Bản tin lạ: Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên- Huế đánh gôn

Thông tin ông Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên- Huế Nguyễn Ngọc Thiện giật giải nhì giải đấu gôn (golf) 18 lỗ khiến nhiều người không khỏi khó hiểu.

Một bản tin mới đây cho biết, ông Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên- Huế vừa giật giải nhì giải đấu gôn (golf) 18 lỗ. Tin này đáng lẽ phải xếp vào mục “Thể thao”, nhưng có lẽ vì nhầm, hay vì lý do nào đó, tin được đưa vào mục “Xã hội”.
Ông Nguyễn Ngọc Thiện, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Thừa Thiên-Huế vừa giật hạng nhì giải đấu gôn 18 lỗ mang tên Laguna Park Lăng Cô Classic. Ảnh minh họa.
 Ông Nguyễn Ngọc Thiện, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Thừa Thiên-Huế vừa giật hạng nhì giải đấu gôn 18 lỗ mang tên Laguna Park Lăng Cô Classic. Ảnh minh họa.
Nguyên văn bản tin trên báo Một thế giới đưa thế này: “Ông Nguyễn Ngọc Thiện, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Thừa Thiên-Huế vừa giật hạng nhì giải đấu gôn 18 lỗ mang tên Laguna Park Lăng Cô Classic.
Giải đấu được tổ chức vào ngày 6/9 tại khu du lịch phức hợp 5 sao Laguna Lăng Cô (thị trấn Lăng Cô, Thừa Thiên Huế) tập hợp gần 80 gôn thủ và nhà đầu tư từ khắp mọi miền Việt Nam và các nước trong khu vực như Hồng Kông, Singapore, Malaysia, và Hàn Quốc.
Các gôn thủ tranh tài trên 18 lỗ. Giải thưởng đặc biệt của giải đấu là cơ hội sở hữu một trong những căn biệt thự liền kế Laguna Park đầu tiên tại khu dân cư cao cấp mới bên sân gôn ở khu nghỉ dưỡng.
Kết quả, ông Tôn Đức Sáu, nguyên vô địch Cúp CLB Gôn Laguna Lăng Cô tháng 5 vừa qua, đã giành chức vô địch giải gôn Laguna Park Classic đặc biệt này với tổng điểm 69 gậy. Ông Nguyễn Ngọc Thiện giành giải nhì. Ông Đỗ Duy Liên giành giải ba”.
Phản ứng của bạn khi đọc xong bản tin này thế nào? Liệu có giống như tôi, cảm thấy nhạt nhẽo, thấy bình thường, thấy chả có gì là mới lạ, hấp dẫn cả. Bởi vì ông Bí thư Tỉnh ủy đi đánh gôn ấy, cho dù có giật giải Nhì trong một cuộc thi với gần 80 gôn thủ, cũng chả có gì là khác thường cả.
Vì ông ấy là quan đầu tỉnh, sang trọng, quyền uy, oai phong lẫm liệt, không đánh gôn cho xứng tầm thì đánh gì? Chả nhẽ lại đi đánh khăng, đánh đáo như trẻ quê à? Mà ông ấy có thời gian luyện tập nhiều, có tài năng xuất chúng, thì giành giải là đúng rồi, có gì mà báo phải làm tin nhỉ?
Truyền thông phương Tây có một định nghĩa về tin khá thú vị, ngắn gọn mà tôi nghĩ có lẽ nhiều người đã biết: “Chó cắn người không phải là tin, người cắn chó mới là tin” để đề cao tính chất dị thường, mới lạ của tin tức.
Cứ đem mà áp vào trường hợp này, thì chuyện ông Bí thư Tỉnh ủy đi đánh gôn, đoạt giải Nhì không phải là tin, chừng nào một ông nông dân nghèo mạt rệp khố rách áo ôm đi đánh gôn đoạt giải thì mới là tin, tin vơ đét, tin hót, tin nhiều người đọc.
Là cứ nói lý thuyết thế thôi, chứ ở nước ta, làm gì có chuyện nông dân mà lại biết đánh gôn. Chi phí để bước vào một sân gôn, với đầy đủ dụng cụ gậy gôn, áo quần mũ mão trang phục đúng chuẩn, phải cỡ hàng dăm bảy trăm triệu trở lên, món ấy dân nghèo chỉ có đứng ngoài mà nhìn.
Chắc nhiều người sẽ đặt câu hỏi: “Ông Bí thư Tỉnh ủy lấy đâu ra thời gian và tiền bạc mà đi đánh gôn? Lương tháng của ông ấy là bao nhiêu mà có tiền chơi gôn?”. Úi chao, đúng là những người chuyên thói “ghen ăn tức ở”. Các vị còn nhớ không, ông Trần Văn Truyền- cựu Tổng thanh tra Chính phủ, trước câu hỏi làm sao để có được dinh thự xa hoa, đã trả lời: “Tôi lao động đến thối cả móng tay” đó sao? Tất cả đều do lao động mà ra cả.
Còn nhớ năm 2011, khi mới nhậm chức Bộ trưởng Bộ GTVT, ông Đinh La Thăng đã “gây sốc” dư luận khi ra văn bản cấm các cán bộ chủ chốt trong Bộ mình đi đánh gôn vì theo ông Thăng, công việc thì đang nước sôi lửa bỏng mà các vị đi đánh gôn một cuộc cũng mất ít nhất từ 1 đến 2 ngày.
Đấy là chuyện của Bộ GTVT của ông Thăng, còn lại trên toàn quốc, chẳng có văn bản nào cấm Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đi đánh gôn cả, nên đương nhiên họ có quyền đi đánh gôn, đi dự thi giải gôn quốc gia, quốc tế này nọ. Không sao cả, chẳng vi phạm điều gì cả.
Thế thì báo chí làm tin làm gì nhỉ? Vì họ quá đói tin hay sao? Hay vì họ muốn cho bạn đọc, tức là người dân, biết các cán bộ- tức là “đầy tớ” của dân, đang vui chơi giải trí thế nào?
Đọc tin này xong, tôi lại liên tưởng đến cuộc triển lãm trưng bày tư liệu "Cải cách ruộng đất 1946-1957" đang diễn ra tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia tại Hà Nội. Phần trưng bày gây nhiều cảm xúc nhất cho người xem có lẽ là góc đối lập về cuộc sống của giai cấp địa chủ với tầng lớp bần cố nông. Một bên là cuộc sống xa hoa, phong lưu, thừa mứa chứa chan, ăn sung mặc sướng, một bên là rách rưới bần cùng, áo đụp hàng chục tấm vá, cơm không đủ ăn, kéo cày thay trâu, nhà cửa xiêu vẹo, dột nát.
Những khung cảnh cách đây gần nửa thế kỷ ấy, đến giờ trông vẫn quen quen.
Và bản tin ông Bí thư Tỉnh ủy đi đánh gôn, tóm lại là một bản tin không có gì lạ.

