Bài thuốc chữa đau vai gáy từ cây lá đắng

Ở những địa phương khác, người ta lại dùng vỏ cây lá đắng làm thuốc với tên gọi là ngũ gia bì chân chim (vì có tác dụng bổ dưỡng, mạnh gân xương như cây ngũ gia bì).

Cây lá đắng thuộc họ nhân sâm, tên khác là cây chân chim, lá lằng, sâm nam. Cây mọc hoang ở ven rừng, đồi núi, có nhiều từ Bắc vào Nam.
Nhân dân ở huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An sử dụng lá đắng như một loại gia vị cho vào canh. Canh lá đắng ăn mát, giải nhiệt, kích thích tiêu hóa, nhuận gan.
Bai thuoc chua dau vai gay tu cay la dang
 
Ở những địa phương khác, người ta lại dùng vỏ cây lá đắng làm thuốc với tên gọi là ngũ gia bì chân chim (vì có tác dụng bổ dưỡng, mạnh gân xương như cây ngũ gia bì).
Vỏ thân lá đắng được thu hái vào mùa xuân thu, đem về cạo sạch lớp vỏ ngoài, phơi hoặc sấy khô. Đó là những mảnh vỏ hơi cong, màu nâu nhạt, chất giòn nhẹ. Khi dùng làm ẩm dược liệu rồi ủ cho đến khi có mùi thơm (khoảng 7 ngày) cắt thành miếng nhỏ, để sống hoặc tẩm rượu hay nước gừng, sao qua.
Theo kinh nghiệm dân gian, vỏ cây lá đắng được dùng chữa suy nhược, thấp khớp, lưng gối đau mỏi, đàn ông dương sự kém, đàn bà âm suy, trẻ em chậm lớn, chậm biết đi.
Dược liệu có vị đắng, chát, mùi thơm nhẹ, tính mát, được dùng trong những trường hợp sau:
Chữa cước khí chân sưng đau: Vỏ lá đắng, lõi cây thông, hạt cau, hương phụ, hạt tía tô, chỉ xác, ké đầu ngựa, mỗi thứ 8-16g. Tất cả thái nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100ml uống 2 lần trong ngày.
Chữa tê thấp đau mỏi: Vỏ cây lá đắng 2kg, vỏ cây gạo, dây đau xương, thân cây bọt ếch, mỗi thứ 1kg. Tất cả thái nhỏ, phơi khô, nấu với nước, lấy 200ml cao lỏng. Hòa 200ml rượu và 100ml sirô vào cao để được nửa lít thành phẩm. Ngày uống 50ml, chia 2 lần.
Chữa suy nhược thần kinh, viêm đa khớp dạng thấp, đau dây thần kinh, đau lưng, đau vai gáy: Bột mịn vỏ lá đắng 0,035g, cao vỏ lá đắng 0,005g, cao đặc hy thiêm 0,03g, bột mịn mã tiền chế 0,013g cho một viên. Liều tối đa an toàn 1 lần là 30 viên và một ngày 80 viên.
Dùng ngoài: Vỏ hoặc lá đắng 30g, phối hợp với lá dâu tằm 30g, lá mía tía 20g, củ nghệ đen 20g. Tất cả để tươi, rửa sạch, giã nát, tẩm rượu 30 độ cho xâm xấp, xào nóng, đắp băng và cố định bằng nẹp tre, chữa gãy xương.

Chỉ với 1 chiếc khăn tắm, người Nhật chữa khỏi chứng đau vai gáy

Chứng đau vai gáy khiến bạn mệt mỏi và khó chịu, hãy áp dụng ngay cách chữa đau vai gáy của người Nhật chỉ với 1 chiếc khăn tắm. Chắc hẳn bạn sẽ bất ngờ về kết quả mà phương pháp này mang lại đấy.

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng đau vai gáy như nằm ngủ sai tư thế, bị chấn thương, sử dụng gối và đệm không thích hợp, căng thẳng quá mức dẫn đến rối loạn chức năng thần kinh, co thắt cơ do chuyển động đột ngột…

4 bài tập trị đau vai cổ gáy cực hữu ích

(Kiến Thức) - Đau vai gáy là nỗi niềm chung của tất cả mọi người. Bạn hãy dành ra 5 phút mỗi ngày để thực hành 4 bài tập sau nhé.


Video: 4 Bài tập trị đau vai cổ gáy một lần khỏi luôn:
Nguồn video: Golden Hearts Trái Tim Vàng

Nắng nóng 40 độ C, tuyệt đối không làm những việc này

(Kiến Thức) - Nắng nóng khiến chúng ta thường tìm mọi cách để hạ nhiệt ngay như uống nước đá, tắm, sử dụng điều hòa... Những việc làm tưởng chừng đơn giản này tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho sức khỏe.

