Bị hàng xóm xì xào không có cháu trai, mẹ chồng phán câu xanh rờn

Hôm ấy em đi qua, cô hàng xóm vô tư nói: “Bây giờ con gái không như ngày xưa. Hồi ấy nhà cô phải cưới nhau mấy năm với có con. Chứ ai như bọn trẻ các cháu”.

Trước khi đi lấy chồng, em đã được nghe mọi người kể chuyện mẹ chồng nàng dâu. Bản thân em cũng lo sợ và nghĩ người vô tư như mình đằng nào cũng khổ sở với mẹ chồng. Nhưng may mắn thế nào, mẹ chồng em lại tâm lý và tốt bụng lắm.

Ở quê em không có tục lệ con gái đi lấy chồng thì phải trao vàng cưới. Nào ngờ ngày cưới, thấy nhà trai cứ trao vàng lớn vàng bé, mẹ em đổ mồ hôi hột vì ngượng với thông gia. Biết mẹ em ngại, mẹ chồng liền nắm tay mẹ em nói: “Chị đừng ngại, phong tục mỗi nơi mỗi khác. Nhà em cũng không câu nệ vấn đề tiền bạc đâu”.

Đến lúc kể lại, mẹ em vẫn nhắc phải tốt với mẹ chồng vì bà sống rất khéo léo và tâm lý. Còn em cũng nhờ đó mà biết mẹ chồng dù sao cũng không khó tính như những gì mà em tưởng.

Bi hang xom xi xao khong co chau trai, me chong phan cau xanh ron

Sợ em buồn, bà liền nói rằng đối với nhà chồng em, có cháu trước càng tốt. Ảnh minh họa: Internet

Thú thật lúc về nhà chồng, em đã có bầu 4 tháng. Mấy cô hàng xóm hay để ý, thi thoảng lại kéo mẹ chồng em hỏi này nọ về cái bụng. Hôm ấy em đi qua, cô hàng xóm vô tư nói: “Bây giờ con gái không như ngày xưa. Hồi ấy nhà cô phải cưới nhau mấy năm với có con. Chứ ai như bọn trẻ các cháu”.

Mẹ chồng em nghe được, sợ em buồn, bà liền nói rằng đối với nhà chồng em, có cháu trước càng tốt. Chỉ sợ con dâu không đẻ được thôi. Được mẹ chồng bênh vực, em cảm thấy mình thật may mắn. Còn cô hàng xóm thì tức tối bỏ đi.

Sau khi em sinh con, mẹ chồng chăm sóc em chu đáo còn hơn cả mẹ ruột. Bà kiêng cho em đúng 3 tháng 10 ngày không đụng nước lạnh. Mỗi ngày, mẹ chồng lại đổi món để em ăn không bị chán. Chồng em thấy mẹ chiều vợ, anh còn phải thốt lên và trêu là mình đã bị ra rìa.

Mẹ chồng em thương cháu nội lắm. Bà nói ông bà không quan tâm cháu trai hay gái, chỉ cần cháu khỏe mạnh và phát triển bình thường như các bạn là được. Nhưng có một số người lại hay để ý rồi bình luận những chuyện không hay.

Bi hang xom xi xao khong co chau trai, me chong phan cau xanh ron-Hinh-2

Thế rồi mẹ con em về, mặc cho cô ấy lẩm bẩm phía sau. Ảnh minh họa: Internet

Hôm ấy mẹ chồng và em đi chợ, thấy mấy bà hàng xóm đang tụ tập nói chuyện, bà cũng ngồi xuống chơi. Trong số ấy, có một cô ngày xưa là người yêu cũ của bố chồng em. Ngồi cạnh mẹ chồng em, cô ấy xỉa xói không có đứa cháu trai chống gậy. Em cứ tưởng mẹ chồng sẽ giận lắm, nào ngờ bà bình tĩnh đáp trả: “Tôi chỉ cần cháu khỏe mạnh, còn con trai mà nghiệp ngập như nhà bà thì không cần đâu”.

Thế rồi mẹ con em về, mặc cho cô ấy lẩm bẩm phía sau. Giờ em mới nhận thấy, mẹ chồng mình quả thật là vàng mười. Có thể em lấy chồng không giàu có, cao sang. Nhưng chồng em yêu vợ thương con. Còn mẹ chồng cũng là một người vô cùng biết lý lẽ và hết lòng bảo vệ con dâu. Như thế là em đã sướng lắm rồi, phải không các chị?.

Ra ở riêng mới biết lòng mẹ chồng

Ngày chưa kết hôn, lúc nào tôi cũng sợ đi lấy chồng phải ở chung nhà chồng.

