Bé trai 3 tuổi tử vong thương tâm do hóc kẹo hình con mắt

Cháu bé 3 tuổi ở Huế đã tử vong do hóc viên kẹo dẻo có hình con mắt do người thân mua cho.

Ngày 5/4, Sở Y tế TP Huế cho biết, Trung tâm Y tế huyện Phú Lộc vừa có báo cáo nhanh liên quan trường hợp bé trai hóc dị vật kẹo tử vong.
Nạn nhân là bé trai N.T.T.D (3 tuổi), sống cùng ông bà ngoại ở xã Lộc Thuỷ, huyện Phú Lộc, TP Huế. Mẹ cháu D. mất sớm khi cháu mới 8 tháng tuổi, bố đi làm việc ở địa phương khác.
Theo người nhà, sáng ngày 4/4, sau khi nhai kẹo hình con mắt do người thân mua cho, cháu D. xuất hiện tím tái, hôn mê. Cháu D. được đưa vào Trung tâm Y tế huyện Phú Lộc - cơ sở Chân Mây. Tại đây, các bác sĩ ghi nhận trẻ hôn mê, lay gọi không đáp ứng, đồng tử giản, Spo2 0%, không có nhịp tim, huyết áp không đo được...
Qua hồi sức tích cực hơn 1h nhưng không thành, các bác sĩ đã giải thích tình hình cho gia đình, cháu bé sau đó được đưa về nhà. Các bác sĩ cho biết, lúc vào viện trẻ ngừng hô hấp, ngừng tuần hoàn do dị vật đường thở.
Be trai 3 tuoi tu vong thuong tam do hoc keo hinh con mat
 
Theo các bác sĩ, trẻ nhỏ rất dễ bị hóc dị vật, do đó phụ huynh khi thấy trẻ có biểu hiện bất thường cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, xử trí kịp thời.
Không tự ý móc dị vật mù, chỉ thực hiện lấy dị vật nếu thấy rõ trong miệng. Ngoài ra, đưa trẻ đến bệnh viện ngay cả khi dị vật được lấy ra ngoài, đồng thời thực hiện kiểm tra tổn thương đường thở cho trẻ.
Trước sự việc trên, các bác sĩ khuyến cáo, khi trẻ dưới 2 tuổi bị hóc dị vật, nên cho trẻ nằm sấp trên cánh tay của mình, đầu hướng xuống đất, giữ chắc để cổ và đầu của trẻ khỏi bị tuột, sau đó dùng gót bàn tay còn lại vỗ mạnh 5 cái vào vùng lưng giữa 2 xương bả vai của trẻ.
Be trai 3 tuoi tu vong thuong tam do hoc keo hinh con mat-Hinh-2
Ảnh minh hoạ/ Nguồn Ngành y tế TP HCM  
Tiếp tục lật trẻ qua tay phải và quan sát xem trẻ đã hồng hào trở lại, đã thở và khóc được chưa, đồng thời kiểm tra miệng của trẻ xem có dị vật nào không và lấy ra. Nếu dị vật vẫn chưa ra ngoài hoặc trẻ vẫn chưa thể thở thì tiếp tục thực hiện biện pháp ấn ngực bằng cách lấy 2 ngón tay ấn vào vùng thượng vị (vùng trên rốn và dưới xương ức) 5 cái theo chiều từ trên xuống dưới liên tiếp, lặp lại động tác này cho đến khi xe cấp cứu tới.
Với đối tượng trẻ bị hóc dị vật đường thở trên 2 tuổi và còn tỉnh táo thì hãy để cho trẻ đứng, cha mẹ hoặc người sơ cứu sẽ đứng phía sau lưng trẻ hoặc quỳ gối rồi choàng 2 tay ra phía trước của trẻ, một tay nắm thành nắm đấm và một tay chồng lên tay còn lại để đặt vào vùng thượng vị của trẻ rồi ấn mạnh theo chiều từ dưới lên trên 5 cái thật mạnh.
Nếu trẻ bị hóc dị vật chưa thể thở được và dị vật chưa ra thì tiếp tục thực hiện biện pháp từ 6-10 lần.
Be trai 3 tuoi tu vong thuong tam do hoc keo hinh con mat-Hinh-3
Ảnh minh hoạ/ Nguồn Ngành y tế TP HCM 
Trường hợp trẻ bị hóc dị vật đường thở và hôn mê, bất tỉnh thì hãy đặt trẻ nằm ngửa, cha mẹ hoặc người sơ cứu quỳ gối, tựa 2 chân hai bên đùi trẻ. Nắm 2 bàn tay thành nắm đấm và ấn mạnh vào dưới xương ức của trẻ theo chiều từ dưới lên trên 5 cái liên tiếp. Thực hiện hà hơi thổi ngạt 2 cái, nếu dị vật vẫn chưa ra và trẻ không thở được thì tiếp tục thực hiện sơ cứu cho đến khi dị vật văng ra và trẻ khóc trở lại.
Sau khi sơ cứu, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra, thăm khám và điều trị nhằm tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.

Bật đèn ngủ khiến trẻ dậy thì sớm, giảm thị lực?

Nếu đèn ngủ được bật không đúng cách, chẳng hạn như bật đèn quá sáng, bật đèn trong một thời gian dài, sẽ có hại cho sức khỏe của trẻ.

Gây dậy thì sớm

Để hoạt động bình thường, cơ thể cần nghỉ ngơi sau chuỗi hoạt động dài ban ngày. Đặc biệt, ban đêm là thời điểm não trẻ tiết lượng lớn melatonin – một hormone có tác dụng điều hòa nhịp sinh học, hỗ trợ hệ miễn dịch và bảo vệ cơ thể trước nhiều vấn đề sức khỏe, giúp thúc đẩy sự phát triển thể chất, đồng thời ức chế hormone sinh dục.

