Choáng giải mã bí ẩn hệ thống khí hậu sao Kim

(Kiến Thức) - Sao Kim từ lâu được coi là hành tinh sinh đôi nóng hơn Trái đất, chứa đựng nhiều bí ẩn trong lớp mây dày bao quanh nó. Và chính những bí ẩn này cũng có thể là nguyên nhân gây ra những biến đổi khí hậu kịch tính trên sao Kim.

Một nghiên cứu mới quan sát tia cực tím của sao Kim suốt từ năm 2006 đến 2017 cho thấy, sự phản xạ ánh sáng cực tím của Kim tinh đã giảm một nửa so với nguyên thủy, các nhà nghiên cứu cho biết.

Sự thay đổi này có liên quan đến sự thay đổi lớn về lượng năng lượng mặt trời được hấp thụ bởi những đám mây của sao Kim và sự lưu thông trong bầu khí quyển.

Choang giai ma bi an he thong khi hau sao Kim
Nguồn ảnh: Space. 

"Tình trạng thay đổi khí hậu hiện tại trên sao Kim chưa được xem xét trước đây", Yeon Joo Lee, nhà nghiên cứu tại Trung tâm Thiên văn học và Vật lý thiên văn tại Đại học Kỹ thuật Berlin, đồng thời là tác giả chính của nghiên cứu nói với Space.com.

Thời tiết trên Sao Kim, giống như Trái đất, bị ảnh hưởng bởi bức xạ mặt trời và những thay đổi thể hiện rõ trong sự phản chiếu của các đám mây xung quanh. Nhưng không giống như Trái đất, các đám mây của sao Kim được tạo thành từ axit sunfuric và chứa các mảng tối mà các nhà khoa học gọi là "chất hấp thụ không xác định" khi chúng hấp thụ hầu hết nhiệt và tia cực tím phát ra từ mặt trời.

Nghiên cứu mới cho thấy những chất hấp thụ này có thể là nguyên nhân gây ra những thay đổi nhất định trong khí hậu của sao Kim, mặc dù nhóm các nhà khoa học tin rằng cách duy nhất để biết chắc chắn là thông qua các quan sát sâu hơn vào tầng mây của Kim tinh.

Thời tiết trên Kim tinh đã khá khắc nghiệt, với nhiệt độ lên tới 880 độ F (471 độ C) và gió quét qua bề mặt sao Kim với tốc độ 450 dặm / giờ (724 km / giờ). 

Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực.

Khám phá gợn sóng không, thời gian lỗ đen lạ gửi đến trái đất

Một lỗ đen cực xa xôi làm chấn động vũ trụ từ 900 triệu năm trước, để rồi làm lan tỏa một gợn sóng không – thời gian bí ẩn đến trái đất hiện đại.

Các nhà khoa học đã xác định được một sự kiện kỳ lạ bậc nhất vũ trụ nhờ vào tín hiệu kỳ lạ mà 2 đài quan trắc sóng hấp dẫn bằng giao thoa kế laser LIGO (đặt tại Mỹ) và Virgo (đặt tại Ý) cùng bắt được: những gợn sóng không – thời gian.

Lạ kỳ vụ nổ vũ trụ tạo ra vàng và bạch kim

Từ quan sát đầu tiên về vụ va chạm các sao neutron năm 2017, các nhà khoa học nhận ra vụ nổ tia gamma năm 2016 là một kilonova, tức loại vụ nổ tạo ra vàng và bạch kim trong vũ trụ.

Vụ va chạm giữa các sao neutron, được phát hiện vào tháng 8/2017, đã tạo ra sóng hấp dẫn, các nguyên tố nhẹ và nặng như vàng và bạch kim. Nhưng các nhà thiên văn học nhận ra rằng họ cũng đã chứng kiến một kilonova, loại vụ nổ tạo ra vàng và bạch kim, trong năm 2016.