Áp thuế 20% trên lãi chuyển nhượng bất động sản: Bộ Tài chính nói gì?

Theo Bộ Tài chính, việc thu thuế TNCN theo phương pháp 20% trên thu nhập cần lộ trình phù hợp, đảm bảo đồng bộ với quá trình hoàn thiện các chính sách khác liên quan đến đất đai, nhà ở, hay mức độ sẵn sàng của cơ sở dữ liệu cũng như hạ tầng công nghệ thông tin về đăng ký, chuyển nhượng đất đai, bất động sản. 

Cần lộ trình phù hợp

Liên quan đến dự thảo Luật Thuế thu nhập cá nhân (thay thế) vừa được Bộ Tài chính đưa ra lấy ý kiến, tối 22/7, Bộ Tài chính đã thông tin, làm rõ thêm một số vấn đề được dư luận quan tâm, đặc biệt là về nội dung tính thuế thu nhập cá nhân đối với giao dịch bất động sản.

Theo Bộ Tài chính, đối với thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản, Luật Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) hiện hành đang quy định thu thuế TNCN đối với chuyển nhượng bất động sản là 2% trên giá chuyển nhượng từng lần.

Đề xuất tính thuế 20% trên lãi từng lần chuyển nhượng bất động sản (Ảnh minh họa: KT)

Tuy nhiên, thời gian qua, có nhiều ý kiến cho rằng, cần nghiên cứu quy định thu thuế TNCN đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản để đảm bảo đúng theo bản chất giao dịch kinh tế. Cụ thể, thu thuế TNCN theo mức 20% trên thu nhập tính thuế; trong đó, thu nhập tính thuế được xác định bằng giá chuyển nhượng bất động sản theo từng lần chuyển nhượng trừ đi giá mua bất động sản và các chi phí liên quan.

Tiếp thu các ý kiến trên, tại hồ sơ dự thảo Luật Thuế TNCN (thay thế), Bộ Tài chính đang đưa ra thêm phương án thu thuế TNCN đối với chuyển nhượng bất động sản theo thuế suất 20% trên thu nhập.

“Qua tính toán, so với mức thuế 2% trên giá chuyển nhượng đang áp dụng hiện nay, việc thu thuế 20% trên thu nhập tính thuế sẽ điều tiết thuế đảm bảo ở mức tương đương. Trong một số trường hợp (chênh lệch giữa giá bán và giá mua ít hơn, không phát sinh thu nhập hoặc bị lỗ), việc thu 20% trên thu nhập sẽ có lợi hơn cho cá nhân, điều tiết việc thu thuế đúng theo thu nhập thực tế của hoạt động giao dịch bất động sản”, Bộ Tài chính giải thích.

Tuy nhiên, cũng theo Bộ Tài chính, việc thu thuế TNCN theo phương pháp 20% trên thu nhập cần có lộ trình phù hợp, đảm bảo đồng bộ với quá trình hoàn thiện các chính sách khác liên quan đến đất đai, nhà ở, hay mức độ sẵn sàng của cơ sở dữ liệu cũng như hạ tầng công nghệ thông tin về đăng ký, chuyển nhượng đất đai, bất động sản... Qua đó, có thể tạo điều kiện cho cơ quan thuế có đủ thông tin và cơ sở pháp lý liên quan đến hoạt động chuyển nhượng bất động sản để thu đúng số tiền thuế phải nộp.

Áp thuế theo thời gian nắm giữ, hạn chế đầu cơ

Cùng với đề xuất trên, Dự thảo cũng đưa ra phương án áp dụng thuế thu nhập cá nhân theo thời gian nắm giữ bất động sản. Cụ thể, những bất động sản chuyển nhượng trong thời gian ngắn có thể bị đánh thuế cao hơn so với tài sản giữ lâu dài. Đây là biện pháp nhằm hạn chế đầu cơ, lướt sóng – những yếu tố được cho là gây bất ổn thị trường thời gian qua.

Bộ Tài chính cho biết, chính sách này tham khảo kinh nghiệm một số quốc gia đã sử dụng các công cụ thuế, trong đó có thuế TNCN để tăng chi phí cho hành vi đầu cơ và giảm sức hấp dẫn của việc đầu cơ bất động sản trong nền kinh tế. Trong đó, một số nước đã áp dụng thuế đối với lợi nhuận thu được từ giao dịch bất động sản phù hợp với tần suất giao dịch, thời gian nắm giữ bất động sản. Tuy nhiên, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục tham khảo kinh nghiệm của các nước có điều kiện tương đồng để có đề xuất phù hợp với Việt Nam.

