Bằng chứng gây sửng sốt về một lỗ đen lạ trong vũ trụ

(Kiến Thức) - Đài quan sát XMM-Newton của ESA khám phá ra ứng cử viên lỗ đen lạ, hiếm nhất, và khó phát hiện nhất trong vũ trụ. Đó là một lỗ đen trọng lượng trung bình và nó đang trong quá trình xé nát và ăn một ngôi sao gần đó.

Trước giờ, có nhiều lỗ đen lạ, bí ẩn trong vũ trụ: hoặc là các sao khổng lồ tạo ra các lỗ đen có khối lượng lớn khi chúng chết đi, hoặc trong các thiên hà chứa các lỗ đen siêu lớn ở trung tâm, với khối lượng tương đương với hàng triệu hoặc hàng tỷ lần khối lượng Mặt trời.
Tuy nhiên, còn có một loại lỗ đen mới mà các chuyên gia nghiên cứu đó là lỗ đen trung gian.
Nguồn ảnh: phys.
Nguồn ảnh: phys. 
Loại lỗ đen này cuối cùng sẽ phát triển thành lỗ đen siêu lớn trong tương lai, nó đặc biệt rất khó tìm thấy, và hiếm trong vũ trụ.
Mới đây, nhóm các nhà nghiên cứu sử dụng dữ liệu từ đài quan sát không gian XMM-Newton của ESA, Đài quan sát Chandra X-Ray và Kính viễn vọng X-quang của NASA, tìm thấy dấu hiệu hoạt động hiếm hoi từ một lỗ đen trung bình.
Họ phát hiện ra một tia phóng xạ khổng lồ phát ra ở vùng ngoại ô của một thiên hà xa xôi, phóng ra khi một ngôi sao tiếp cận gần.
Lúc này, lỗ đen trung bình giải phóng năng lượng, thâu tóm lấy ngôi sao đó tiến hành ăn sao.
"Đây là điều cực kỳ thú vị: loại hố đen này chưa được phát hiện rõ ràng như vậy trước giờ", nhà khoa học Dacheng Lin cho biết.
Một trong số ít phương pháp chúng ta có thể sử dụng để cố gắng tìm một lỗ đen trung bình là đợi một ngôi sao đi qua nó, 'kích hoạt' sự thèm ăn của lỗ đen và lần nữa nó sẽ lộ diện và bắt sao để xơi.
Các nhà khoa học tin rằng, ngôi sao này bị phá vỡ và bị xé toạc bởi lỗ đen trung bình với khối lượng khoảng 50.000 lần khối lượng Mặt trời.

Mời quý vị xem video: Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn rơi vào lỗ đen?

Bất ngờ với lỗ đen nhị phân hình thành sao trong NGC 6240

(Kiến Thức) - Trong khi hầu hết các thiên hà chỉ giữ một lỗ đen siêu lớn ở trung tâm của chúng, NGC 6240 có tới hai và chúng đang xoay quanh nhau trong các bước cuối cùng trước khi va chạm.

NGC 6240 là một cặp thiên hà hợp nhất cách khoảng 400 triệu năm ánh sáng trong chòm sao Ophiuchus. Nó kéo dài 300.000 năm ánh sáng và có một hình dạng dài với phân nhánh vòng và đuôi. 
Nghiên cứu mới, được công bố trên tạp chí Nature cho thấy gió khí thải sinh ra bởi các lỗ đen siêu lớn trong thiên hà NGC 6240 có thể đã bắt đầu sản sinh các ngôi sao mới.

Sửng sốt lỗ đen “khủng” trong vũ trụ vừa lọt tầm ngắm

(Kiến Thức) - Một lỗ đen khổng lồ, có hành vi kỳ lạ vừa lọt vào tầm ngắm của các nhà khoa học thuộc NASA.

Các nhà khoa học thuộc Đài thiên văn X Chandra của NASA vừa công bố họ đang theo đuổi một lỗ đen khổng lồ đang di chuyển trong vũ trụ.
Sung sot lo den "khung" trong vu tru vua lot tam ngam

 Nguồn ảnh: Dailymail. 

Bí ẩn vật chất tối sinh ra từ các lỗ đen nguyên thủy

(Kiến Thức) - Vật chất tối, khối lượng bí ẩn trong vũ trụ không phát ra ánh sáng nhưng lại tạo ra một lực hấp dẫn, thực sự có thể được tạo ra từ các lỗ đen nguyên thủy có nguồn gốc từ Big Bang.

Và những lỗ đen nhỏ này tồn tại từ lý thuyết mới liên quan tới Boson Higg.