Bày mâm ngũ quả thế nào để may mắn cả năm?

(Kiến Thức) - Từ xưa, mâm ngũ quả là thứ không thể thiếu trong mỗi gia đình dịp tết. Mâm ngũ quả vừa là để dâng lên bàn thờ tổ tiên, vừa để trang trí cho không khí tết thêm vui tươi, sắc màu.

Vào dịp Tết, hầu như gia đình nào cũng có mâm ngũ quả để chưng trên bàn thờ, bên cạnh bánh chưng xanh, lọ hoa, nến. Mâm ngũ quả ngày Tết theo truyền thống gồm 5 loại quả tượng trưng cho năm yếu tối ngũ hành là: Mộc, Hỏa, Thổ, Kim và Thủy được cho là cấu thành nên vũ trụ. Năm loại quả, mỗi quả một dáng vẻ và màu sắc riêng, hợp lại thành bức tranh sống động, vui mắt.
Bay mam ngu qua the nao de may man ca nam?
Mâm ngũ quả thường gồm có 5 loại quả tượng trưng cho năm yếu tối ngũ hành là: Mộc, Hỏa, Thổ, Kim và Thủy. Ảnh minh họa. 
Cứ vào khoảng 28 tháng Chạp âm lịch thì nhà nhà đều cho bày mâm ngũ quả ngày tết kèm với nhiều sản vật khác trên bàn thờ. Mâm ngũ quả thường bày trên một cái mâm bằng gỗ tiện, sơn son, có chân, gọi là mâm bồng. Nếu không có mâm bòng, có thể bày trên một cái đĩa to, nhưng phải đặt trên chồng bánh chưng để tạo dáng cao, uy nghiêm, thành kính.
Mâm ngũ quả thường gồm 5 loại trái cây
Tùy theo đặc điểm tự nhiên, phong tục tập quán và quan niệm của mỗi vùng mà có cách bày mâm ngũ quả đặc trưng mang ý nghĩa riêng. Nếu căn cứ theo triết lý phương Đông thì mâm ngũ quả phải có 5 loại quả với nhiều màu sắc riêng và cũng mang những ý nghĩa nhất định.
Lê (hay mật phụ): vị ngọt thanh ngụ ý việc gì cũng trơn tru, suôn sẻ.
Lựu: nhiều hạt tượng trưng cho con đàn cháu đống.
Đào: thể hiện sự thăng tiến.
Mai: hạnh phúc, không cô đơn.
Quả phật thủ: giống như bàn tay đức Phật, luôn chở che cho các số phận con người.
Táo: có nghĩa là phú quý.
Hồng, quýt: tượng trưng cho sự thành đạt.
Thanh long (rồng mây hội tụ) thể hiện sự phát tài phát lộc.
Bưởi, dưa hấu: căng tròn, mát lành, hứa hẹn sự ngọt ngào, may mắn.
Nải chuối xanh như bàn tay ngửa: hứng lấy may mắn, bao bọc và chở che.
Quả trứng gà (hay Lê-ki-ma) như hình đào tiên: lộc trời.
Sung: gắn với biểu tượng sung mãn về sức khỏe và tiền bạc.
Đu đủ mang đến sự thịnh vượng đủ đầy.
Xoài có âm na ná như “xài”, để cầu mong cho việc tiêu xài không thiếu thốn.
Gọi là ngũ quả nhưng thật ra, việc lựa chọn và bày biện những loại quả gì trên mâm tùy thuộc vào từng địa phương với những đặc thù về khí hậu, sản vật và quan niệm văn hóa riêng. Từ đó, người ta chọn ra những loại quả mang ý nghĩa tâm linh, tinh thần để “thiết kế” nên mâm ngũ quả.
Mâm ngũ quả của ba miền khác nhau ra sao
Ở miền Bắc, trên mâm ngũ quả thường có 5 loại quả: chuối, bưởi, đào, hồng, quýt. Cách bày mâm ngũ quả truyền thống ở miền Bắc thường gặp là nải chuối được đặt ở dưới cùng, ở giữa để đỡ lấy toàn bộ các cây trái khác.
Mâm ngũ quả đẹp là mâm ngũ quả có đủ màu sắc rực rỡ. Chính giữa nải chuối xanh thẫm là quả bưởi căng mọng hoặc quả phật thủ chin vàng nổi bật. Những quả chín đỏ đặt xung quanh. Những chỗ khuyết đặt xen kẽ quýt vàng, táo màu xanh hoặc những trái ớt đỏ mọng, hoàn thiện những nét trang trí cuối cùng.
Bay mam ngu qua the nao de may man ca nam?-Hinh-2
Mâm ngũ quả của người miền Nam thường gồm 5 loại quả là mãng cầu, sung, dừa, đu đủ và xoài, đọc chệch thành các tên “cầu sung vừa đủ xài”, hay “cầu vừa đủ xài sung”.  Ảnh minh họa: Internet.
Nếu như bày mâm ngũ quả miền Bắc thường có bưởi, đào, quýt, chuối, hồng và chú trọng ngũ sắc thì miền Trung và miền Nam coi trọng nghĩa của quả, thể hiện khí chất, sự thuận lợi về thiên nhiên. 5 loại quả hay được chọn là mãng cầu, sung, dừa, đu đủ và xoài, đọc chệch thành các tên “cầu sung vừa đủ xài”, hay “cầu vừa đủ xài sung”.
Chuối là thứ quả không bao giờ xuất hiện trong mâm quả cúng gia tiên của người miền Nam và cam cũng vậy vì bởi câu nói: “Cam làm quýt chịu”.
Tuy mỗi miền mỗi khác nhưng mâm ngũ quả trên bàn thờ ngày Tết vẫn là nơi hội tụ của hồn quả, hương cây của nét văn hóa dân tộc và ý nguyện cầu hòa, an, đủ mà người dân Việt Nam gửi gắm.
Để bày mâm ngũ quả ngày Tết đẹp, lưu ý mọi người khi bày mâm ngũ quả cần chú ý chỉ nên dùng khăn giấy ẩm lau sạch sẽ, tránh rửa để ủng nước vì quả dễ bị héo nhanh hoặc thối hỏng.
Nên chọn những quả già nhưng chưa chín quá. Chuối phải là chuối xanh để đủ cứng, đỡ những quả khác và còn đảm bảo ý nghĩa màu sắc theo Ngũ Hành và tránh khi trưng không bị chín rục.
Để chọn được nhiều quả đẹp và ngon, chất lượng tốt mọi người nên mua trước tết 3 ngày, không nên mua tận chiều 30 Tết vì cận Tết giá sẽ rất cao và ít cơ hội chọn quả đẹp để bầy mâm ngũ quả đẹp.
(Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo)

