Bánh pizza chống ung thư, nhiệt độ của bìu giành giải Ig Nobel 2019

Một nghiên cứu về việc liệu pizza được làm và ăn ở Ý có ngăn ngừa được ung thư hay không và phát minh máy thay tã là một trong những người chiến thắng giải thưởng Ig Nobel 2019.

Các nhà khoa học đo nước bọt của trẻ em và những người kiểm tra niềm vui khi gãi ngứa cũng được vinh danh tại Lễ trao giải Ig Nobel thường niên lần thứ 29. Giải thưởng đã được trao vào tối hôm qua tại Đại học Harvard ở Cambridge, Massachusetts.
Các giải thưởng nhằm mục đích "tôn vinh sự khác thường, tôn vinh trí tưởng tượng - và thúc đẩy sự quan tâm của mọi người đối với khoa học, y học và công nghệ", các nhà tổ chức cho biết. Sân khấu trao giải thưởng theo truyền thống được trang trí với một chiếc máy bay giấy.
Giải thưởng cao nhất trong hạng mục giải phẫu thuộc về Roger Mieusset và Bourras Bengoudifa cho công trình từ năm 2007 đo sự bất cân xứng nhiệt độ bìu ở những người đưa thư trần truồng và mặc quần áo ở Pháp.
Fritz Strack thuộc Đại học Wurzburg đã giành giải thưởng tâm lý học vì "khám phá ra rằng việc ngậm bút trong miệng sẽ khiến người ta cười, điều đó khiến người ta hạnh phúc hơn - và sau đó phát hiện ra rằng điều đó không xảy ra."
Một nhóm nghiên cứu Nhật Bản đã mang về nhà giải thưởng hóa học để ước tính tổng lượng nước bọt được sản xuất mỗi ngày bởi một đứa trẻ năm tuổi điển hình là 1 lít. Suốt 13 năm qua, Nhật luôn đoạt giải.
Banh pizza chong ung thu, nhiet do cua biu gianh giai Ig Nobel 2019
GS Shigeru Watanabe (Nhật Bản) nhận giải. 
Iman Farahbakhsh của Iran đã giành giải thưởng kỹ thuật cho cỗ máy thay tã của trẻ sơ sinh, được cấp bằng sáng chế ở Mỹ năm ngoái.
Một nhóm nghiên cứu quốc tế đã nhận được giải thưởng Hòa bình chống Nobel vì đo lường mức độ dễ chịu của việc gãi ngứa. Không phải không có lý, nhất là với những ai bị ngứa mãn tính, chảy máu, vì thà đau còn hơn ngứa.
Trong khi đó, Silvano Gallus đến từ nước Ý nhận giải thưởng về thuốc với những bằng chứng chứng minh rằng pizza có thể bảo vệ chống lại bệnh tật và cái chết, nhưng chỉ khi nó được sản xuất và tiêu thụ ở Ý.
Chuyên gia hiếm muộn Roger Mieusset (Pháp), ĐH Toulouse, giành giải y học cho phát hiện, nửa bên trái của quý nam giới sẽ ấm hơn nếu mặc quần áo. Mieusset thậm chí còn phát minh thêm quần giữ ấm cho nam giới để hỗ trợ ngừa thai.
Giải kinh tế về tay các nhà nghiên cứu Hà Lan, Trung Tâm nghiên cứu bệnh truyền nhiễm ĐH Radboud, với phát hiện tiền giấy có thể lây lan vi sinh truyền nhiễm, và nhiều nhất chính là đồng leu của Romania.
Hai kỹ sư gốc Hoa Patricia Yang và David Hu tại Viện kỹ thuật Georgia, Atlanta, ăn mừng lần thứ hai thắng giải. Lần này, đông đảo hơn về nhân sự, họ đã lý giải vì sao phân của gấu túi hình khối. Lần đầu, năm 2015, họ phát hiện động vật có vú “trút bầu tâm sự” trong 21 giây.
Các nhà nghiên cứu được phép trình bày công trình của mình trong vòng 60 giây. Nếu những người chiến thắng sử dụng quá thời gian đó, họ sẽ bị một cô bé tám tuổi nhắc: "Làm ơn dừng lại, tôi chán."
Giống như mọi năm, các giải thưởng sẽ được trao bởi những người đoạt giải Nobel thực sự, với bốn người tham dự buổi lễ hôm thứ Năm.
Những người chiến thắng nhận được 10 nghìn tỷ đô la Zimbawe tiền mặt - về cơ bản là vô giá trị bởi lạm phát tiền tệ của đất nước Zimbabwe.
Marc Abrahams, biên tập viên của tạp chí "Biên niên sử nghiên cứu có thể cải tiến", đã kết thúc buổi lễ bằng câu nói: "Nếu bạn không giành được giải Ig Nobel tối nay, chúc các bạn may mắn hơn vào năm tới."
Giải Ig Nobel là giải thưởng nhại lại giải Nobel, được trao tặng vào đầu mùa thu hàng năm - gần với thời gian mà giải Nobel chính thức được công bố - cho 10 thành tựu mà "đầu tiên làm con người cười, sau đó làm họ suy nghĩ". Mục đích chính của giải là tạo không khí vui vẻ nhằm khuyến khích nghiên cứu. Có nhiều nhà khoa học vừa đoạt giải Nobel năm nay thì sau đó lại đoạt giải Ig Nobel hoặc ngược lại.

