Bật đèn ngủ khiến trẻ dậy thì sớm, giảm thị lực?

Nếu đèn ngủ được bật không đúng cách, chẳng hạn như bật đèn quá sáng, bật đèn trong một thời gian dài, sẽ có hại cho sức khỏe của trẻ.

Gây dậy thì sớm
Để hoạt động bình thường, cơ thể cần nghỉ ngơi sau chuỗi hoạt động dài ban ngày. Đặc biệt, ban đêm là thời điểm não trẻ tiết lượng lớn melatonin – một hormone có tác dụng điều hòa nhịp sinh học, hỗ trợ hệ miễn dịch và bảo vệ cơ thể trước nhiều vấn đề sức khỏe, giúp thúc đẩy sự phát triển thể chất, đồng thời ức chế hormone sinh dục.
Việc bật đèn khi ngủ sẽ khiến vỏ não hưng phấn, khó đi vào trạng thái ngủ chất lượng, có thể làm giảm 50% sự sản xuất melatonin. Melatonin cũng liên quan mật thiết đến sự phát triển của tuyến sinh dục. Khi hormone này bị suy giảm khiến hormone sinh dục không được ức chế, trẻ có nguy cơ dậy thì sớm, gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển tự nhiên của cơ thể.
Ảnh hưởng rõ nhất của trẻ dậy thì sớm là phát triển tăng nhanh theo tuổi xương, làm cho trẻ nhìn cao hơn so với các bạn cùng lớp. Tuy nhiên, trẻ dậy thì sớm sẽ làm cho khớp xương khép sớm, rút ngắn thời kỳ sinh trưởng, từ đó ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ khi trưởng thành.
Bat den ngu khien tre day thi som, giam thi luc?
Ẩnh minh hoạ/Internet 
Ngoài ra, trẻ dậy thì sớm không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao mà còn tác động tiêu cực đến tâm lý. Đối mặt với sự bất thường về thể chất khiến, trẻ sẽ cảm thấy sợ hãi, thu mình – nhất là khi tự so sánh với các bạn cùng trang lứa. Tình hình sẽ nghiêm trọng hơn nếu trẻ đối diện với sự chế giễu, phân biệt từ các bạn.
Đèn ngủ khiến trẻ chậm lớn
Khi ngủ, cơ thể trẻ vẫn tiếp tục tiết ra các hormone tăng trưởng, thậm chí một số hormone tăng chiều cao cho trẻ còn tiết ra nhiều nhất vào ban đêm. Bật đèn ngủ không chỉ khiến giấc ngủ của trẻ không sâu mà còn cản trở sự tiết ra những hormone này. Mức độ hormone tăng trưởng giảm sẽ làm chậm tốc độ tăng trưởng, ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất bình thường của trẻ sơ sinh.
Gây khó ngủ, giấc ngủ không sâu
Ánh sáng có thể làm giảm khả năng sản xuất melatonin giúp cơ thể dễ chìm vào giấc ngủ. Do đó, trẻ ngủ trong môi trường có ánh sáng mạnh dễ gặp tình trạng khó ngủ, ngủ chập chờn hoặc thường xuyên thức giấc giữa đêm. Đặc biệt, với trẻ sơ sinh, giấc ngủ đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển não bộ và thể chất, nên việc giấc ngủ bị ảnh hưởng có thể gây tác động lâu dài.
Làm suy giảm hệ miễn dịch
Ít ai biết rằng, việc ngủ trong môi trường có ánh sáng quá mạnh có thể làm giảm khả năng sản sinh kháng thể chống lại virus của trẻ. Trong khi đó, nếu ngủ trong bóng tối hoàn toàn, cơ thể trẻ sẽ tự động kích thích quá trình tạo kháng thể, giúp hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả hơn.
Để đảm bảo an toàn và tiện lợi, cha mẹ có thể sử dụng đèn ngủ có ánh sáng dịu nhẹ hoặc chỉ bật đèn khi cần chăm sóc bé trong đêm.
Ảnh hưởng đến thị lực
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trẻ em từ 2 tuổi nếu thường xuyên ngủ dưới ánh sáng đèn điện sẽ có nguy cơ cận thị lên đến 34%. Khi lớn hơn, tỷ lệ này có thể tăng lên 55% nếu thói quen ngủ dưới ánh sáng không thay đổi.
Nguyên nhân là do ánh sáng tác động đến nhịp sinh học, khiến mắt phải điều tiết liên tục ngay cả khi đang ngủ, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về mắt.
Tăng nguy cơ béo phì, tiểu đường
Ngủ trong môi trường có ánh sáng mạnh vào ban đêm có thể làm rối loạn đồng hồ sinh học, từ đó ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và làm tăng nguy cơ béo phì, tiểu đường hoặc các vấn đề về tim mạch.
Một nghiên cứu của Đại học Ohio (Mỹ) đã chỉ ra rằng, tiếp xúc với ánh sáng trong khi ngủ có thể làm thay đổi mức đường huyết và ảnh hưởng đến sự cân bằng năng lượng của cơ thể.
Thay đổi nội tiết tố
Ngay cả một nguồn sáng từ thiết bị điện tử cũng có thể làm thay đổi sự cân bằng nội tiết tố. Ánh sáng từ điện thoại thông minh, ti vi hoặc máy tính góp phần làm thiếu hụt melatonin. Ngoài ra, các quá trình sinh học khác bị gián đoạn. Giấc ngủ bị gián đoạn làm tăng hormone lão hóa và giảm chất chống lão hóa.
Tăng nguy cơ mắc trầm cảm
Một nghiên cứu cho thấy rằng việc tiếp xúc với ánh sáng vào ban đêm sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm. Ngoài ra, sự gián đoạn nhịp sinh học có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng trầm cảm.
Theo Tiến sĩ Russell của Đại học bang Texas (Mỹ), nên ngủ trong một môi trường hoàn toàn tối, có thể có tác động đáng kể đến nhịp điệu của melatonin, từ đó cải thiện chất lượng giấc ngủ, cải thiện tâm trạng và tăng cường sức sống.

