Người tiêm đủ 2 mũi vắc xin nếu nhiễm nCoV có nguy cơ qua đời không?

Tiêm vắc xin được coi là biện pháp hiệu quả mang tính lâu dài để đẩy lùi nCoV. Vậy người đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin thì có thể qua đời khi mắc bệnh hay không?

Do tình hình dịch bệnh căng thẳng, hiện nay tất cả các nước đều đang ráo riết phủ vắc xin cho người dân càng nhanh càng tốt. Đây được coi là biện pháp thiết thực nhất để nhanh chóng đi đến thời điểm ‘sống chung với đại dịch’.

Có nhiều người thắc mắc là vì sao người tiêm 2 mũi vắc xin rồi vẫn mắc bệnh, và tiêm rồi thì có dẫn tới nguy cơ qua đời vì nCoV không.

PGĐ Sở Y tế TP. HCM lý giải tiêm đủ 2 mũi vắc xin vẫn mất vì nCoV

Theo đó, chiều ngày 12/9, PGĐ Sở Y tế TP. HCM Nguyễn Văn Vĩnh Châu đã có buổi trao đổi về vấn đề vì sao tiêm 2 mũi vắc xin vẫn mắc bệnh và qua đời. Liên quan tới việc tiêm 2 mũi vắc xin vẫn mất, BS. Châu lần nữa khẳng định: bản chất của việc tiêm vắc xin là tạo kháng thể bảo vệ cơ thể trước nguy cơ mắc bệnh và diễn biến nặng.

Người tiêm đầy đủ 2 mũi vắc xin thì cơ thể có đủ kháng thể bảo vệ cao hơn người tiêm mũi 1. Về mặt khoa học, tất cả các loại vắc xin đều có tỉ lệ bảo vệ và không bao giờ bảo vệ được 100%.

‘Tỷ lệ chống nhiễm bệnh ở các loại vắc xin ‘cô vit’ hiện nay được nghiên cứu dao động từ 70 – 80%. Vì thế, vẫn có hơn 20% người sau tiêm vẫn nhiễm bệnh’, BS. Châu nói.

Bên cạnh đó, BS. Châu nhận định: Chủng Delta có đột biến nên hệ thống miễn dịch và kháng thể của cơ thể không ngăn chặn hoàn toàn được. Do đó, nhiều trường hợp dù tiêm rồi thì vẫn có thể nhiễm bệnh.

Đối với những người lớn tuổi, tỉ lệ bảo vệ bởi vắc xin thấp hơn. Người trên 65 tuổi tiêm đủ 2 mũi được bảo vệ từ 80 – 85%, còn ở người trẻ hơn thì tỉ lệ này là 90%. ‘Theo thống kê trên thế giới, những người tiêm đủ 2 mũi vẫn có thể mắc bệnh nhưng không nặng, không cần thở oxy và điều trị hồi sức tích cực với tỉ lệ 90%. 10% còn lại vẫn diễn biến nặng và qua đời. Có nhiều lý do và không phải trường hợp nào kháng thể cũng bảo vệ được cơ thể và tác động của virus lên cơ thể’, ông Châu nói rõ.

Nguoi tiem du 2 mui vac xin neu nhiem nCoV co nguy co qua doi khong?

Hiện tại, TP. HCM chưa có con số thống kê cụ thể nên chưa thể công bố số liệu người tiêm vắc xin được bảo vệ như thế nào. Song, nhìn từ các nghiên cứu trên thế giới thì có lẽ ở Việt Nam cũng tương tự.

Vắc xin là biện pháp hữu hiệu và tốt nhất hiện nay nhưng không thể chủ quan được

Trước đó, tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long từng nói rằng: Bộ Y tế đang nghiên cứu thí điểm tại một số địa phương về việc nới lỏng đi lại cho những người đã tiêm 2 mũi. Bởi, người tiêm đủ vẫn có thể mắc bệnh và lây cho người khác dù rằng nguy cơ mắc bệnh, chuyển nặng và lây nhiễm đã giảm. Nó là giảm chứ không phải không có. Do đó, những người đã tiêm đủ vẫn không được chủ quan.

Liên quan tới tỉ lệ người mất vì nCoV ờ những người tiêm đủ, Thứ trưởng Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết: Từ các báo cáo khoa học cho thấy tỷ lệ này thấp hơn so với nhóm chưa tiêm hoặc mới tiêm 1 mũi.

Tuy nhiên, người đã tiêm đủ vẫn có thể lây cho người khác. Vì thế, tiêm đủ không đồng nghĩa với việc được tự do đi lại và bỏ qua quy định phòng dịch. Bằng chứng là đã có một số quốc gia tỷ lệ bao phủ vắc xin cao nên đã mở cửa. Tuy nhiên, sau đó số ca nhiễm tăng cao đột biến nên buộc phải áp dụng biện pháp giãn cách và tăng cường biện pháp phòng dịch. Do đó, dù đã tiêm đủ hay chưa thì cũng phải cẩn thận, tuân thủ nghiêm ngặt biện pháp phòng dịch 5k.

Vợ chồng đang dự định sinh con có nên tiêm vắc xin Covid-19 không?

Một số người đang có dự định sinh con lo lắng về việc tiêm vắc xin Covid-19 có làm ảnh hưởng tới sức khỏe hay không? Bác sĩ Calvin Q Trinh sẽ giải đáp vấn đề này.

Thạc sĩ, bác sĩ Calvin Q Trinh, Bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi chức năng TP. HCM chia sẻ về vấn đề này trên VnExpress như sau: Theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Mỹ (CDC), những cặp vợ chồng có dự định có em bé trong thời điểm hiện tay hoặc sắp tới vẫn có thể viêm vắc xin Covid-19. Hiện không có bằng chứng cho thấy bất kỳ loại vắc xin nào, kể cả vắc xin Covid-19 gây ra các vấn đề về sinh sản ở cả nam và nữ giới.

CDC không khuyến nghị xét nghiệm mang thai định kỳ trước khi trước khi tiêm chủng Covid-19.

Những lưu ý khi đi tiêm vắc xin để không bị lây nhiễm COVID-19

Bảo hộ bản thân đúng cách khi đi tiêm vắc xin, giữ khoảng cách an toàn, không tiếp xúc gần với người xung quanh tại điểm tiêm và vệ sinh cơ thể đúng cách khi về đến nhà là những lưu ý để người dân tránh lây nhiễm Covid-19.

Chiến lược tiêm vắc xin đang trong giai đoạn gấp rút để nhanh chóng tạo miễn dịch cộng đồng, bảo vệ những người chưa nhiễm covid-19.

Tuy nhiên, có rất nhiều mối quan ngại về việc lây nhiễm Covid-19 từ việc đi tiêm ngừa. Đây là mối quan ngại có căn cứ, vì chỗ đi tiêm vắc xin cũng là nơi đông người và theo nguyên tắc, càng đông người càng có nguy cơ lây nhiễm nếu chúng ta không tuân thủ các nguyên tắc an toàn. Như vậy, làm sao để đi tiêm vắc xin được an toàn hơn?