Những món ăn phòng chữa bệnh trĩ cho dân văn phòng

(Kiến Thức) - Trĩ là căn bệnh thường gặp ở dân văn phòng và có nhiều phương pháp Đông - Tây y chữa trị. Bên cạnh đó, chế độ ăn uống có vai trò rất quan trọng, trong đó có một số món ăn phòng chữa bệnh trĩ.

Nhung mon an phong chua benh tri cho dan van phong

Một trong những món ăn phòng chữa bệnh trĩ được nhiều người lựa chọn là món canh bông lý: Bông lý 150g, tôm sú lột vỏ 50g, đậu hũ 50g thêm hành gia vị vừa đủ nấu canh ăn.

Nhung mon an phong chua benh tri cho dan van phong-Hinh-2
Nếu bệnh trĩ đi cầu phân táo cứng, người nóng, tốt nhất nên chọn món ăn bài thuốc có tác dụng bổ mát, nhuận trường, tiêu viêm. Cháo lươn rau ngổ: Lươn 1 - 2 con 100g làm sạch, gạo ngon 100g, đậu xanh 100g, rau ngổ 30g, mùi tàu 50g, gia vị nấu cháo ăn.
Nhung mon an phong chua benh tri cho dan van phong-Hinh-3
Củ cải đỏ chống táo bón và trĩ cực tốt. Lượng chất xơ giàu có trong củ cải giúp cho các chất thải tống ra khỏi ruột dễ dàng hơn. Ngoài việc giúp cho chuyển động của ruột tốt, củ cải còn chứa một số dưỡng chất rất tốt cho ruột kết. Betacyanin, thành phần làm nên màu đỏ tía của củ cải được chứng minh là có khả năng chống ung thư, đặc biệt là ung thư ruột kết.
Nhung mon an phong chua benh tri cho dan van phong-Hinh-4
Cháo bột vừng đen: vừng đen sao vàng tán nhỏ cho vào lọ mỗi lần dùng 20-30g pha đường uống thường xuyên.
Nhung mon an phong chua benh tri cho dan van phong-Hinh-5
Hay một món sinh tố trái cây để chữa trĩ đơn giản: Đu đủ chín 50g, hồng xiêm chín 50g, dâu tây 50 xay sinh tố uống ngày 1 - 2 lần. Ngoài ra, tăng cường ăn các món khác chế biến chủ yếu có nhiều rau như dấp cá, rau diếp, rau đắng, giá đậu, mồng tơi, rau đay, rau lang, đậu bắp và trái cây tươi đều tốt.
Nhung mon an phong chua benh tri cho dan van phong-Hinh-6
Canh mướp hương chữa trĩ hiệu quả: Mướp hương 100g, rau đay 100g, rau bát 50g, thịt cua đồng 50g, gia vị vừa đủ nấu canh ăn tuần vài lần.
Nhung mon an phong chua benh tri cho dan van phong-Hinh-7
Canh mồng tơi, cá diếc: cá diếc 1 con 200g, mồng tơi 300g. Cá bỏ ruột, làm sạch; mồng tơi rửa sạch, cắt nhỏ. Cho cá và nước lượng vừa đủ vào nồi, đun lửa lớn cho thật sôi, rồi hạ nhỏ lửa, khi cá chín thì cho rau mồng tơi vào, nấu sôi lại. Mồng tơi chín nêm gia vị vừa ăn. Ăn nóng trong bữa cơm.
Nhung mon an phong chua benh tri cho dan van phong-Hinh-8
Cá quả quấn rau: cá quả 1 con 300g làm sạch hấp chín, rau dấp cá, rau diếp, húng quế mỗi vị 50g thêm gia vị bánh đa nem vừa đủ, quấn ăn.
Nhung mon an phong chua benh tri cho dan van phong-Hinh-9
