Bệnh ung thư phổi diễn viên Mai Phương mắc di căn nguy hiểm thế nào?

(Kiến Thức) - Nữ diễn viên Mai Phương mới nhập viện vì căn bệnh ung thư phổi di căn vào tim. Ung thư phổi di căn hay còn gọi là bệnh ung thư giai đoạn cuối hết sức nguy hiểm bởi tỷ lệ sống quá 5 năm rất thấp.

Sáng 5/9, thông tin nữ diễn viên Mai Phương hiện nằm điều trị ở phòng hồi sức cấp cứu tại TP.HCM khiến nhiều người không khỏi lo lắng.
Theo Vietnamnet, tiết lộ từ nguồn tin thân cận, nữ diễn viên cảm thấy mệt mỏi, khó thở trong nửa tháng trở lại đây. Cách đây vài ngày, căn bệnh ung thư phổi của Mai Phương có dấu hiệu di căn nên gia đình đã nhanh chóng đưa cô vào bệnh viện.
Benh ung thu phoi dien vien Mai Phuong mac di can nguy hiem the nao?
 Nữ diễn viên Mai Phương mới nhập viện vì căn bệnh ung thư phổi di căn vào tim. Ảnh: FBNV.
Nữ diễn viên/MC Ốc Thanh Vân cho biết hiện Mai Phương bệnh tình không ổn định. Các bác sĩ và phía bệnh viện vẫn còn hội chẩn, để tìm phương án điều trị tốt nhất nên chưa có kết luận cuối cùng.
Theo thông tin từ bác sĩ, phần lớn bệnh nhân ung thư phổi di căn phát hiện trễ nên kết quả điều trị thấp, khi di căn đến gan, xương, não... chỉ 1% sống 5 năm.
Bệnh ung thư phổi là do các tế bào trong phổi phát triển đột biến gây ra. Nguyên nhân chính là do tiếp xúc với các tác nhân nhất định như khói thuốc lá, amiăng , radon hoặc có thể là do đột biến di truyền. Đặc điểm nổi bật nhật của ung thư phổi giai đoạn cuối là sự lây lan của các khối u (được gọi là di căn).
Khi mắc ung thư phổi di căn nó có thể gây ra nhiều triệu chứng trong phổi cho người bệnh như ho không hết, ho ra máu… và gây ra cho người bệnh những cơn đau ngực nặng, khó thở và thở khò khè.
Thông thường, ung thư phổi giai đoạn cuối còn làm cho người bệnh bị đau ngực nặng, khó thở và thở khò khè. Một dấu hiệu điển hình khác của ung thư phổi giai đoạn cuối đó là giảm cân đột ngột và mất cảm giác ăn ngon miệng.
Benh ung thu phoi dien vien Mai Phuong mac di can nguy hiem the nao?-Hinh-2
 
Khi ung thư đã lan tới hầu hết các bộ phận xa của cơ thể, tiên lượng cho người bệnh là rất kém. Người bệnh chỉ có 1% cơ hội sống 5 năm, trung bình, người bệnh có thể sống được từ 2-8 tháng.
Trong giai đoạn này, bệnh nhân ung thư phổi được điều trị giảm nhẹ để nhằm mục đích kiểm soát và kéo dài cuộc sống của bệnh nhân, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Chẳng hạn như bệnh nhân ung thư phổi di căn thường có những đau đớn do những tổn thương di căn gây ra thì người ta phải kiểm soát đau để làm cho bệnh nhân giảm đau hoặc chúng ta phải điều trị cho bệnh nhân để đề phòng những biến chứng có thể xảy đến với bệnh nhân ví dụ như di căn xương sẽ có thể dẫn đến gãy xương.
Vì vậy, người ta vẫn áp dụng những phương pháp điều trị ung thư phổi hiện đại, đặc biệt là hóa chất để điều trị cho bệnh nhân nhưng không phải là chữa khỏi mà là kéo dài, để kiểm soát bệnh và để nâng cao chất lượng cuộc sống và giảm nhẹ các đau đớn ở giai đoạn cuối.

Những quan niệm sai lầm về bệnh ung thư phổi

Những kiến thức về bệnh ung thư phổi được rất ít người quan tâm và hiểu đúng, thậm chí là hiểu sai lệch hoàn toàn khiến bệnh ngày càng trầm trọng và khó điều trị. 

Bệnh ung thư phổi chỉ gây ra bởi thuốc lá

10 công việc làm tăng nguy cơ mắc ung thư phổi

(Kiến Thức) - Đặc thù của một số công việc sẽ tiếp xúc với các loại hóa chất độc hại, ánh nắng mặt trời...ở cường độ cao, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, do đó làm tăng nguy cơ mắc ung thư phổi.

