Bác sĩ căng thẳng vì phải từ chối bệnh nhân SXH xin ở lại viện

Theo bác sĩ Hương, dịch sốt xuất huyết đang lên đỉnh khiến cho các bác sĩ quay cuồng chống dịch.

11h45 ngày 8.8, cửa phòng khám của bác sĩ Hương vẫn còn hàng dài bệnh nhân đang chờ đọc kết quả. Những ngày này, bác sĩ Hương cho biết, việc phải khám bệnh “thông trưa” là chuyện bình thường. Có khi 13h chiều chị mới tranh thủ ăn trưa. Nếu vẫn còn bệnh nhân thì phải nhờ một bác sĩ khác thay để mình có 10-15 phút nghỉ ăn trưa, uống nước. Còn buổi tối, chị và đồng nghiệp lại mải miết khám, điều trị cho bệnh nhân tới 21-22h đêm mới ăn.
“Trước khi chưa có dịch, mỗi ngày bệnh viện chỉ khám 400 bệnh nhân. Nhưng từ đầu tháng 7 đến nay, mỗi ngày có hơn 1.000 bệnh nhân đến khám trong đó 60-80% là bệnh nhân sốt xuất huyết. Riêng bệnh nhân sốt xuất huyết tăng gấp 4-5 lần trước kia. Như thứ hai (7.8) có tới 1.200 bệnh nhân. Các bác sĩ quay cuồng”- bác sĩ Hương chia sẻ.
Bac si cang thang vi phai tu choi benh nhan SXH xin o lai vien
11h45, bác sĩ Hương vẫn miệt mài trả kết quả khám cho bệnh nhân. Ảnh: D.L 
Do quá tải bệnh nhân, Ban giám đốc Bệnh viện đã phải yêu cầu các bác sĩ tăng giờ làm việc. Nếu trước kia, 7h30 mới làm việc thì giờ là 7h sáng, chiều 17h30 mới được về. Thứ 7, Chủ nhật các bác sĩ không được nghỉ mà đi làm bình thường. Có những hôm Chủ nhật, phòng khám tiếp đến hơn 600 bệnh nhân.
Bác sĩ Hương nói, bệnh nhân sốt xuất huyết đến khám đều trong tình trạng sốt lâu ngày, cơ thể đau đớn, mệt mỏi. Do đó, bệnh nhân dễ cáu gắt, còn bác sĩ dù rất mệt mỏi nhưng càng phải nhẹ nhàng hơn.
“Nhưng điều gây căng thẳng và khổ tâm nhất cho bác sĩ chúng tôi bâu giờ chính là phải từ chối bệnh nhân sốt xuất huyết nhập viện. Các bệnh nhân đã đến đây dù bệnh nhẹ hay nặng đều nằng nặc đòi nhập viện. Không được thì năn nỉ, dọa dẫm, thậm chí ăn vạ dù chúng tôi có kiên nhẫn giải thích. Vì bệnh viện đã quá tải nên chúng tôi phải chuyển các bệnh nhân nhẹ về các tuyến cơ sở hoặc khuyên bệnh nhân nên điều trị tại nhà, vài ngày lại tới tái khám một lần. Tuy nhiên, ai đến viện cũng muốn chuyển đi” – bác sĩ Hương tâm sự.
Có những đêm, bệnh nhân sốt xuất huyết dù có triệu chứng nhẹ, có thể điều trị tại nhà dù được bác sĩ giải thích nhưng bệnh nhân không nghe, nằm lỳ ở phòng khám. Dù đã 1h đêm nhưng bác sĩ Hương vẫn kiên nhẫn giải thích, chờ đợi bệnh nhân hiểu vấn đề suốt 1-2h đồng hồ.
Theo bác sĩ Trần Thị Hải Ninh, Trưởng Phòng Kế hoạch tổng hợp, BV Bệnh nhiệt đới T.Ư, thời gian qua mỗi ngày BV đều tiếp nhận từ 900 - 1.000 bệnh nhân có biểu hiện sốt xuất huyết tới khám. Do áp lực quá tải, BV chỉ có thể tiếp nhận 5 – 8% số bệnh nhân nhập viện, còn lại cho chuyển viện hoặc tư vấn cho bệnh nhân theo dõi tại nhà. Những bệnh nhân này khá nặng, nằm viện dài ngày, nên rất khó “giải phóng” giường. Hiện BV đã mượn thêm 400 giường để kê thêm vào “bất kỳ chỗ trống nào” nhưng vẫn không đủ chỗ. BV cũng đã tăng từ 6 lên 10 phòng khám, cộng thêm 3 phòng chỉ chuyên khám bệnh nhân tái khám.
Để tiếp nhận thêm bệnh nhân, từ ngày 7.8, BV đã phải dọn dẹp hội trường để thành lập Trung tâm chăm sóc ban ngày dành riêng cho bệnh nhân sốt xuất huyết. Tại đây, BV đã kê thêm 20 giường nhưng đến sáng 8.8, các giường cũng đã chật kín, nhiều giường phải nằm ghép đôi.
Theo bác sĩ Đồng Phú Khiêm (Khoa Hồi sức cấp cứu), ngày 7.8, một bệnh nhân sốt xuất huyết (nữ, 36 tuổi) sau 18 ngày điều trị sốt xuất huyết tại BV, dù đã được tận tình cứu chữa nhưng cũng không qua khỏi. Trước đó, bệnh nhân nhập viện trong tình trạng sốt xuất huyết nặng, sốc, suy đa tạng, rối loạn đông máu.

