Báo động: Càng ngày càng nhiều người trẻ mắc ung thư tinh hoàn

Ung thư tinh hoàn là loại ung thư chiếm tỷ lệ rất thấp, thường chưa đầy 1% các loại bệnh ung thư ở nam giới, nhưng hiện nay tại Việt Nam, bệnh ung thư này đã bất ngờ tăng, đặc biệt nhiều thanh niên mới lớn cũng đã bị...
 

Chưa đầy 20 tuổi đã bị ung thư tinh hoàn
Từ nhiều tháng qua, chàng trai trẻ N.T.H (19 tuổi, ở Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng) phát hiện vùng bìu phải có một khối cứng, to dần lên. Theo như lời của H. thì khi sờ vào vùng bìu, anh thấy một khối cứng, nhưng ấn vào không đau, vú hơi to và đau ở hông.Tuy nhiên, H. chỉ nghĩ là bị một khối u gì đó nên tìm đến bệnh viện để kiểm tra.
Bao dong: Cang ngay cang nhieu nguoi tre mac ung thu tinh hoan
Các bác sĩ Bệnh viện Bình Dân tiến hành phẫu thuật điều trị cho một bệnh nhân mắc bệnh ung thư tinh hoàn - Ảnh: T.N 
Sau đó, H. đến Khoa Nam học, Bệnh viện Bình Dân (TP.HCM) để kiểm tra. Tại đây, các bác sĩ phát hiện một khối u tinh hoàn phải đã di căn. Các bác sĩ thông báo H. bị một bướu tinh hoàn và khuyên anh nên đi trữ tinh trùng trước khi can thiệp điều trị.
Lúc này, H. bàng hoàng và không tin vào mắt mình, anh sững sờ, thậm chí rối trí vì quá sợ hãi khi được thông báo về bệnh, anh đã hỏi lại bác sĩ rất nhiều lần vì không tin rằng mình mắc bệnh ấy.
Bác sĩ Trần Đoàn Quốc Thiên (Khoa Nam học, Bệnh viện Bình Dân) cho biết, trường hợp của bệnh nhân H. buộc các bác sĩ phải phẫu thuật cắt bỏ tinh hoàn. Sau khi giải phẫu bệnh, bác sĩ phát hiện đây là một u tinh hoàn ác tính, bệnh nhân H. tiếp tục được điều trị với phác đồ hóa trị hỗ trợ tại khoa ung bướu để điều trị triệt căn ung thư.
Bệnh tăng đột biến
Theo bác sĩ Thiên, ung thư tình hoàn là căn bệnh vốn hiếm gặp trước đây, y văn thế giới cho biết chỉ chiếm chừng 1% ung thư ở nam.Tuy nhiên, trong những năm gần đây căn bệnh này đang có xu hướng tăng mạnh.
Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy tỷ lệ của ung thư tinh hoàn ngày càng tăng trong vài thập niên qua. Nguy cơ bị ung thư tinh hoàn tăng cao khi người bệnh có tinh hoàn ẩn (tinh hoàn không nằm trong bìu mà nằm trong ổ bụng), tinh hoàn bị teo, tiền sử gia đình có cha, anh em trai bị ung thư tinh hoàn và người mẹ trong lúc mang thai sử dụng các thuốc nội tiết (DES, estrogen).
Tại Bệnh viện Bình Dân, trong 2 năm 2017 và 2018 bệnh viện tiếp nhận và điều trị 151 trường hợp ung thư tinh hoàn, trong đó, năm 2017 là 73 ca, còn năm 2018 lên đến 78 ca. Điều đáng nói, phần lớn các ca ung thư tinh hoàn đều ở người trẻ tuổi, từ 15 đến 35 tuổi.
“Ung thư tinh hoàn gây giảm sức khỏe, giảm chất lượng sống, hiếm muộn và có thể dẫn đến tử vong”, bác sĩ Thiên nói.
Phòng ngừa bằng cách nào?
Theo bác sĩ Thiên, ung thư tinh hoàn có khả năng chữa lành khá cao. Thống kê tại Mỹ trong năm 2018 vừa qua có 8.500 trường hợp ung thư tinh hoàn mới mắc, nhưng chỉ có 350 trường hợp tử vong. Điều này cho thấy ung thư tinh hoàn là ung thư có thể được chữa lành cao so với các loại ung thư khác.
“Điều trị chính trong ung thư tinh hoàn là phẫu thuật cắt tinh hoàn có chứa bướu. Sau khi phẫu thuật, tùy thuộc vào kết quả giải phẫu bệnh mà có thể phối hợp hóa trị và xạ trị cho bệnh nhân. Ung thư tinh hoàn nếu được phát hiện và điều trị sớm tỷ lệ sống sau 5 năm của ung thư tinh hoàn lên tới 95%”, bác sĩ Thiên nói.
Bác sĩ Thiên cho rằng những trường hợp ung thư tinh hoàn khó điều trị là do bệnh nhân chủ quan, chần chừ để đến giai đoạn trẻ. Bên cạnh đó, có những trường hợp phát hiện ung thư tinh hoàn đã phẫu thuật cắt khối u nhưng chủ quan, lơ là trong việc theo dõi, tái khám khiến cho u tái phát hoặc di căn gây nguy hiểm đến tính mạng.
“Để phòng ngừa ung thư tinh hoàn, nam giới, nhất là những người trong độ tuổi từ 15 - 35 tuổi, cần tự kiểm tra tinh hoàn bằng cách nắn nhẹ hai bên bìu ít nhất 1 lần/tháng. Đây là phương pháp theo dõi đơn giản và dễ áp dụng. Khi phát hiện có một khối đặc bất thường trong bìu, cho dù không gây đau cũng cần đến bệnh viện có chuyên khoa về nam học gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời”, bác sĩ Thiên khuyến cáo.

