với trường hợp cấp mới, cấp đổi, 15 ngày làm việc đối với trường hợp cấp lại; tại các huyện miền núi vùng cao, biên giới, hải đảo, thời gian giải quyết việc cấp CMND đối với tất cả các trường hợp là không quá 20 ngày làm việc; các khu vực còn lại thời gian giải quyết việc cấp CMND là không quá 15 ngày làm việc đối với tất cả các trường hợp.
Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 2/11/2013.
Đối với CMND đã được cấp theo Nghị định 170/2007/NĐ-CP ngày 19/11/2007 của Chính phủ vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn theo quy định.

Khám tàu Singapore đâm chìm tàu cá ở Vũng Tàu

(Kiến Thức) - Tàu hàng container Sima Sapphire (quốc tịch Singapore) trọng tải 20.291 tấn đã đâm chìm tàu cá Việt Nam làm 8 ngư dân tử vong và mất tích trên vùng biển đêm 15/9.

Tàu Sima Sapphire (Singapore) được sản xuất năm 2006 chuyên chở container. Tàu có trọng tải 20.291 tấn, dài 170m, ngang 25m.
Tàu Sima Sapphire (Singapore) được sản xuất năm 2006 chuyên chở container. Tàu có trọng tải 20.291 tấn, dài 170m, ngang 25m.
Đêm 15/9, tàu xuất bến tại cảng Cát Lái (quận 2-TP.HCM) chở hàng ngàn container là hàng đông lạnh, linh kiện điện tử, đồ gỗ để cảng Klang (Malaysia). Khi đến vùng biển thuộc hải phận tỉnh Trà Vinh (cách bờ biển Vũng Tàu khoảng hơn 50 hải lý), tàu hàng này đã đâm chìm tàu cá TG92819TS có 16 thuyền viên.
Đêm 15/9, tàu xuất bến tại cảng Cát Lái (quận 2-TP.HCM) chở hàng ngàn container là hàng đông lạnh, linh kiện điện tử, đồ gỗ để cảng Klang (Malaysia). Khi đến vùng biển thuộc hải phận tỉnh Trà Vinh (cách bờ biển Vũng Tàu khoảng hơn 50 hải lý), tàu hàng này đã đâm chìm tàu cá TG92819TS có 16 thuyền viên.

Đắng lòng hoàn cảnh “dị nhân” 39 năm không ngủ

(Kiến Thức) -“Dị nhân” Phạm Phú Ngà từng 39 năm không ngủ. Nhưng đến thời điểm hiện tại “dị nhân” bị ung thư vòm họng, vợ bị ung thư buồng trứng, cuộc sống vô cùng khó khăn...

Hai vợ chồng “dị nhân” Ngà đều bị ung thư
Người dân xã Đông Giang (huyện Đông Hưng, Thái Bình) suốt thời gian dài họ xôn xao bàn luận về khả năng dị biệt của ông Phạm Phú Ngà (63 tuổi) trú tại thôn Đông An, xã Đông Giang khi ông này có thể không ngủ đến 39 năm và đã có lúc ăn khỏe bằng 20 người cộng lại. Nhưng mấy ai biết rằng, thời điểm hiện tại của “dị nhân” nổi tiếng ăn khỏe này lại không thể ăn nổi lưng cơm một ngày. Hơn nữa bản thân “dị nhân” này đang phải chống chọi trong đớn đau bởi căn bệnh ung thư vòm họng và tim to bất thường.