Bố mẹ và nỗi lo con dậy thì sớm

Xu hướng trẻ dậy thì sớm đang có nguy cơ gia tăng sau mỗi năm. Thông thường, bé gái dậy thì trước 8 tuổi, bé trai trước 9 tuổi được coi là dậy thì sớm.

Bác sĩ Nguyễn Kim Oanh (BV Nội tiết TW) cho biết: Xu hướng trẻ dậy thì sớm đang có nguy cơ gia tăng sau mỗi năm. Thông thường, bé gái dậy thì trước 8 tuổi, bé trai trước 9 tuổi được coi là dậy thì sớm. Nguy cơ dậy thì sớm ở trẻ nữ cao gấp 4-10 lần so với trẻ nam.

Bo me va noi lo con day thi som

Theo thống kê của các tổ chức y tế, ở Việt Nam số trẻ dậy thì sớm đang có xu hướng gia tăng theo từng năm.

Hang Sơn Đoòng lọt top điểm đến “siêu thực như ngoài hành tinh“

Với vẻ đẹp kỳ vĩ, hệ sinh thái độc đáo và quy mô khổng lồ, Hang Sơn Đoòng được bình chọn trong danh sách những điểm đến "siêu thực" trên thế giới khiến du khách như "lạc vào hành tinh khác".

Hang Son Doong lot top diem den “sieu thuc nhu ngoai hanh tinh“
 Tạp chí du lịch Wanderlust (Anh) cuối tháng 3 xếp hang Sơn Đoòng của Việt Nam vào danh sách 9 điểm đến "siêu thực" trên thế giới. Ảnh Internet
Hang Son Doong lot top diem den “sieu thuc nhu ngoai hanh tinh“-Hinh-2
Theo tạp chí, nếu du khách có giấc mơ ra ngoài không gian khám phá vũ trụ nhưng chưa thể thực hiện được thì những điểm đến có vẻ đẹp siêu thực sẽ họ làm thỏa. Ảnh Internet

Cứu sống bệnh nhân tắc động mạch phổi bằng kỹ thuật tiêu sợi huyết

Các bác sĩ khoa Hồi sức tích cực và Chống độc - Bệnh viện Hữu Nghị vừa điều trị thành công cho một bệnh nhân bị suy hô hấp và rối loạn huyết động (sốc) do tắc động mạch phổi cấp.