Nhầm lẫn giữa yêu bản thân và ích kỷ, mấy ai hiểu được

Người phụ nữ ích kỉ có thể chỉ nghĩ đến quyền lợi của mình, không chăm lo gì cho ai. Họ sẽ đau khổ khi phải hi sinh lợi ích bản thân cho người khác. Người phụ nữ yêu bản thân không thế, họ hi sinh nhưng họ vẫn sống hạnh phúc.

Yêu bản thân không có nghĩa là không yêu gia đình, càng không có nghĩa là ích kỉ.

Bác sĩ BV K chỉ rõ đối tượng cần cảnh giác với ung thư tiêu hóa

(Kiến Thức) - Bệnh viện K mới phẫu thuật thành công cho 2 bệnh nhân gần 90 tuổi mắc ung thư dạ dày và đại trực tràng – đây là hai căn loại ung thư ngày càng gia tăng ở nước ta.

Ăn theo cách này có thể khiến cà chua thành thuốc độc

Cà chua là một loại quả quen thuộc, chứa nhiều vitamin bổ dưỡng. Tuy nhiên, nếu ăn sai cách loại quả này có thể gây độc, nguy hại cho sức khỏe của bạn.

An theo cach nay co the khien ca chua thanh thuoc doc
Ảnh minh họa: Internet. 
Cà chua chín sẽ đáp ứng được 13% nhu cầu hàng ngày về vitamin A, 8% nhu cầu vitamin B6, từ 33 - 50% nhu cầu vitamin C. Ngoài ra, còn có vitamin B1 (0,06mg), B2 (0,04mg), PP (0,5mg). Các chất bổ dưỡng như đạm, đường, chất béo và khoáng vi lượng như canxi, sắt, kali, phosphor,... có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên không phải ai ăn cà chua cũng tốt cho sức khỏe và ăn cà chua như thế nào cũng được.
Dưới đây là những sai lầm khi ăn cà chua mà nhiều người mắc phải:
Ăn cà chua xanh
Cà chua chưa chín có chứa số lượng lớn alkaloi, dễ gây ngộ độc thực phẩm. Các triệu chứng ngộ độc do ăn cà chua xanh như buồn nôn, nôn mửa, tiết nước bọt, yếu sức, mệt mỏi… có thể đe dọa tính mạng.
Ăn cà chua khi đói
Ăn cà chua vào lúc đói, chất pectin và nhựa phenolic có trong cà chua có thể phản ứng với axít, ảnh hưởng lớn đến dạ dày. Dạ dày tiêu thụ những chất này có thể gây nên tình trạng nôn mửa, đau bụng.
An theo cach nay co the khien ca chua thanh thuoc doc-Hinh-2
 