Việc bật đèn khi ngủ sẽ khiến vỏ não hưng phấn, khó đi vào trạng thái ngủ chất lượng, có thể làm giảm 50% sự sản xuất melatonin. Melatonin cũng liên quan mật thiết đến sự phát triển của tuyến sinh dục. Khi hormone này bị suy giảm khiến hormone sinh dục không được ức chế, trẻ có nguy cơ dậy thì sớm, gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển tự nhiên của cơ thể.

Ảnh hưởng rõ nhất của trẻ dậy thì sớm là phát triển tăng nhanh theo tuổi xương, làm cho trẻ nhìn cao hơn so với các bạn cùng lớp. Tuy nhiên, trẻ dậy thì sớm sẽ làm cho khớp xương khép sớm, rút ngắn thời kỳ sinh trưởng, từ đó ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ khi trưởng thành.

Bat den ngu khien tre day thi som, giam thi luc?
Ẩnh minh hoạ/Internet 

Ngoài ra, trẻ dậy thì sớm không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao mà còn tác động tiêu cực đến tâm lý. Đối mặt với sự bất thường về thể chất khiến, trẻ sẽ cảm thấy sợ hãi, thu mình – nhất là khi tự so sánh với các bạn cùng trang lứa. Tình hình sẽ nghiêm trọng hơn nếu trẻ đối diện với sự chế giễu, phân biệt từ các bạn.

Đèn ngủ khiến trẻ chậm lớn

Khi ngủ, cơ thể trẻ vẫn tiếp tục tiết ra các hormone tăng trưởng, thậm chí một số hormone tăng chiều cao cho trẻ còn tiết ra nhiều nhất vào ban đêm. Bật đèn ngủ không chỉ khiến giấc ngủ của trẻ không sâu mà còn cản trở sự tiết ra những hormone này. Mức độ hormone tăng trưởng giảm sẽ làm chậm tốc độ tăng trưởng, ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất bình thường của trẻ sơ sinh.

Gây khó ngủ, giấc ngủ không sâu

Ánh sáng có thể làm giảm khả năng sản xuất melatonin giúp cơ thể dễ chìm vào giấc ngủ. Do đó, trẻ ngủ trong môi trường có ánh sáng mạnh dễ gặp tình trạng khó ngủ, ngủ chập chờn hoặc thường xuyên thức giấc giữa đêm. Đặc biệt, với trẻ sơ sinh, giấc ngủ đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển não bộ và thể chất, nên việc giấc ngủ bị ảnh hưởng có thể gây tác động lâu dài.

Làm suy giảm hệ miễn dịch

Ít ai biết rằng, việc ngủ trong môi trường có ánh sáng quá mạnh có thể làm giảm khả năng sản sinh kháng thể chống lại virus của trẻ. Trong khi đó, nếu ngủ trong bóng tối hoàn toàn, cơ thể trẻ sẽ tự động kích thích quá trình tạo kháng thể, giúp hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả hơn.

Để đảm bảo an toàn và tiện lợi, cha mẹ có thể sử dụng đèn ngủ có ánh sáng dịu nhẹ hoặc chỉ bật đèn khi cần chăm sóc bé trong đêm.

Ảnh hưởng đến thị lực

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trẻ em từ 2 tuổi nếu thường xuyên ngủ dưới ánh sáng đèn điện sẽ có nguy cơ cận thị lên đến 34%. Khi lớn hơn, tỷ lệ này có thể tăng lên 55% nếu thói quen ngủ dưới ánh sáng không thay đổi.

Nguyên nhân là do ánh sáng tác động đến nhịp sinh học, khiến mắt phải điều tiết liên tục ngay cả khi đang ngủ, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về mắt.

Tăng nguy cơ béo phì, tiểu đường

Ngủ trong môi trường có ánh sáng mạnh vào ban đêm có thể làm rối loạn đồng hồ sinh học, từ đó ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và làm tăng nguy cơ béo phì, tiểu đường hoặc các vấn đề về tim mạch.

Một nghiên cứu của Đại học Ohio (Mỹ) đã chỉ ra rằng, tiếp xúc với ánh sáng trong khi ngủ có thể làm thay đổi mức đường huyết và ảnh hưởng đến sự cân bằng năng lượng của cơ thể.

Thay đổi nội tiết tố

Ngay cả một nguồn sáng từ thiết bị điện tử cũng có thể làm thay đổi sự cân bằng nội tiết tố. Ánh sáng từ điện thoại thông minh, ti vi hoặc máy tính góp phần làm thiếu hụt melatonin. Ngoài ra, các quá trình sinh học khác bị gián đoạn. Giấc ngủ bị gián đoạn làm tăng hormone lão hóa và giảm chất chống lão hóa.

Tăng nguy cơ mắc trầm cảm

Một nghiên cứu cho thấy rằng việc tiếp xúc với ánh sáng vào ban đêm sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm. Ngoài ra, sự gián đoạn nhịp sinh học có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng trầm cảm.

Theo Tiến sĩ Russell của Đại học bang Texas (Mỹ), nên ngủ trong một môi trường hoàn toàn tối, có thể có tác động đáng kể đến nhịp điệu của melatonin, từ đó cải thiện chất lượng giấc ngủ, cải thiện tâm trạng và tăng cường sức sống.

Cách xử lý kịp thời khi trẻ bị hóc dị vật ngày tết

Tết về, trẻ thường bị hóc dị vật đường thở do ăn các loại hạt. Cha mẹ cần chú ý phát hiện và xử lý kịp thời tránh trẻ tử vong nhanh chóng.

Cấp cứu cũng không thành công