Bí ẩn cung điện bằng vàng ở Tây Ban Nha biến thành màu tím

Các nhà khoa học đã tìm ra bí ẩn kỳ lạ xung quanh hiện tượng lạ đang xảy ra với cung điện cổ Alhambra bằng vàng ở Tây Ban Nha.

Theo Science Alert, cung điện bằng vàng Alhambra được xây dựng bởi những người cai trị Hồi giáo cuối cùng của Tây Ban Nha, đã tỏa sáng giữa thành phố Granada trong vòng 800 năm.
Màu sắc bên ngoài của cung điện dường như thay đổi, nổi bật như một ngọn hải đăng màu cam đất nung dưới ánh nắng trưa trước khi nhường chỗ cho màu đỏ hồng trong ánh sáng mờ dần của hoàng hôn.
Bi an cung dien bang vang o Tay Ban Nha bien thanh mau tim
 Hình ảnh cận cảnh cho thấy cung điện vàng đang "xuống cấp" bí ẩn, nơi màu tím xuất hiện trên cả những nơi đã được "vá" tạm bằng vôi trắng - Ảnh: SCIENCE ADVANCE
Tuy nhiên, các sảnh mạ vàng lung linh của cung điện cổ đang dần thay đổi màu sắc, ngay cả các bức tường quét vôi trắng được trang trí công phu cũng nối gót, dần nhuộm tất cả trong một màu tím xấu xí và ma quái.
Nhà khoáng vật học Carolina Cardell và chuyên gia kính hiển vi Isabel Guerra của Trường Đại học Granada - Tây Ban Nha đã giải mã bí ẩn trong nghiên cứu vừa công bố trên Science Advance.
Vàng là một trong những kim loại ít phản ứng nhất, có khả năng chống lại ánh sáng mặt trời, độ ẩm, ô nhiễm không khí và nhiệt độ chóng cháy, do đó rất khó để xuống cấp.
Mềm và dễ uốn, vàng cũng được sử dụng để trang trí cung điện, đồ trang trí, vũ khí và áo giáp, và các tác phẩm nghệ thuật bằng cách sử dụng một kỹ thuật gọi là mạ vàng. Trong trường hợp của Alhambra, lá vàng mỏng như tấm mỏng phủ trên các tấm thiếc dẻo ban đầu được trang trí trên các bức tường của cung điện.
Theo thời gian, các bề mặt chuyển sang màu tím kỳ lạ, và ngay lập tức được bao phủ bởi lớp thạch cao trắng vào thế kỷ 19. Thế nhưng chúng đang bắt đầu tiếp tục tím!
Sự biến đổi ánh sáng ấm áp của vàng thành màu tím bầm ban đầu được nghi ngờ cho một thủ thuật hóa học có từ thời cổ đại. Sử dụng nước cường toan, thường được tạo ra bởi hỗn hợp axit nitric và axit clohydric, được gọi là axit nitric hydrochloride, các nhà giả kim thuật La Mã đã sử dụng kỹ thuật này để tạo màu cho thủy tinh từ thế kỷ thứ 4.
Phản ứng này cũng hòa tan vàng thành các hạt nhỏ - như nhà phát minh và nhà khoa học Michael Faraday đề xuất vào năm 1856 - phân tán ánh sáng thành màu đỏ ruby, tím và xanh lam.
Tuy nhiên, cho đến nay, không có dấu hiệu nào của axit nitric hydrochloride được phát hiện trên các bức tường của Alhambra. Như vậy, một quy trình hóa học khác đã phải tạo ra sự thay đổi màu sắc bên trong Alhambra.
Cardell và Guerra bắt đầu điều tra, sử dụng kính hiển vi điện tử quét được trang bị một loạt các máy đo quang phổ để tiết lộ thành phần hóa học của các đặc điểm được lót vàng của Alhambra, ở quy mô nano.
Sau khi nghiên cứu các bức tường hàng thế kỷ của Alhambra và mô hình hóa thời tiết hóa học có thể xảy ra sau đó, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra sự kết hợp bất ngờ của các quá trình điện hóa có thể đã phủ bóng màu tím cho các bề mặt bị hư hỏng.
Cardell và Guerra đã tìm thấy những khoảng trống và khe nứt giống miệng núi lửa trong lá vàng, nơi có thể là đường dẫn cho hơi ẩm tiếp cận với lá thiếc bên dưới và ăn mòn nó, khi các bức tường không còn bụi bẩn.
Nhưng nơi những bức tường phủ đầy bụi bẩn, thay vào đó, vàng đã bị phá hủy theo cách cổ điển khác: Ăn mòn. Theo Cardell và Guerra, khi bị tước đi các electron của nó, vàng dần dần bị phân hủy và hình thành một cách tự nhiên các hạt nano vàng có đường kính khoảng 70 nanomet, có kích thước phù hợp để tán xạ một làn sóng ánh sáng khiến nó có màu tím.
Họ cũng nghi ngờ rằng sự hiện diện của các hạt nano vàng và sự xuống cấp của lớp mạ vàng lưỡng kim có khả năng lan rộng hơn những gì các chuyên gia di sản kiến trúc đã nhận thấy, bởi các nỗ lực nhằm che lấp tình trạng "hóa tím" của cung điện.
Các nhà khoa học hy vọng phát hiện này sẽ cung cấp lối đi cho các biện pháp can thiệp tương lai, nhằm giúp Alhambra giữ được vẻ lung linh đã đi vào huyền thoại thêm nhiều thế kỷ nữa.