Chuyện ly kỳ, bí ẩn về nhà khoa học "điên", kẻ bác học "khùng"

Nikola Tesla là nhà khoa học người Mỹ gốc Serbia nổi tiếng thế kỷ 19 với hàng loạt phát minh quan trọng. Tính cách cổ quái khiến ông bị cô lập trong giới khoa học lúc bấy giờ, và bị những người cùng thời coi như một kẻ bác học điên khùng.

Vào giai đoạn Thế chiến II đang leo thang tới đỉnh điểm, Tesla tuyên bố đã phát minh ra một vũ khí với cái tên “tia hủy diệt”.

Loài chuột "lạ" biết ân ái là chết vẫn không ngại "yêu" 14 tiếng

(Kiến Thức) - Loài chuột kaluta đực sẽ giao phối với nhiều con cái khác nhau. Chúng giao phối liên tục trong nhiều ngày và mỗi lần đều có thời gian rất dài. Có nhiều con Kaluta đực một lần giao phối lâu tới 14 giờ.

Choáng những động vật phát ra tiếng kêu lớn nhất Trái Đất

 Decibel (dB) là đơn vị đo lường độ lớn của âm thanh. Thông thường, tiếng nói của con người có độ lớn khoảng 60 dB. Những âm thanh lớn hơn 120 dB có thể gây đau tai, thậm chí gây điếc. Tuy nhiên, trong tự nhiên, có nhiều loài động vật có thể phát ra âm thanh lớn hơn thế rất nhiều.

Choang nhung dong vat phat ra tieng keu lon nhat Trai Dat
1. Linh cẩu, 112 dB
Linh cẩu là loài động vật ăn xác chết ở vùng đồng cỏ, chúng có thân hình giống như loài chó. Đây là một trong những loài động vật hiếm có dám chiến đấu với loài sư tử. Không quá ngạc nhiên nếu linh cẩu là một trong mười loài động vật có tiếng kêu lớn nhất thế giới tự nhiên, lý do là vì chúng thường sống trong những đàn lớn trên một diện tích rất rộng. Linh cẩu có thể tạo ra nhiều loại âm thanh khác nhau để báo động cho đồng loại trong nhiều tình huống. Tiếng ồn mà chúng tạo ra có thể lên đến 112 dB.
 
Choang nhung dong vat phat ra tieng keu lon nhat Trai Dat-Hinh-2
2. Hà mã, 110 đến 114 dB
Bạn có tin rằng hà mã là một trong những loài động vật nguy hiểm nhất thế giới tự nhiên. Chúng cực kỳ hung dữ, có thể đuổi theo kẻ thù với vận tốc 32 km/h. Âm thanh mà chúng phát ra cũng rất kinh khủng, khoảng 114 dB, trở thành một trong số những loài động vật “ồn ào” nhất thế giới. 
Choang nhung dong vat phat ra tieng keu lon nhat Trai Dat-Hinh-3
3. Sư tử, 114 dB
Từ thiên nhiên hoang dã của châu Phi hoặc trong vườn bách thú, bạn có thể nghe thấy tiếng gầm khủng khiếp của vua sư tử. Những tiếng gầm này có độ lớn lên đến 114 dB, lớn nhất trong họ nhà mèo. Tiếng gầm này có thể nghe thấy ở khoảng cách 5 dặm. 
Choang nhung dong vat phat ra tieng keu lon nhat Trai Dat-Hinh-4
4. Sói xám, 115 dB
Sói là một động vật xã hội sống trong các gói bao gồm 6 đến 15 thành viên. Tiếng hú của chúng có thể nghĩa là chúng đang muốn đánh dấu lãnh thổ hoặc liên lạc với đồng loại. Những tiếng hú rùng rợn có thể lớn đến 115 dB. Nhiều người cho rằng, sói thường hú vào những lúc trăng tròn nhưng các nhà khoa học đã bác bỏ ý kiến này.
 
Choang nhung dong vat phat ra tieng keu lon nhat Trai Dat-Hinh-5
5. Voi châu Phi, 117 dB
Những con voi là một trong những động vật cực kỳ thông minh và có tính xã hội trong thế giới động vật. Chúng sử dụng các loại âm thanh khác nhau để giao tiếp với nhau. Âm thanh đó bao gồm tiếng vòi, tiếng gầm, tiếng ầm ầm và tiếng khịt mũi. Sự thay đổi trong âm thanh này biểu thị những điều khác nhau như nguy hiểm và tức giận. Đôi khi kèn của voi có thể cao tới 117 dB.