Cà chua chứa rất nhiều vitamin K. Tác dụng chính của vitamin K là xúc tác cho sự tổng hợp của prothrombin và coagulin trong gan. Vì vậy, nếu bạn ăn cà chua khi dùng thuốc chống đông, nó sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả của các loại thuốc này. Ảnh minh họa: Internet
Dùng cà chua nấu chín trong thời gian dài
Khi sử dụng cà chua đã bị nấu chín kĩ hoặc để trong thời gian dài, dinh dưỡng và hương vị sẽ mất đi. Bên cạnh đó, nếu ăn phải cà chua không còn chất dinh dưỡng có thể gây nên tình trạng ngộ độc thực phẩm.
Ăn cà chua và dưa chuột
Bởi vì dưa chuột chứa một loại enzyme catabolic, sẽ phá hủy hàm lượng vitamin C có trong các loại rau khác. Cà chua là một loại rau có chứa một số lượng lớn vitamin C. Nếu bạn ăn hai loại thực phẩm với nhau, vitamin C trong cà chua sẽ bị phân hủy và bị phá hủy bởi các enzyme catabolic trong dưa leo.
Ăn cà chua khi đang uống thuốc chống đông máu
Cà chua chứa rất nhiều vitamin K. Tác dụng chính của vitamin K là xúc tác cho sự tổng hợp của prothrombin và coagulin trong gan. Vì vậy, nếu bạn ăn cà chua khi dùng thuốc chống đông, nó sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả của các loại thuốc này.
An theo cach nay co the khien ca chua thanh thuoc doc-Hinh-3
Cà chua chưa chín có chứa số lượng lớn alkaloi, dễ gây ngộ độc thực phẩm. Các triệu chứng ngộ độc do ăn cà chua xanh như buồn nôn, nôn mửa, tiết nước bọt, yếu sức, mệt mỏi… có thể đe dọa tính mạng. Ảnh minh họa: Internet. 
Ăn cà chua khi đói
Cà chua có chứa một lượng lớn các chất làm se da hòa tan, sẽ phản ứng với axit dạ dày và đông vào cục u không hòa tan. Những khối u này có thể ngăn chặn các môn vị của dạ dày, dẫn đến đau bụng và khó chịu.
Cà chua chứa rất nhiều pectin và nhựa phenolic và các thành phần khác giống như trong quả hồng vàng. Khi ăn cà chua lúc đói, những chất này có thể dễ dàng phản ứng với axit, hình thành các cục không hòa tan, gây ảnh hưởng đến dạ dày, khiến khó chịu. Dạ dày phải tiêu thụ những chất này có thể gây ra đau bụng, nôn mửa và thậm chí là sốc. Do vậy, tuyệt đối không nên ăn cà chua lúc đang đói.
An theo cach nay co the khien ca chua thanh thuoc doc-Hinh-4
Dưa chuột chứa một loại enzyme catabolic, sẽ phá hủy hàm lượng vitamin C có trong các loại rau khác. Cà chua là một loại rau có chứa một số lượng lớn vitamin C. Nếu bạn ăn hai loại thực phẩm với nhau, vitamin C trong cà chua sẽ bị phân hủy và bị phá hủy bởi các enzyme catabolic trong dưa leo. Ảnh minh họa: Internet 
Sử dụng chảo nhôm, gang khi chế biến cà chua