Trầm trồ những cung điện ngoạn mục nhất thế giới

Ngày nay, hầu hết những cung điện này vẫn là điểm du lịch nổi tiếng của thế giới, mang đến cho du khách đương đại cái nhìn về quá khứ.

Tram tro nhung cung dien ngoan muc nhat the gioi
 Kiến trúc của Cung điện Hoàng gia ở Bangkok, Thái Lan mang đậm phong cách Ratanakosin. Đây từng là nơi ở chính thức của hoàng gia Thái Lan cho đến năm 1925. 

Choáng ngợp kiến trúc lộng lẫy của các cung điện nổi tiếng thế giới

Những cung điện hoàng gia không chỉ nổi tiếng bởi lịch sử lâu đời của chúng mà còn khiến du khách phải bất ngờ với vẻ đẹp và kiến trúc lộng lẫy bên trong.

Choang ngop kien truc long lay cua cac cung dien noi tieng the gioi

Cung điện Versailles, Versailles, Pháp: Versailles (hay Château de Versailles) nằm gần Paris là cung điện nổi tiếng thế giới bởi sự xa hoa, lộng lẫy. Được xây dựng vào thế kỷ 17, Versailles từng là nơi sinh sống của gia đình hoàng gia Pháp.

Choang ngop kien truc long lay cua cac cung dien noi tieng the gioi-Hinh-2
Các căn phòng bên trong cung điện được trang trí lộng lẫy với đèn chùm lấp lánh và rất nhiều tác phẩm điêu khắc. Ước tính, cung điện có khoảng 5.000 món đồ nội thất cổ và 6.000 bức tranh vô giá.
Choang ngop kien truc long lay cua cac cung dien noi tieng the gioi-Hinh-3
Cung điện Schonbrunn, Vienna, Áo: Ban đầu nơi đây được thiết kế như một nhà nghỉ cho hoàng gia săn bắn. Đến thế kỷ 17, hoàng đế Leopold I đã tu sửa để biến nơi đây thành một trong những cung điện lớn nhất thế giới, với 1.441 phòng. 
Choang ngop kien truc long lay cua cac cung dien noi tieng the gioi-Hinh-4
Cung điện rộng lớn lưu giữ nhiều báu vật vô giá thuộc về hoàng gia Áo. Bên trong là kiến trúc sang trọng, trần nhà được sơn tinh xảo, gương lớn và đèn chùm đều gắn pha lê lấp lánh.
Choang ngop kien truc long lay cua cac cung dien noi tieng the gioi-Hinh-5
Cung điện Dolmabahçe, Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ: Cung điện này có tới 285 phòng và 46 hội trường lớn nhỏ. Nơi đây từng là trụ sở của Đế chế Ottoman. Cuối thế kỷ 18, Hoàng đế Abdulmecid I đã phải bỏ ra 14 tấn vàng để mạ trần cho cung điện.
Choang ngop kien truc long lay cua cac cung dien noi tieng the gioi-Hinh-6
Cung điện được xây từ các vật liệu đắt tiền như đá cẩm thạch Marmara và thạch cao Ai Cập. Ngày nay, nơi đây mở cửa cho du khách tham quan một phần, đồng thời được sử dụng cho những nghi lễ nhà nước.
Choang ngop kien truc long lay cua cac cung dien noi tieng the gioi-Hinh-7
Cung điện Mùa đông, Saint Petersburg, Nga: Cung điện Mùa đông được trùng tu nhiều lần, phiên bản ngày nay được xây dựng từ 1730 - 1837 trong khu vực rộng 6 ha. Bên ngoài cung điện được trang trí cực kỳ xa hoa với vàng, ngà voi và nhiều tác phẩm điêu khắc quý giá.
Choang ngop kien truc long lay cua cac cung dien noi tieng the gioi-Hinh-8
Bên trong cung điện cũng được trang trí xa hoa không kém, chủ yếu bằng vàng và nhung. Tổng cộng có 1.057 phòng, 1.786 cửa ra vào, xen kẽ là các tác phẩm nghệ thuật và tượng.
Choang ngop kien truc long lay cua cac cung dien noi tieng the gioi-Hinh-9
Cung điện Mysore, Mysore, Ấn Độ: Đây là cung điện lớn nhất ở Ấn Độ, được tu sửa như ngày nay vào năm 1912. Bên ngoài cung điện trang trí kiểu cổ điển với mái vòm và lối đi thiết kế tỉ mỉ.
Choang ngop kien truc long lay cua cac cung dien noi tieng the gioi-Hinh-10
Bên trong cung điện được làm chủ yếu bằng cẩm thạch hồng và đá granit, giúp nổi bật lên các họa tiết từ bên trong. Cột, đèn chùm, trần nhà đều được sơn tinh xảo như nhấc ra từ trong tranh.
Choang ngop kien truc long lay cua cac cung dien noi tieng the gioi-Hinh-11
Cung điện Doge, Venice, Italy: Cung điện Doge (hay Palazzo Ducale) là biểu tượng quyền lực của Venice, cũng là một kiệt tác của kiến trúc Gothic.
Choang ngop kien truc long lay cua cac cung dien noi tieng the gioi-Hinh-12
Kiến trúc bên trong cung điện được trang trí tinh xảo đến mức khiến du khách phải choáng ngợp. Rất nhiều tác phẩm kiến trúc, nghệ thuật vô giá được tìm thấy ở đây. Ảnh: IT. 

Các cung điện hoàng gia là nơi ở của Vua, Nữ hoàng đương nhiệm

Những cung điện hoàng gia trên thế giới không chỉ là nơi ở của các vị vua và nữ hoàng mà còn là biểu tượng phản ánh phong cách và sự giàu có của hoàng tộc đó.

Cac cung dien hoang gia la noi o cua Vua, Nu hoang duong nhiem

Cung điện Drottningholm ở Stockholm, Thụy Điển: Cung điện Hoàng gia Drottningholm có 600 phòng, là nơi ở thường xuyên của Hoàng gia Thụy Điển kể từ năm 1981.


Cac cung dien hoang gia la noi o cua Vua, Nu hoang duong nhiem-Hinh-2
Cung điện hoàng gia này có chứa 5 bảo tàng và Nhà hát. Các phòng phía nam được dành riêng cho gia đình hoàng gia, phần còn lại của lâu đài mở cửa cho du khách tham quan.

Cac cung dien hoang gia la noi o cua Vua, Nu hoang duong nhiem-Hinh-3
Cung điện Amalienborg, Copenhagen, Đan Mạch: Cung điện này gồm 4 tòa giống nhau được xây dựng theo phong cách kiến trúc Rococo. Quảng trường nằm giữa 4 tòa lâu đài được coi là trung tâm thủ đô Đan Mạch và là biểu tượng du lịch của thành phố.

Cac cung dien hoang gia la noi o cua Vua, Nu hoang duong nhiem-Hinh-4
Hiện 1 tòa nhà được sử dụng bởi Nữ hoàng Margrethe II, 1 tòa nhà là nơi ở của gia đình Thái tử Frederick và 2 tòa nhà được dùng như viện bảo tàng, mở cửa cho du khách tham quan. 

Cac cung dien hoang gia la noi o cua Vua, Nu hoang duong nhiem-Hinh-5
Cung điện Hoàng tử ở Monaco: Hoàng tử Monaco Albert II và vợ Công nương Charlene cùng các con sống trong Cung điện Hoàng tử. Tòa lâu đài được xây dựng như một pháo đài vào năm 1162.

Cac cung dien hoang gia la noi o cua Vua, Nu hoang duong nhiem-Hinh-6
Cung điện Hoàng gia ở Madrid, Tây Ban Nha: Cung điện 3.000 phòng này vốn là nơi ở chính thức của Vua Felipe và Hoàng hậu Letizia nhưng chủ yếu được họ sử dụng để làm việc và đón tiếp khách. Hiện, gia đình hoàng gia Tây Ban Nha chủ yếu sống ở Cung điện Zarzuela.

Cac cung dien hoang gia la noi o cua Vua, Nu hoang duong nhiem-Hinh-7
Cung điện Hoàng gia ở Oslo, Na Uy: Đây là nơi ở chính thức và văn phòng chính của gia đình hoàng gia kể từ khi Vua Oscar I chuyển đến đó vào năm 1849. Nơi đây có 173 phòng, có mở cửa một phần cho công chúng trong những tháng mùa hè.

Cac cung dien hoang gia la noi o cua Vua, Nu hoang duong nhiem-Hinh-8
Cung điện Hoàng gia ở Tokyo, Nhật Bản: Các Nhật hoàng đã sống trong Hoàng cung ở Tokyo từ năm 1868. Khuôn viên của Cung điện Hoàng gia trải dài 1,3 dặm vuông. Cung điện chỉ mở cửa cho công chúng hai lần một năm để chúc mừng năm mới vào ngày 2/1 và sinh nhật của Nhật hoàng.

Cac cung dien hoang gia la noi o cua Vua, Nu hoang duong nhiem-Hinh-9
Cung điện Hoàng gia Brussels, Bỉ: Vua Philippe và Hoàng hậu Mathilde của Bỉ sử dụng Cung điện Hoàng gia Brussels để thực hiện các nhiệm vụ chính thức nhưng họ sống trong Lâu đài Hoàng gia Laeken toàn thời gian.

Cac cung dien hoang gia la noi o cua Vua, Nu hoang duong nhiem-Hinh-10
Cung điện Hoàng gia ở Phnom Penh, Campuchia: Cung điện Hoàng gia của Campuchia được xây dựng vào năm 1866 bởi Preah Bat Norodom. Chủ nhân hiện tại của cung điện là Vua Norodom Sihamoni. Chỉ có Phòng ngai vàng của cung điện là mở cửa cho công chúng. Ảnh: IT.