Ai vung tiền bữa tiệc tiễn Chi cục trưởng thuế HN về hưu?

Toàn bộ giấy mời buổi gặp mặt chia tay Chi cục trưởng Chi cục thuế quận Đống Đa do Cục trưởng chỉ đạo Chánh văn phòng Cục thuế Hà Nội ký mời. 

Cuối tháng 8 vừa qua, dư luận hết sức ngạc nhiên khi thấy Cục thuế Hà Nội tổ chức long trọng lễ “gặp mặt và chia tay” ông Nguyễn Văn Tư, Chi cục trưởng chi cục thuế quận Đống Đa nhân dịp ông Tư về nghỉ hưu theo chế độ.

Những cái chết tức tưởi bị cơ quan chức năng đổ tại... "ông trời"

(Kiến Thức) - Liên tiếp những vụ mưa lớn, nước cuốn người rơi xuống cống, cây đổ đè chết người... thời gian qua đều bị các cơ quan chức năng đổ lỗi cho "ông trời".

Cơn mưa như trút nước với lượng mưa hơn 120mm chiều 6/9 khắp khu vực Nam Bộ vừa qua, đặc biệt tại TP HCM, Bình Dương… đã gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản.
Cơn mưa như trút nước với lượng mưa hơn 120mm chiều 6/9 khắp khu vực Nam Bộ vừa qua, đặc biệt tại TP HCM, Bình Dương… đã gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản. 
Trên địa bàn 2 thị xã Thuận An và Tân Uyên, tỉnh Bình Dương, nước mưa đã cuốn trôi 2 bé trai 7 tuổi và 9 tuổi xuống cống khiến dư luận vô cùng bàng hoàng, đau xót.
Trên địa bàn 2 thị xã Thuận An và Tân Uyên, tỉnh Bình Dương, nước mưa đã cuốn trôi 2 bé trai 7 tuổi và 9 tuổi xuống cống khiến dư luận vô cùng bàng hoàng, đau xót.

