Armata của Trung Quốc xuất hiện ở IDEX-2019

Xe chiến đấu bộ binh hạng nặng mới của Trung Quốc được giới thiệu tại IDEX-2019 và chúng được coi là “Armata” phiên bản Trung Quốc.

Triễn lãm IDEX 2019 được tổ chức từ ngày 17 đến ngày 21 tháng 2/2019 tại Abu Dhabi.
Tại triễn lãm quốc tế về công nghiệp quốc phòng IDEX-2019 lần thứ 14 tại Abu Dhabi này tập đoàn Norinco của Trung Quốc lần đầu tiên giới thiệu mẫu xe chiến đấu bộ binh mới nhất đầy triển vọng của mình. Và chúng sẽ được lắp đặt trên khung gầm của phiên bản xuất khẩu chiếc xe tăng chiến đấu VT-4.
Armata cua Trung Quoc xuat hien o IDEX-2019
 Chiếc xe chiến đấu bộ binh hạng nặng có tên VT-4 của Trung Quốc. Nguồn ảnh: dambiev.livejournal.
Nếu như trước đây VN17 ba mươi tấn được coi là chiếc xe chiến đấu bộ binh nặng nhất của Trung Quốc, thì đến sản phẩm mới có khả năng phòng thủ mạnh mẽ này có thể đạt trọng lượng trên 40 tấn và có thể đạt gần 50 tấn.
Chương trình giới thiệu loại vũ khí này của Trung Quốc là một nỗ lực để thu hút sự chú ý của các khách hàng tiềm năng của Vinh Ba Tư. Không loại trừ các quốc gia ở khu vực này sẽ ưa thích loại xe chiến đấu bộ binh hạng siêu nặng này, và khi đó quân đội của họ sẽ sẵn sàng thực hiện hợp đồng mua sắm với Trung Quốc.
Theo các chuyên gia, chiếc xe chiến đấu bộ binh này của Trung Quốc có nhiều điểm bên ngoài giống như chiếc T-15 “Armata” của Nga. Đặc biệt là động cơ của chúng được thiết kế ở phía trước thân và được bảo vệ rất chắc chắn. T-15 là chiếc xe chiến đấu bộ binh hạng nặng của Nga được sản xuất dựa trên nền tảng “Armata” và sẽ được sử dụng trong nhiều thập kỷ tới.
Việc Trung Quốc lựa chọn vị trí cho khoang chiến đấu cũng không phải ngẫu nhiên. Trong lực lượng vũ trang của UAE, chiếc xe chiến đấu bộ binh của Nga BMP-3 là rất phổ biến. Đây là loại xe chiến đấu được đánh giá cao về hỏa lực với pháo 100mm, pháo tự động 30 mm và súng máy 7,62 mm.
Armata cua Trung Quoc xuat hien o IDEX-2019-Hinh-2
 Nguồn ảnh: dambiev.livejournal.
Trước đó, bộ ba hỏa lực này đã được lên kế hoạch tích hợp làm một cho loại xe chiến đấu bộ binh hạng nặng khác, chúng được chế tạo dựa trên cơ sở chiếc xe tăng của Ý là OF-40. Với sự giúp đỡ của các chuyên gia nước ngoài chiếc xe chiến đấu bộ binh này đã được tạo ra ở UAE, tuy nhiên do sự cố kỹ thuật nên chương trình này đã bị tạm dừng.
Với ý tưởng hỏa lực đó chúng cũng được trang bị ở một số xe chiến đấu bộ binh bánh lốp khác như Rabdan và Patria AWV. Kỹ thuật này cũng đã thành công trong cuộc chiến ở Yemen.
Khoang chiến đấu ở mô hình chiếc xe bọc thép của tập đoàn Norinco được lắp đặt như khoang chiến đấu của chiếc xe chiến đấu bộ binh ZBD-04 của Trung Quốc. Về mặt vũ khí nó cũng phần lớn lặp lại sự phát triển của Nga. Sự khác biệt chỉ trong phần kính ngắm và được tăng cường thêm lớp bảo vệ.
Phần phía sau của xe chiến đấu bộ binh này bao gồm hai mô đun vũ khí. Trước đây giải pháp này đã được áp dụng cho loại xe tăng hỗ trợ chiến đấu.

Hãng chế tạo AK-47 lần đầu giới thiệu UAV “cảm tử" Kamikaze

(Kiến Thức) - Ngoài việc mang đến triển lãm IDEX 2019 các mẫu vũ khí bộ binh hiện đại, Tập đoàn Kalashnikov của Nga còn mang đến UAE mẫu máy bay không người lái cảm tử đầu tiên của mình.

Hang che tao AK-47 lan dau gioi thieu UAV “cam tu
Theo đó một trong những vũ khí gây chú ý của Tập đoàn Kalashnikov tại triển lãm IDEX-2019 năm nay là máy bay không người lái cảm tử mang tên KYB. Nguồn ảnh: RT.

UAE vừa chi 40 triệu USD để mua tên lửa chống tăng nào của Nga?

(Kiến Thức) - Ngay trong ngày khai mạc của Triển lãm Quân sự Quốc tế IDEX 2019, Nga đã ký được hợp đồng trị giá 40 triệu USD để cung cấp loại vũ khí này cho UAE.

UAE vua chi 40 trieu USD de mua ten lua chong tang nao cua Nga?
Theo đó ngay trong ngày khai mạc triển lãm  IDEX 2019, Nga đã ký kết hợp đồng cung cấp các tổ hợp tên lửa chống tăng dẫn đường Kornet-E cho UAE với trị giá lên đến hơn 40 triệu USD. Đây cũng là hợp đồng vũ khí thành công đầu tiên được ghi nhận tại IDEX 2019. Nguồn ảnh: Shephard Media.

Ngạc nhiên cách máy bay J-20 Trung Quốc đối phó với F-22

(Kiến Thức) - Theo các chuyên gia quân sự, để bù đắp các yếu kém về thiết kế tổng thể trên J-20, Trung Quốc đã trang bị cho dòng tiêm kích này một chiến thuật tấn công đặc biệt để có thể đối phó các nhưng chiếc tiêm kích tàng hình khác đến từ Mỹ hay Nga.

Theo các chuyên gia quân sự, mặc dù được đánh giá là máy bay chiến đấu thế hệ 5 sở hữu khả năng tàng hình vượt qua nhiều hệ thống radar phòng không đồng thời được trang bị nhiều loại hỏa lực mạnh, song so với tiêm kích tàng hình F-22 của Mỹ, máy bay J-20 của Trung Quốc vẫn còn nhiều điểm hạn chế.
Chính vì vậy, để khắc phục các nhược điểm này Không quân Trung Quốc đã sử dụng biên đội bay cho J-20 (mỗi biên đội hai máy bay) trong tác chiến trên không. Khi đó, dưới sự hỗ trợ của máy bay cảnh báo sớm hoặc máy bay trinh sát không người lái, J-20 sẽ có ít nhất 3 kiểu chiến thuật tấn công dưới đây: