Bệnh nhân hồi phục ngoạn mục nhờ ghép tạng từ người cho chết não

(Kiến Thức) - Tim và gan của một người cho chết não được chuyển từ Hà Nội vào Huế đã giúp cứu sống 2 bệnh nhân bị bệnh nặng.

Ngày 5/9, Bệnh viện Trung ương Huế cho biết vừa thực hiện thành công đồng thời 2 ca ghép tạng (1 ghép tim và 1 ghép gan) từ một người cho chết não tại Hà Nội.
Trước đó, nhận được thông tin có người hiến tạng từ người cho chết não tại Bệnh viện 103 (Hà Nội), lúc 22h25 ngày 30/8, Bệnh viện Trung ương Huế đã cử các ê kíp đến Bệnh viện 103 để tiến hành lấy tạng.
Khi có kết quả tương thích giữa người cho với 2 người nhận (ghép tim và gan) tại Huế, Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia đã quyết định cho phép các kíp mổ của Bệnh viện Trung ương Huế và Bệnh viện Chợ Rẫy phối hợp với các kíp mổ của Bệnh viện Quân Y 103 (Học viện Quân Y) phẫu thuật lấy đa tạng hiến từ người đã chết não lúc 5h15 ngày 31/8.
Benh nhan hoi phuc ngoan muc nho ghep tang tu nguoi cho chet nao
Các bác sỹ thực hiện mổ ghép tạng cho bệnh nhân 
Với sự tính toán cẩn thận và chạy đua thời gian của kíp phẫu thuật lấy tạng, cùng với sự giúp đỡ tích cực của Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia, Hãng hàng không quốc gia Việt Nam và hai đầu sân bay Hà Nội - Huế, đến 10h15 cùng ngày, quả tim và gan này được vận chuyển đồng thời đưa về Bệnh viện Trung ương Huế.
Ngay trong trưa 31/8, toàn bộ các kíp phẫu thuật, kíp gây mê, kíp rửa tạng... đã tập trung phối hợp rất khẩn trương và nhịp nhàng để chạy đua thời gian thực hiện ghép tạng đồng thời trên 2 bệnh nhân.
Lúc 11h45 ngày 31/8, quả tim ghép của người hiến tặng đã tự đập và đảm bảo huyết động trong lồng ngực của người bệnh sau hơn 4 giờ thiếu máu lạnh; còn lá gan ghép bắt đầu thực hiện chức năng của mình trong cơ thể bệnh nhân một cách đầy đủ sau hơn 7 giờ thiếu máu lạnh.
Hai bệnh nhân được hiến tạng là bệnh nhân Trần Văn T. (36 tuổi, Lý Sơn, Quảng Ngãi) bị suy tim giai đoạn cuối vì bệnh cơ tim giãn và bệnh nhân Lê Khắc T. (52 tuổi, Phú Vang, Thừa Thiên Huế) bị mắc ung thư gan trên nền xơ gan mất bù đang chờ ghép tim và gan.
Đến 7h ngày 1/9, cả 2 bệnh nhân phẫu thuật ghép tạng đã hoàn toàn tỉnh táo, các thông số huyết động hô hấp ổn định, các chỉ số sinh hóa và huyết học trong giới hạn. Hai bệnh nhân trong ngày đã được rút nội khí quản, ngưng máy thở, có thể vận động nhẹ để phục hồi chức năng.
Được biết, chỉ trong tháng 8, Bệnh viện Trung ương Huế đã thực hiện ghép thành công 21 trường hợp, trong đó có 1 ghép gan, 2 ghép tim xuyên Việt, 18 ghép thận. Qua đó, nâng tổng số ca ghép tạng thực hiện thành công tại bệnh viện lên con số 800 trường hợp.

Bệnh ung thư phổi diễn viên Mai Phương mắc di căn nguy hiểm thế nào?

(Kiến Thức) - Nữ diễn viên Mai Phương mới nhập viện vì căn bệnh ung thư phổi di căn vào tim. Ung thư phổi di căn hay còn gọi là bệnh ung thư giai đoạn cuối hết sức nguy hiểm bởi tỷ lệ sống quá 5 năm rất thấp.

Sáng 5/9, thông tin nữ diễn viên Mai Phương hiện nằm điều trị ở phòng hồi sức cấp cứu tại TP.HCM khiến nhiều người không khỏi lo lắng.
Theo Vietnamnet, tiết lộ từ nguồn tin thân cận, nữ diễn viên cảm thấy mệt mỏi, khó thở trong nửa tháng trở lại đây. Cách đây vài ngày, căn bệnh ung thư phổi của Mai Phương có dấu hiệu di căn nên gia đình đã nhanh chóng đưa cô vào bệnh viện.

Đứa trẻ đầu tiên tại Mỹ được sinh ra bởi "phép màu" từ tử cung hiến tặng

Đây được coi là bước đột phá trong y học tại Mỹ khi lần đầu tiên một đứa trẻ sinh ra nhờ phương pháp cấy ghép tử cung từ người đã khuất.