Trên đường đi học về, cháu Lê Văn Mạnh (7 tuổi, đang học lớp 2 trường tiểu học Tân Hiệp, thị xã Tân Uyên) không may trượt chân xuống rãnh và bị nước cuốn trôi xuống chiếc cống lộ thiên không nắp đậy ven đường. Phải mất nhiều giờ, thi thể cháu Mạnh mới được tìm thấy trong nỗi đau tận cùng của cha, mẹ.
Trên đường đi học về, cháu Lê Văn Mạnh (7 tuổi, đang học lớp 2 trường tiểu học Tân Hiệp, thị xã Tân Uyên) không may trượt chân xuống rãnh và bị nước cuốn trôi xuống chiếc cống lộ thiên không nắp đậy ven đường. Phải mất nhiều giờ, thi thể cháu Mạnh mới được tìm thấy trong nỗi đau tận cùng của cha, mẹ.
Cũng trong cơn “đại hồng thủy” này, cháu La Văn Tỷ (9 tuổi, quê tỉnh An Giang) bị nước cuốn trôi vào miệng cống trên đường 22/12 (phường Thuận Giao, thị xã Thuận An) khi cháu cùng bạn tắm mưa gần nhà trọ. Suốt 3 ngày nỗ lực tìm kiếm, đến rạng sáng 9/9, thi thể của cháu mới được tìm thấy.
Cũng trong cơn “đại hồng thủy” này, cháu La Văn Tỷ (9 tuổi, quê tỉnh An Giang) bị nước cuốn trôi vào miệng cống trên đường 22/12 (phường Thuận Giao, thị xã Thuận An) khi cháu cùng bạn tắm mưa gần nhà trọ. Suốt 3 ngày nỗ lực tìm kiếm, đến rạng sáng 9/9, thi thể của cháu mới được tìm thấy. 
Hơn 1 năm trước, trong cơn mưa như trút nước chiều 8/7, chị Đinh Thị Phương Thảo (22 tuổi, quê tỉnh Bình Định) và bạn cùng phòng là Trần Thị Hoài Thu (quê Quảng Bình, cả 2 là sinh viên Đại học Quốc gia) chở nhau trên xe máy tìm nhà trọ để ở. Khi chạy qua khu vực rạch Suối Nhum (phường Linh Xuân, quận Thủ Đức) và chỉ còn cách ký túc xá khoảng 300 m thì chị Thảo và chị Thu cùng xe máy bị nước cuốn trôi xuống dưới rạch.
Hơn 1 năm trước, trong cơn mưa như trút nước chiều 8/7, chị Đinh Thị Phương Thảo (22 tuổi, quê tỉnh Bình Định) và bạn cùng phòng là Trần Thị Hoài Thu (quê Quảng Bình, cả 2 là sinh viên Đại học Quốc gia) chở nhau trên xe máy tìm nhà trọ để ở. Khi chạy qua khu vực rạch Suối Nhum (phường Linh Xuân, quận Thủ Đức) và chỉ còn cách ký túc xá khoảng 300 m thì chị Thảo và chị Thu cùng xe máy bị nước cuốn trôi xuống dưới rạch. 