Theo thông tin từ Bệnh viện Hữu nghị, ngày 1/4, khoa Hồi sức tích cực và Chống độc của bệnh viện đã áp dụng kỹ thuật tiêu sợi huyết đường tĩnh mạch điều trị thành công cho bà B.T.D (68 tuổi, ở Hà Nội) bị tắc động mạch phổi cấp.
Bác sĩ Tô Hoàng Dương, Phó Trưởng khoa Hồi sức tích cực và Chống độc cho biết, bệnh nhân D từng suy hô hấp, suy tim cấp gây tụt huyết áp do tắc động mạch phổi cấp. Đây là một trường hợp cao tuổi, có nhiều yếu tố nguy cơ về tim mạch và chuyển hoá được điều trị tái thông tắc mạch phổi thành công.
Cuu song benh nhan tac dong mach phoi bang ky thuat tieu soi huyet
Hình ảnh động mạch phổi bị tắc do huyết khối.
Chiều 27/3, bà D nhập viện trong tình trạng ý thức lơ mơ, tụt huyết áp 60/40 mmHg, khó thở nhiều, suy hô hấp, kèm đau tức ngực. Tại đây, các bác sĩ nhanh chóng cho bệnh nhân thở oxy mask 10 lít/phút, truyền dịch và dùng thuốc vận mạch để nâng huyết áp.
Bác sĩ Dương cho biết, bà D có nhiều bệnh nền như rối loạn nhịp tim và suy thượng thận điều trị thường xuyên bằng thuốc. Gần đây, bệnh nhân hạn chế vận động do đau cột sống thắt lưng, có đau, sưng bắp chân trái - đây là các yếu tố nguy cơ của bệnh lý huyết khối gây tắc mạch máu.
Bệnh nhân sau đó được hội chẩn đa chuyên khoa gồm: Cấp cứu, Tim mạch, Tim mạch can thiệp, Chẩn đoán hình ảnh, Dược lâm sàng và khẩn trương được tiến hành siêu âm tim, siêu âm mạch chi dưới, chụp cắt lớp vi tính động mạch phổi và các xét nghiệm chẩn đoán cần thiết. Kết quả, bệnh nhân được chẩn đoán tắc động mạch phổi cấp có biến chứng suy hô hấp và rối loạn về huyết động.
Ngay sau khi có chẩn đoán, bệnh nhân đã nhanh chóng được chỉ định điều trị tiêu sợi huyết đường tĩnh mạch liều thấp 0.6 mg/kg trong vòng 15 phút, sau đó điều trị thuốc chống đông Heparin truyền tĩnh mạch liên tục. May mắn, sau 1 giờ truyền thuốc, bệnh nhân đỡ mệt, bớt khó thở, tình trạng hô hấp và huyết áp cải thiện. Sau 3 ngày điều trị, bệnh nhân tỉnh táo, chuyển thở oxy kính mũi 3 lít/phút, đã dừng được thuốc nâng huyết áp, ăn uống được và chuyển sang điều trị thuốc chống đông đường uống (NOACs), các kết quả siêu âm tim sau điều trị đã cải thiện tốt.
Bác sĩ Tô Hoàng Dương khuyến cáo, tắc động mạch phổi cấp là bệnh lý khá thường gặp hiện nay, đặc biệt trên đối tượng bệnh nhân cao tuổi có nhiều yếu tố nguy cơ như: bất động tại giường, đột quỵ, phẫu thuật thay khớp háng, gãy cổ xương đùi và các bệnh lý mạn tính về hô hấp, tim mạch khác.
“Tiêu sợi huyết là biện pháp hiệu quả và an toàn trong việc điều trị tắc động mạch phổi cấp đối với các trường hợp diễn biến nặng, suy hô hấp và tuần hoàn đặc biệt là trên đối tượng bệnh nhân người cao tuổi”, bác sĩ Dương chia sẻ.

Theo Ths.Bs Lê Thế Anh – Trưởng khoa Nội Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hoá, tắc động mạch phổi là bệnh lý cấp tính được xem như là “kẻ giết người thầm lặng”, khởi phát đột ngột, diễn biến phức tạp khó đoán, nguy cơ tử vong cao, đặc biệt thường lẫn trong bệnh cảnh của nhiều bệnh lý khác đi kèm nên đòi hỏi bác sĩ lâm sàng phải có kinh nghiệm, phải nghĩ đến thì mới có thể đưa ra các chỉ định cận lâm sàng phù hợp để chẩn đoán bệnh một cách nhanh chóng và chính xác.

Tắc động mạch phổi do nhiều nguyên nhân, nhưng thường gặp do huyết khối từ hệ tĩnh mạch sâu chi dưới di chuyển đến phổi. Phương pháp tiêu sợi huyết là một kỹ thuật điều trị triệt để và tối ưu không chỉ với bệnh nhân đột quỵ nhồi máu não cấp mà còn cả bệnh nhân tắc động mạch phổi, làm tan cục máu đông gây tắc mạch mà không cần phẫu thuật hay can thiệp, người bệnh sau điều trị hồi phục nhanh, giảm nguy tử vong. Đây cũng là phương pháp được ứng dụng phổ biến và thành công trong điều trị tắc động mạch phổi cấp trên thế giới và một số bệnh viện tuyến trung ương tại Việt Nam.

“Tuy nhiên để có thể thực hiện phương pháp này người bệnh cần được chẩn đoán sớm bằng trang thiết bị máy móc hiện đại với đội ngũ bác sĩ có kinh nghiệm lâm sàng tốt và sử dụng thuốc theo phác đồ nhưng phải cá thể hoá người bệnh”, Ths. Bs. Lê Thế Anh chia sẻ thêm.