Những câu chuyện bạn bè kể, những tình huống mẹ chồng nàng dâu trên mạng khiến tôi bị ám ảnh. Vậy nên bao năm tôi cứ chăm chăm tìm người đàn ông nào thích tự lập để yêu.

Nhưng đúng là “người tính không bằng trời tính”, tôi lại si mê một người đàn ông hết lòng vì gia đình. Ngày yêu nhau, anh hứa hẹn đủ thứ, đồng ý tất cả những đề nghị của tôi. Sau cưới, anh thay đổi chóng mặt. “Ván đã đóng thuyền” tôi gác lại dự định ra ngoài thuê nhà, chấp nhận sống chung với bố mẹ chồng.

Thấy tôi được mẹ chồng cơm bưng nước rót, em chồng căm hận

Tôi cứ tưởng ai đó gửi nhầm cho mình, không ngờ lại chính là cô em chồng quý hóa.,

Người ta vẫn nói được cái này mất cái kia. Giống tình trạng của tôi, may mắn có được mẹ chồng tốt thì gặp phải "bà cô" quá quắt và rất hay đưa chuyện.

Em chồng tôi thường chấp nhặt mọi vấn đề dù là nhỏ hay lớn. Chuyện là cô ấy cưới trước chúng tôi, khi cô ấy cưới, gia đình hai bên đều khó khăn nên quà cưới cũng không được giá trị. Lúc đó, mẹ chồng tôi chỉ lên trao cho con gái được 3 chỉ vàng. Thật ra thời điểm ấy, số vàng đó cũng đã rất quý rồi.

5 năm sau, vợ chồng tôi kết hôn thì hoàn cảnh gia đình đã khá hơn trước rất nhiều. Vào ngày cưới của chúng tôi, mẹ lên trao cho một cây vàng, điều đó khiến em chồng tôi hạnh họe. Thời gian sau bố chồng tôi xây nhà, ông kêu gọi các con đóng góp, mỗi nhà 50 triệu. Tôi biết mình là con dâu, cần có trách nhiệm nên đã đứng ra cho tất cả. Vậy mà em gái anh lại chẳng biết đấy là đâu.

Giữa cuộc họp gia đình, cô ấy cười khểnh: "Đúng thôi, lúc anh chị cưới, bố mẹ đã cho gấp 3 lần em mà". Quá bức xúc, chồng tôi tức giận đập bàn nói lại, thế là cả hai xảy ra cãi vã. Tôi phải đứng giữa giải hòa, nếu không chẳng biết sẽ xảy ra chuyện gì nữa.

Giờ em chồng tôi còn nói chuyện với họ hàng, ai cũng bảo tôi là cô con dâu lười nhác, thích hành hạ mẹ chồng. (Ảnh minh họa)

Em chồng tôi sinh con đúng lúc mẹ bị gãy chân, bà không đi chăm con gái được cũng áy náy lắm chứ. Vậy mà em cô ấy cứ hằn học, cho rằng nhà ngoại không hết lòng với con gái.

Có ác cảm với nhau từ lúc đó nên em chồng tôi ít khi sang chơi, thậm chí cô ấy cũng ít về quê thăm bố mẹ. Đợt vừa rồi bố ốm, cô ấy cũng gửi về 2 triệu mà chẳng về nhà xem tình hình thế nào.

Tôi sinh con được gần một tháng nay, em chồng vẫn không đến thăm. Cô ấy suốt ngày nói bận rộn, vậy mà vẫn đăng ảnh đi du lịch thường xuyên. Cho đến hôm qua, em chồng mới sang thăm tôi và con. Ngồi nói chuyện một lúc, em chồng lại mỉa mai: "Chị có mẹ chồng như thế là nhất rồi, bà cung phụng chiều chuộng từng chút một. Thế mà lúc tôi sinh, bà chẳng lên chăm được ngày nào đấy". Nghe chối tai, chồng tôi cáu lên với em gái, vậy là hai người lại cãi vã, em chồng nức nở bỏ về.

Hôm nay tôi thấy cô ấy gửi sang nhà mình một cái nạng. Lúc đầu tôi còn tưởng ai gửi nhầm, vậy mà em chồng gọi cho tôi rồi bảo: "Chị có đui què đâu mà phải để mẹ chồng hầu hạ thế. Tôi mua tặng cái nạng để chị đi lại cho dễ đấy".

Tôi tức quá mọi người ạ. Giờ em chồng tôi còn nói chuyện với họ hàng, ai cũng bảo tôi là cô con dâu lười nhác, thích hành hạ mẹ chồng. Tôi không biết phải làm sao nữa, chẳng lẽ lại gọi điện cho em chồng, bắt cô ấy giải thích hay sao?