Bất ngờ phân tử hiếm thấy trong sự hình thành sao trẻ

(Kiến Thức) - Các nhà thiên văn sử dụng một trong những kính viễn vọng vô tuyến tiên tiến nhất, phát hiện một phân tử hiếm nằm trong vành đĩa bụi và khí xung quanh một ngôi sao trẻ, nó có thể giúp đưa ra câu trả lời cho một trong những câu hỏi hóc búa mà các nhà thiên văn học phải đối mặt.

Ngôi sao trẻ có tên HD 163296, nằm cách Trái đất 330 năm ánh sáng và hình thành trong sáu triệu năm qua.

Nó được bao quanh bởi một vành đĩa bụi và khí đốt. Sử dụng kính viễn vọng vô tuyến ở sa mạc Atacama ở Chile, các nhà nghiên cứu đã có thể phát hiện một tín hiệu cực kỳ mờ cho thấy sự tồn tại của một dạng carbon monoxide hiếm được gọi là đồng vị 13 C 17 O.

Bat ngo phan tu hiem thay trong su hinh thanh sao tre
Nguồn ảnh: Sci-new. 

Các nhà khoa học, dẫn đầu là Đại học Leeds đã đo khối lượng khí trong vành đĩa chính xác hơn bao giờ hết. Kết quả cho thấy, vành đĩa nặng hơn nhiều so với suy nghĩ trước đây.

Alice, tiến sĩ nghiên cứu tại Leeds, người đứng đầu nghiên cứu cho biết: "Những quan sát mới của chúng tôi cho thấy có đồng vị chất 13 C 17 O nằm trong hệ thống vành đĩa sao trẻ".

"Đây là một phát hiện quan trọng bởi chúng có thể là vật liệu xây dựng tốt hơn để sao này có thể tạo thành các hành tinh lớn hơn trong tương lai".

Nghiên cứu này vừa được công bố trên Tạp chí Astrophysical.

Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực.

Choáng giải mã bí ẩn hệ thống khí hậu sao Kim

(Kiến Thức) - Sao Kim từ lâu được coi là hành tinh sinh đôi nóng hơn Trái đất, chứa đựng nhiều bí ẩn trong lớp mây dày bao quanh nó. Và chính những bí ẩn này cũng có thể là nguyên nhân gây ra những biến đổi khí hậu kịch tính trên sao Kim.

Một nghiên cứu mới quan sát tia cực tím của sao Kim suốt từ năm 2006 đến 2017 cho thấy, sự phản xạ ánh sáng cực tím của Kim tinh đã giảm một nửa so với nguyên thủy, các nhà nghiên cứu cho biết.

Sự thay đổi này có liên quan đến sự thay đổi lớn về lượng năng lượng mặt trời được hấp thụ bởi những đám mây của sao Kim và sự lưu thông trong bầu khí quyển.

Sửng sốt chất methanol trong vành đĩa ngôi sao trẻ

(Kiến Thức) - Một phát hiện thú vị trên hệ thống ngôi sao trẻ TW Hydrae nhận được sự quan tâm của giới khoa học.

Đài quan sát ALMA vừa có chuyến khám sát ngôi sao trẻ TW Hydrae trôi dạt trong không gian, ước tính ngôi sao này khoảng 5-10 triệu năm tuổi và có khối lượng bằng khoảng 80% khối lượng của Mặt Trời.
Sung sot chat methanol trong vanh dia ngoi sao tre
Nguồn ảnh: Phys.