Bị rối loạn tiền đình, hay hoảng loạn, tiêm vắc xin COVID-19 có nguy hiểm?

Bạn đọc Đỗ Thơm (TP HCM) hỏi: "Tôi 47 tuổi, hay bị những cơn thần kinh cấp (hay hoảng loạn, lo sợ), cách đây 1 tháng lại bị rối loạn tiền đình, vậy tôi có được tiêm vắc-xin Covid-19 không?"

Bi roi loan tien dinh, hay hoang loan, tiem vac xin COVID-19 co nguy hiem?

Bác sĩ Trương Hữu Khanh (Bệnh viện Nhi Đồng 1 - TP HCM) trả lời:

Những vấn đề bạn nêu là những vấn đề sức khỏe rất thông thường, hoàn toàn không có gì phải sợ ảnh hưởng đến việc tiêm vắc-xin Covid-19 cả. Bạn nên đăng ký tiêm càng sớm càng tốt. Tiêm xong về có "hành" chút cũng bình thường, 24 - 72 giờ tự hết.

Tiêm vắc xin phòng Covid-19 có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản?

“Không có bằng chứng khoa học về việc vắc xin ảnh hưởng đến khả năng sinh sản ở nam giới hay nữ giới”.

Hiện nay, Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam WHO đã phê duyệt 7 loại vắc xin phòng Covid-19 gồm: Pfizer/BioNTech, AstraZeneca của Oxford, AstraZeneca của Viện Huyết thanh Ấn Độ, Janssen, Moderna, Sinopharm/BBIP và Sinovac.

Tiem vac xin phong Covid-19 co anh huong den kha nang sinh san?

Người tiêm đủ 2 mũi vắc xin nếu nhiễm nCoV có nguy cơ qua đời không?

Tiêm vắc xin được coi là biện pháp hiệu quả mang tính lâu dài để đẩy lùi nCoV. Vậy người đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin thì có thể qua đời khi mắc bệnh hay không?

Do tình hình dịch bệnh căng thẳng, hiện nay tất cả các nước đều đang ráo riết phủ vắc xin cho người dân càng nhanh càng tốt. Đây được coi là biện pháp thiết thực nhất để nhanh chóng đi đến thời điểm ‘sống chung với đại dịch’.

Có nhiều người thắc mắc là vì sao người tiêm 2 mũi vắc xin rồi vẫn mắc bệnh, và tiêm rồi thì có dẫn tới nguy cơ qua đời vì nCoV không.