Chị Thu may mắn được người dân phát hiện cứu thoát. Riêng Thảo bị nước cuốn trôi, sau hai giờ mới được tìm thấy nhưng đã không qua khỏi.
 Chị Thu may mắn được người dân phát hiện cứu thoát. Riêng Thảo bị nước cuốn trôi, sau hai giờ mới được tìm thấy nhưng đã không qua khỏi.
Cũng hơn một năm trước, trong cơn mưa lớn nước ngập trắng xóa khu vực gác chắn xe lửa trên đường Tô Ngọc Vân (quận Thủ Đức, TP HCM), ông Vũ Hồng Thái (50 tuổi, ngụ quận Thủ Đức) sau ngày làm hồ đã dầm mưa đạp xe trở về nhà. Khi đến gần cổng xe lửa, dù đã cố đi sát lề cho an toàn nhưng bất ngờ ông bị lọt vào cống thoát nước sâu hoắm. Ông Thái bị nước cuốn trôi và tử nạn.
Cũng hơn một năm trước, trong cơn mưa lớn nước ngập trắng xóa khu vực gác chắn xe lửa trên đường Tô Ngọc Vân (quận Thủ Đức, TP HCM), ông Vũ Hồng Thái (50 tuổi, ngụ quận Thủ Đức) sau ngày làm hồ đã dầm mưa đạp xe trở về nhà. Khi đến gần cổng xe lửa, dù đã cố đi sát lề cho an toàn nhưng bất ngờ ông bị lọt vào cống thoát nước sâu hoắm. Ông Thái bị nước cuốn trôi và tử nạn.
Có lẽ mùa Trung thu năm nay là mùa trung thu buồn nhất với 2 đứa con gái nhỏ của chị Nguyễn Thị Nhung (36 tuổi, ngụ quận 7, TP HCM) vì chúng vừa trải qua nỗi bất hạnh khủng khiếp, đó là mất mẹ. Ảnh: Phương Huy.
Có lẽ mùa Trung thu năm nay là mùa trung thu buồn nhất với 2 đứa con gái nhỏ của chị Nguyễn Thị Nhung (36 tuổi, ngụ quận 7, TP HCM) vì chúng vừa trải qua nỗi bất hạnh khủng khiếp, đó là mất mẹ. Ảnh: Phương Huy.

Trong cơn mưa kèm dông gió kinh hoàng ở Sài Gòn chiều 17/8, chị Nhung cùng 2 con gái nhỏ được chồng chở trên xe máy để về nhà. Khi đến khu vực đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, bất ngờ một cây lim to lớn đổ xuống đường đè bẹp xe máy của gia đình chị. Các nạn nhân được người đi đường nhanh chóng đưa vào Bệnh viện Sài Gòn cấp cứu. Tuy nhiên do bị thương tích nặng nên chị Nhung đã tử vong vài giờ sau đó.
Trong cơn mưa kèm dông gió kinh hoàng ở Sài Gòn chiều 17/8, chị Nhung cùng 2 con gái nhỏ được chồng chở trên xe máy để về nhà. Khi đến khu vực đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, bất ngờ một cây lim to lớn đổ xuống đường đè bẹp xe máy của gia đình chị. Các nạn nhân được người đi đường nhanh chóng đưa vào Bệnh viện Sài Gòn cấp cứu. Tuy nhiên do bị thương tích nặng nên chị Nhung đã tử vong vài giờ sau đó. 
Cũng trong trận mưa trên, bà Đỗ Thị Tuyết Hạnh (SN 1969, quê Đồng Tháp, tạm trú Q.12, TP HCM) đã không may gặp phải tai nạn từ trên trời rơi xuống. Khi đang đứng đợi xe buýt về nhà trên đường Đinh Tiên Hoàng (quận Bình Thạnh, TP HCM), bà Hạnh bị nhánh cây rớt trúng vào đầu và tử vong tại bệnh viện.
Cũng trong trận mưa trên, bà Đỗ Thị Tuyết Hạnh (SN 1969, quê Đồng Tháp, tạm trú Q.12, TP HCM) đã không may gặp phải tai nạn từ trên trời rơi xuống. Khi đang đứng đợi xe buýt về nhà trên đường Đinh Tiên Hoàng (quận Bình Thạnh, TP HCM), bà Hạnh bị nhánh cây rớt trúng vào đầu và tử vong tại bệnh viện. 
Điều khiến dư luận càng bức xúc hơn là hầu như tất cả những cái chết thương tâm trên đều được các ngành chức năng liên quan đổ lỗi cho “ông trời”, và cuối cùng, trách nhiệm không quy cụ thể vào ai, đơn vị nào.

Điều khiến dư luận càng bức xúc hơn là hầu như tất cả những cái chết thương tâm trên đều được các ngành chức năng liên quan đổ lỗi cho “ông trời”, và cuối cùng, trách nhiệm không quy cụ thể vào ai, đơn vị nào.