Nang nong 40 do C, tuyet doi khong lam nhung viec nay
Tập thể dục ngoài trời

Tập thể dục rất quan trọng vì nó giúp cơ thể bạn luôn khỏe mạnh. Tuy nhiên, khi ánh mặt trời đang thiêu đốt mọi thứ, tập thể dục ngoài trời sẽ phản tác dụng.

Nang nong 40 do C, tuyet doi khong lam nhung viec nay-Hinh-2
 Mọi người cần thay đổi thời gian, không gian tập thể dục. Tập buổi sáng từ 5h30 - 6h30, buổi chiều từ 18h - 19h, hoặc chuyển sang đi bộ vào 20h ở những địa điểm rộng rãi, có cây xanh.
Nang nong 40 do C, tuyet doi khong lam nhung viec nay-Hinh-3
 Ra ngoài khi nắng nóng cực điểm

Nắng nóng cực điểm là lúc 11h trưa đến khoảng 15h nên việc đi ra ngoài lúc này sẽ dễ khiến cho cơ thể dễ mất nước. Việc đi ra ngoài thường xuyên vào thời điểm này có thể dẫn đến tình trạng say nắng.

Nang nong 40 do C, tuyet doi khong lam nhung viec nay-Hinh-4
 Uống nước đá khi khát

Sau khi đi ngoài trời nắng, bạn có cảm giác thèm một cốc nước mát lạnh, đặc biệt là các loại nước ngọt có ga để giảm cơn khát.

Nang nong 40 do C, tuyet doi khong lam nhung viec nay-Hinh-5
 Tuy nhiên, trong nước lạnh, các phân tử đang tích hợp nên rất khó thấm vào tế bào. Do đó sau khi uống, cơn khát vẫn không được giải quyết. Những người bị cảm mạo, say nắng, mồ hôi không thoát, uống nước lạnh còn có thể khiến cho cơ thể không thể tản nhiệt, làm tăng nguy cơ sốt.
Nang nong 40 do C, tuyet doi khong lam nhung viec nay-Hinh-6
 Dùng điều hòa quá lạnh

Sai lầm lớn của nhiều người là dùng điều hòa với nhiệt độ thấp nhất ngay sau khi tiếp xúc với nhiệt độ nắng nóng ngoài trời.

Nang nong 40 do C, tuyet doi khong lam nhung viec nay-Hinh-7
 Tắm ngay khi vừa đi nắng

Khi vừa đi nắng về là thời điểm cơ thể tiết ra nhiều mồ hôi, nhiệt độ cao, nếu tắm ngay lúc nóng sẽ làm thân nhiệt thay đổi đột ngột, rất nguy hiểm, có thể gây đột quỵ. Vì vậy, các chuyên gia khuyên bạn cần nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát, khô mồ hôi trước khi tắm.

Nang nong 40 do C, tuyet doi khong lam nhung viec nay-Hinh-8
 Đối với trẻ nhỏ, mùa hè cũng là thời điểm cha mẹ thường xuyên cho con đi biển, bơi. Trẻ thường thích nước nên cha mẹ cho tắm nhiều lần trong ngày hoặc ngâm mình dưới nước thời gian lâu cũng rất dễ bị cảm lạnh.
Nang nong 40 do C, tuyet doi khong lam nhung viec nay-Hinh-9
 Thổi thẳng quạt vào người

Để tránh nóng, nhiều người có thói quen bật quạt xối thẳng vào người và không đổi hướng trong một thời gian dài, khi đi ngoài nắng về và khi đi ngủ.

Nang nong 40 do C, tuyet doi khong lam nhung viec nay-Hinh-10
 Cách làm này khiến bài tiết mồ hôi bị mất cân bằng, ảnh hưởng tuần hoàn máu, dễ khiến khi ngủ dậy thấy cảm giác nặng đầu, váng vất, cơ thể bứt rứt khó chịu, thậm chí có thể bị trúng gió, đau vai gáy, cứng hoặc ngoẹo cổ... Nặng hơn là bị trúng gió, hội chứng vai gáy, cần phải có bác sĩ điều trị.
Nang nong 40 do C, tuyet doi khong lam nhung viec nay-Hinh-11
 Ăn kem hoặc đồ lạnh

Nhiều người thường ăn kem ngay sau khi đi nắng về để giải nhiệt, nhưng đây là một trong những điều cấm kỵ khi trời nóng. Tuy nhiên, ăn kem vào lúc này sẽ khiến cơ thể bị lạnh đột ngột, gây ra viêm họng cảm lạnh. Đặc biệt, sức đề kháng của trẻ nhỏ còn yếu nên rất dễ bị bệnh. Do đó, bạn nên ngồi nghỉ một lúc để cơ thể bớt nóng rồi mới ăn kem.