10 cong viec lam tang nguy co mac ung thu phoi

1. Bartender (nhân viên pha chế đồ uống) và phục vụ bàn: Làm việc trong những căn phòng đầy khói cực kỳ có hại cho phổi của bạn. Khói thuốc từ thuốc lá cũng như các loại thiết bị hút thuốc khác (như hookah) là một trong những nguyên nhân chính gây ung thư phổi.

10 cong viec lam tang nguy co mac ung thu phoi-Hinh-2
2. Người làm vệ sinh và dọn dẹp: Các vật dụng làm sạch được sử dụng chứa rất nhiều hóa chất độc hại có thể gây có nguy cơ gây ra bệnh hen suyễn. Hóa chất trong các chất tẩy rửa này có thể tạo ra phản ứng bất lợi với các mô phổi. Điều này làm tăng nguy cơ mắc ung thư phổi

10 cong viec lam tang nguy co mac ung thu phoi-Hinh-3
3. Thợ làm tóc: Việc sử dụng liên tục các hóa chất để nhuộm tóc và tạo kiểu tóc có hại cho cơ quan hô hấp của bạn và có thể dẫn đến hen suyễn nghề nghiệp. Nhiều sản phẩm làm thẳng tóc có chứa formaldehyd, một chất gây ung thư được biết đến là nguyên nhân chính gây ung thư phổi. 

10 cong viec lam tang nguy co mac ung thu phoi-Hinh-4
4. Nhân viên chăm sóc sức khỏe: Các bác sĩ, y tá và các nhân viên khác làm việc trong hệ thống chăm sóc sức khỏe như bệnh viện, văn phòng y tế hoặc viện dưỡng lão đang ngày càng có xu hướng phát triển các bệnh về phổi. Sử dụng găng tay có chứa latex có thể gây hen suyễn ở một số người.
10 cong viec lam tang nguy co mac ung thu phoi-Hinh-5
5. Xây dựng: Các nhân viên làm việc trong ngành xây dựng ngày càng dễ mắc các bệnh về phổi. Họ thường xuyên phải tiếp xúc với amiăng và các loại sợi siêu nhỏ khác có thể làm tăng nguy cơ ung thư trung biểu mô và ung thư phổi tế bào nhỏ.
10 cong viec lam tang nguy co mac ung thu phoi-Hinh-6
6. Công nhân làm việc tại các nhà máy có nguy cơ mắc bệnh hen suyễn hoặc làm xấu đi tình trạng hiện tại của họ. Tiếp xúc với kim loại hít vào các xưởng đúc, silica hoặc cát mịn, những người này có nguy cơ mắc bệnh bụi phổi silic (một bệnh làm sẹo phổi). Công nhân sản xuất có nguy cơ mắc ung thư phổi cao.
10 cong viec lam tang nguy co mac ung thu phoi-Hinh-7
7. Nông dân: Những người làm việc với cây trồng và động vật có nguy cơ cao mắc các bệnh khác nhau. Tiếp xúc nhiều lần và liên tục với hạt hoặc cỏ bị ô nhiễm nấm mốc có thể gây viêm phổi quá mẫn khiến túi khí trong phổi của bạn bị viêm và phát triển các mô sẹo.
10 cong viec lam tang nguy co mac ung thu phoi-Hinh-8
8. Thợ mỏ: Những người thợ mỏ khai thác than có nguy cơ mắc bệnh phổi viêm phế quản đến viêm phổi. Một tình trạng mãn tính gây ra do hít phải bụi được lưu trữ trong phổi trở nên khó khăn và gây khó thở. Điều này có thể gây ra sự phát triển của xơ hóa tiến triển, gây tử vong.
10 cong viec lam tang nguy co mac ung thu phoi-Hinh-9
9. Lính cứu hỏa: Nhân viên cứu hỏa phải đối mặt với nguy cơ ung thư phổi do tiếp xúc nhiều với lửa và hóa chất. Tuy nhiên, thiết bị thở độc lập (SCBA) được họ sử dụng giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh về phổi, vì nó giúp lọc một số hóa chất gây hại.
10 cong viec lam tang nguy co mac ung thu phoi-Hinh-10
10. Thợ sơn: Những người phải thường xuyên tiếp xúc với hóa chất như isocyanate, một nguyên nhân chính của hen suyễn nghề nghiệp. Các sản phẩm polyurethane trong sơn cũng gây ra tình trạng tức ngực và khó thở nghiêm trọng. Ảnh: Internet, Boldsky. 

Video "Diễn viên Mai Phương phục hồi không ngờ sau ung thư phổi di căn". Nguồn: VTC.