Do bệnh trĩ gây mất máu mạn tính nên người bệnh dễ bị thiếu máu, vì vậy nên chế độ ăn cho bệnh nhân cần bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất sắt như: gan gà, cua hấp, cá ngừ, mận, mơ khô, nho khô, hạt hướng dương, hạt điều, hạnh nhân, mè, khoai tây luộc, rau bó xôi, bông cải xanh nấu chín, dưa đỏ, rau cần, mộc nhĩ đen (nấm mèo đen), vừng (mè đen), …  
Nhung mon an phong chua benh tri cho dan van phong-Hinh-10
Việt quất luôn là một trong những thức ăn tốt cho người bệnh trĩ. Vì giàu chất sắt, việt quất có thể giúp phục hồi những tổn hại trong thành mạch máu và tăng cường sức khoẻ tổng thể của hệ thống mạch.
Nhung mon an phong chua benh tri cho dan van phong-Hinh-11
Rau chân vịt tốt cho bộ máy tiêu hóa, hữu ích cho hoạt động của ruột. Loài rau giàu dưỡng chất này là một thức ăn quý hoá cho những ai phập phồng vì mắc trĩ.
Nhung mon an phong chua benh tri cho dan van phong-Hinh-12
Sung là một loại quả có tác dụng chữa nhiều bệnh như một số bệnh ung thư, viêm loét dạ dày, sỏi mật và còn có tác dụng chữa bệnh trĩ rất hiệu quả. Ảnh: Internet. 

Video "Các thực phẩm chống độc siêu hạng". Nguồn: VTC.

Những lợi ích không ngờ của quả thị

(Kiến Thức) - Quả thị là loại quả vô cùng quen thuộc với người dân Việt Nam mỗi độ thu về. Tuy nhiên, ít ai biết rằng quả thị có rất nhiều công dụng và tác dụng đối với sức khỏe con người.
 

Nhung loi ich khong ngo cua qua thi
 Quả thị là loại quả có màu vàng tươi, mọng nước và đặc biệt có mùi thơm rất đặc trưng. Ảnh tsttourist.
Nhung loi ich khong ngo cua qua thi-Hinh-2
 Mùi thơm của quả thị rất dễ chịu, đem lại cảm giác thư thái. Ảnh blogspot.
Nhung loi ich khong ngo cua qua thi-Hinh-3
Đây là một trong những loại quả chứa khá cao hàm lượng Flavonoid hoạt chất tự nhiên có nhiều tác dụng như kháng viêm, kháng khuẩn. Ảnh nhansam.
Nhung loi ich khong ngo cua qua thi-Hinh-4
 Bên cạnh đó, Flavonoid có trong quả thị còn có tác dụng chống oxy hóa, chống dị ứng và chống lão hóa hiệu quả. Ảnh drhaile.
Nhung loi ich khong ngo cua qua thi-Hinh-5
 Quả thị còn có tác dụng bổ sung vitamin C và đường cho cơ thể. Ảnh blogspot.
Nhung loi ich khong ngo cua qua thi-Hinh-6
 Quả thị có tác dụng tẩy giun ở trẻ nhỏ. Người ta thấy trẻ nhỏ ăn nhiều thịt quả thị chín vào sáng sớm lúc đói có ra giun, chủ yếu là giun kim. Ảnh blogspot.
Nhung loi ich khong ngo cua qua thi-Hinh-7
 Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng quả thị có tác dụng bổ máu, kháng nấm và kháng sốt rét. Ảnh ptcdn.
Nhung loi ich khong ngo cua qua thi-Hinh-8
 Mặc dù quả thị có nhiều công dụng nhưng nó sẽ gây hại cho dạ dày nếu ăn trong lúc bụng đói và ăn khi quả thị chưa chín. Ảnh tinbaihay.
Nhung loi ich khong ngo cua qua thi-Hinh-9
 Lý do là vì khi đói, chất tanin có trong quả thị gặp acid trong dạ dày sẽ kết lại thành khối, gây ra sỏi thị. Ảnh tinmoitruong.