Bị rắn cắn, có nên dùng miệng hút nọc độc?

Khi bị rắn cắn, nhiều người dùng miệng hút nọc độc. Điều này có nên không?

Theo kinh nghiệm dân gian và trong nhiều bộ phim, khi bị rắn cắn, người ta thường dùng miệng hút nọc độc để sơ cứu tại chỗ. Điều này có thực sự hiệu quả không, thưa bác sĩ? (Dương H. Minh, 40 tuổi, Phú Thọ)
Trả lời
Khi bị rắn cắn, các chất độc trong nọc rắn khuếch tán rất nhanh ra các mô xung quanh, sau đó theo hệ bạch huyết và một phần theo tĩnh mạch lan ra khắp cơ thể nạn nhân và gây độc.
Do vậy, việc dùng miệng hút nọc độc là không hiệu quả, còn có thể khiến vết thương bị nhiễm trùng, gây hại cho cả người bệnh và người cấp cứu. Người dân tuyệt đối không nên sơ cứu theo cách này.
Bên cạnh đó, việc chích rạch vết thương khi bị rắn cắn nhằm để nọc độc chảy ra ngoài, sau đó đắp lá lên vết thương cũng là cách xử trí hoàn toàn không đúng.
Việc chích rạch tại chỗ bị rắn cắn khiến mất thêm thời gian để đến cơ sở y tế, tăng nguy cơ nhiễm khuẩn. Cũng chưa có loại lá cây nào được khoa học chứng minh có tác dụng điều trị khi bị rắn độc cắn, ngược lại còn có thể gây tác dụng phụ.
Việc sơ cứu không đúng cách khi bị rắn cắn có thể gây hoại tử tay chân, hôn mê, nhiễm trùng huyết, thậm chí tử vong nếu không được cứu chữa kịp thời.
 
Bi ran can, co nen dung mieng hut noc doc?
Khi bị rắn cắn, nạn nhân nên nhanh chóng quan sát con rắn, nếu có thể thì chụp hình để về sau giúp nhân viên y tế nhận biết được loại rắn.
Sau đó, cần vệ sinh thật sạch vết thương dưới vòi nước chảy, băng ép tạm thời và đến ngay cơ sở y tế. Không nên băng bó quá chặt vì có thể làm tăng nguy cơ bị hoại tử do máu không được lưu thông.
Hiện nay, người bị rắn cắn thường được chỉ định dùng huyết thanh kháng nọc rắn đặc hiệu.
Để đề phòng rắn độc cắn, người dân nên trang bị quần áo bảo hộ an toàn, khi đi đến những vùng tối nên trang bị đèn pin để soi đường.
Theo các chuyên gia, hiện tượng rắn cắn thường gia tăng vào mùa hè do đây là thời điểm rắn sinh sôi phát triển.
Việt Nam có khoảng 140 loài rắn, trong đó có khoảng 18 loài rắn độc ở đất liền và 13 loại rắn độc ở biển.
Nọc rắn độc gồm hơn 20 thành phần khác nhau, chủ yếu là protein chứa các men và độc tố polypeptide; tùy loại rắn mà thành phần chất độc cũng khác nhau.
BS Hà Giang Nam, Khoa hồi sức tích cực - chống độc, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ

Loài rắn sợ chim, ứa máu miệng giả chết để thoát thân ngoạn mục

Nghiên cứu mới công bố trên tạp chí Biology Letters đã mô tả khả năng giả chết của loài rắn kẻ ô (Natrix tessellata), một loài rắn nước không có nọc độc, phân bố rộng rãi trên nhiều nước châu Á, châu Âu và Bắc Phi.

Loai ran so chim, ua mau mieng gia chet de thoat than ngoan muc
Nhóm nghiên cứu quan sát và thử nghiệm trên những con rắn sống ở hòn đảo Golem Grad ở Bắc Macedonia, và họ phát hiện ra rằng những con rắn này có khả năng giả chết một cách tài tình như diễn viên kịch nghệ. 

Loài rắn quý hiếm tuyệt tích 172 năm bất ngờ tái xuất

Loài rắn quý hiếm, được gọi là rắn mù hoặc rắn giun, mất tích từ năm 1847, bất ngờ tái xuất tại khu bảo tồn Bukit Timah ở Singapore.

Loai ran quy hiem tuyet tich 172 nam bat ngo tai xuat
Giảng viên John van Wyhe của Trường ĐH Quốc gia Singapore đã phát hiện con rắn trên lối đi bộ tại khu bảo tồn Bukit Timah, trong tình trạng con vật đã chết. Mặc dù vậy, sự xuất hiện của loài rắn quý hiếm này đã chứng minh rằng chúng vẫn tồn tại. (Ảnh: The Straits Times) 

Hang tử thần đoạt mạng người trong tích tắc chứa một chất kịch độc

Hang tử thần ở Recreo Verde, Costa Rica, là một hang động nhỏ nhưng cực kỳ nguy hiểm, có khả năng giết chết bất kỳ sinh vật nào bước vào do chứa đầy khí carbon dioxide (CO2) độc hại.

Hang tu than doat mang nguoi trong tich tac chua mot chat kich doc
Nằm ở rìa núi lửa Poas, hang tử thần chỉ sâu 2 mét và dài 3 mét, nhưng khí CO2 bên trong không màu, không mùi, và không vị, gây tử vong gần như ngay lập tức.