“Lột xác” ngoạn mục với cách làm đẹp từ trà đen

(Kiến Thức) - Bạn sẽ được "lột xác" một cách ngoạn mục nếu sử dụng các cách làm đẹp đơn giản, an toàn, hữu hiệu từ trà đen sau đây.

“Lot xac” ngoan muc voi cach lam dep tu tra den
 Các chất polyphenols và chất tannin trong trà đen thúc đẩy tái tạo da, ngăn ngừa mụn và làm dịu da bị kích thích. Các caffeine trong trà cũng giúp với giảm bọng dưới mắt. Sau đây là các cách làm đẹp từ trà đen. Ảnh: giupbanlamdep.com.

Không muốn tốn tiền, bỏ mạng thì nên bắt đầu bằng việc nhỏ này

Một ca điều trị sốt xuất huyết biến chứng có thể tiêu tốn 30-40 triệu đồng.

Chiều 24.7, tại Hội nghị trực tuyến tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh trong mùa mưa lũ và sốt xuất huyết, PGS-TS Trần Đắc Phu- Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, tính đến giữa tháng 7.2017, cả nước đã có gần 59.000 ca mắc sốt xuất huyết, trong đó 17 ca tử vong. Số ca mắc ngày càng tăng ở tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nước. Tuy nhiên, điểm nóng vẫn tập trung tại một số thành phố lớn như TP.HCM, Hà Nội…

5 món ăn nhất định phải thử trong tháng 8

(Kiến Thức) - Những món ăn nghe tên đã thèm này, nhất định bạn phải thử trong tháng 8. Nếu không có dịp thưởng thức ngoài hàng, bạn có thể tự chế biến cho mình và gia đình.

5 mon an nhat dinh phai thu trong thang 8
 1. Nem chua. Nguyên liệu: Thịt lợn, bì lợn, tiêu hạt giã to, bột tiêu, đường, nước mắm, bột nêm, tỏi băm, ớt, gia vị làm nem chua. Bì lợn cạo rửa sạch, luộc chín với sả đập dập, hành tây và hoa hồi, vớt ra ngâm nước đá, bỏ hết phần mỡ rồi thái sợi nhỏ. Ảnh: bep360.net.