Bật mí sửng sốt về loại va chạm sao mới

(Kiến Thức) - Các nhà khoa học tại Đài quan sát ALMA, Chi Lê bất ngờ quan sát tường tận quá trình hình thành sao CK Vulpeculae, qua một quá trình va chạm sao, sáp nhập hai sao lùn tàn khốc nhất trong vũ trụ.

Cụ thể, nhà thiên văn học người Pháp Père Dom Anthelme đã theo dõi quá trình sáp nhập hình thành sao CK Vulpeculae nằm trong chòm sao Cygnus. Đó là sự sáp nhập của hai ngôi sao, một sao lùn trắng và một sao lùn nâu.

Được biết, sao lùn trắng là tàn dư của một ngôi sao cổ trong Hệ Mặt trời đã kết thúc vòng đời, trong khi sao lùn nâu là 'sao lang thang” có khối lượng gấp 15-75 lần Sao Mộc.

Bat mi sung sot ve loai va cham sao moi
Nguồn ảnh: Phys. 

Hai ngôi sao quay quanh nhau cho đến khi chúng di chuyển gần hơn rồi sáp nhập, cú va chạm sao phun ra những mảnh vật liệu có thành phần hóa học mới và phần lớn vật chất sao lùn nâu còn sót lại bao phủ nhiều trên bề mặt của sao CK Vulpeculae.

Khi sáp nhập, ngôi sao lùn trắng bị xé toạc và phần còn lại của nó bị đổ trên bề mặt của sao lùn nâu.

Lực hấp dẫn cùng năng lượng nhiệt hạch tạo ra các phân tử và các đồng vị nguyên tố hóa học bất thường.

Vụ va chạm hình thành sao này là một trong những sự kiện sáp nhập bạo lực nhất trong vũ trụ.

Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực

Phát hiện bất ngờ về kim loại trên siêu sao Mộc

(Kiến Thức) - Lần đầu tiên, các nhà thiên văn học tìm thấy sắt và titan trong bầu khí quyển của sao Mộc, một hành tinh bên ngoài hệ Mặt trời. Hành tinh ngoại lai này có tên là KELT-9b, là hành tinh ngoại lai nóng nhất từng được phát hiện.

Được biết, KELT-9b cách khoảng 620 năm ánh sáng tính từ Trái đất, nằm trong chòm sao Cygnus. KELT-9b mang bản chất là một hành tinh khí khổng lồ tựa như sao Mộc nhưng nó có khối lượng lớn gấp ba lần và gấp đôi đường kính của sao Mộc, quỹ đạo rất gần với sao chủ của nó tên là KELT-9.
Được biết, bầu khí quyển của hành tinh này lên tới 4.300 độ C cực kỳ nóng, Kevin Heng, một nhà vật lý thiên văn tại Đại học Bern ở Thụy Sĩ tham gia vào nghiên cứu nói với Space.com.

Kinh ngạc vệt khí nóng từ một cụm thiên hà khổng lồ

(Kiến Thức) - Các nhà thiên văn học làm việc tại Đài quan sát tia X Chandra của NASA phát hiện một vệt đuôi khí nóng khổng lồ, kéo dài hơn một triệu năm ánh sáng từ một cụm thiên hà khổng lồ.

Trước giờ, cụm thiên hà là những cấu trúc lớn nhất trong vũ trụ được liên kết với nhau bởi lực hấp dẫn.

Mặc dù các cụm thiên hà có thể chứa hàng trăm hoặc thậm chí hàng nghìn thiên hà riêng lẻ, bên cạnh đó cũng chứa nhiều phân tử khí nóng, tạo ra tia X và vật chất tối bí ẩn không nhìn thấy được.

"Sửng sốt" thiên hà "ma" xuất hiện gần Milky Way

(Kiến Thức) - Một thiên hà mờ nhạt, hành vi quái đản xuất hiện cạnh thiên hà Milky Way gây ngạc nhiên các chuyên gia. Thiên hà ma quái có kiểu dạng mờ nhạt, lúc ẩn lúc hiện, độ sáng thấp hơn Milky Way.

Cụ thể, mới đây Vệ tinh Gaia của Châu Âu trong quá trình thăm dò thiên hà Milky Way thì bất ngờ phát hiện một đối tượng thiên văn kỳ lạ.
Các nhà khoa học đặt tên đó là Antlia 2 (hoặc Ant 2) nằm phía sau vành đĩa Milky Way. Tuy nhiên, trong phát hiện mới nhất, thiên hà ma quái Antlia 2 có kiểu dạng mờ nhạt, lúc ẩn lúc hiện, độ sáng thấp hơn Milky Way và bên trong chứa rất ít sao.