Tiếp tục nghiên cứu, tổng hợp ý kiến để có đề xuất chính sách phù hợp

Dự thảo Luật Thuế TNCN (thay thế) lần này cải cách tổng thể 6 nhóm chính sách, cụ thể: Hoàn thiện quy định liên quan đến thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân và cách tính thuế đối với từng loại thu nhập chịu thuế; Sửa đổi, bổ sung quy định liên quan đến thu nhập được miễn thuế, giảm thuế thu nhập cá nhân để thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước, nhất là đối với yêu cầu thúc đẩy khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, phát triển kinh tế tư nhân và phát triển bền vững, nông nghiệp nông thôn…; Hoàn thiện quy định về thuế TNCN đối với cá nhân kinh doanh; Điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh cho phù hợp với sự biến động của các chỉ số kinh tế vĩ mô, chỉ số giá và mức sống của người dân trong thời gian qua và dự báo giai đoạn tới đây; sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến giảm trừ đối với các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo và các khoản giảm trừ đặc thù khác; Điều chỉnh Biểu thuế lũy tiến từng phần áp dụng đối với cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công và các mức thuế suất tại Biểu thuế toàn phần đối với một số loại thu nhập; Rà soát sửa đổi, bổ sung quy định về kỳ tính thuế, khấu trừ thuế, thời điểm xác định thu nhập chịu thuế; sửa đổi, bổ sung quy định về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trả thu nhập và trách nhiệm của người nộp thuế.

Hiện, Bộ Tài chính đang lấy ý kiến các Bộ, ngành, địa phương, các tổ chức, cá nhân về hồ sơ dự thảo Luật Thuế TNCN (thay thế). Trong thời gian tới, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục nghiên cứu, tổng hợp ý kiến các Bộ, ngành, địa phương, tổ chức, cá nhân để có đề xuất chính sách phù hợp, báo cáo các cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Công ty Bắc Việt bị cấm thầu ở Thanh Hóa:Lời cảnh báo về lịch sử nhà thầu.

Bị cấm thầu 3 năm tại Thanh Hóa vì gian lận , Công ty Bắc Việt đang có tên trong danh sách dự thầu các gói vật tư y tế tại Bệnh viện Xanh Pôn, Quân y 175 và Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị. Tiền lệ này đặt ra yêu cầu cho các chủ đầu tư trong việc thẩm tra hồ sơ, năng lực nhà thầu, đặc biệt với những đơn vị từng có vi phạm trong quá khứ

qd.png
Một phần quyết định số 1348/QĐ-BVP của Bệnh viện Phổi Thanh Hóa về việc cấm tham gia hoạt động đấu thầu và tịch thu bảo đảm dự thầu đối với Công ty TNHH Khoa học Sức khỏe Bắc Việt.

Dù nằm trong danh sách Bệnh viện Phổi Thanh Hóa cấm thầu trong 3 năm do hành vi gian lận hồ sơ thuế, Công ty TNHH Khoa học Sức khỏe Bắc Việt đang tham gia nhiều gói thầu vật tư y tế tại các bệnh viện lớn như: Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn (Hà Nội), Bệnh viện Quân y 175 (TP HCM), Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị...

Gói thầu THPT Mỹ Xuân: Cần làm rõ dấu hiệu vi phạm luật

Luật sư cho rằng tiêu chí kỹ thuật quá chi tiết tại gói thầu thiết bị Trường THPT Mỹ Xuân có dấu hiệu vi phạm luật, cần thanh tra để làm rõ trách nhiệm.

Tiêu chí kỹ thuật “kín như bưng”, nhà thầu bị loại từ vòng gửi xe

Như báo Tri thức và Cuộc sống đã thông tin, Gói thầu “Mua sắm và lắp đặt thiết bị học tập, văn phòng” tại Trường THPT Mỹ Xuân, thị xã Phú Mỹ (nay thuộc TP HCM), do Ban Quản lý dự án chuyên ngành Giao thông và Dân dụng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu làm chủ đầu tư, đang vấp phải nhiều phản ánh liên quan đến tiêu chí kỹ thuật trong hồ sơ mời thầu (HSMT).

Hai gói thủy lợi Cà Mau: Thành Trung chiếm thế thượng phong

Dự thầu cả hai gói xây lắp thủy lợi trọng điểm, Thành Trung một mình một sân ở Kênh Trâu Trắng và chỉ nhỉnh nhẹ đối thủ ở Kênh Bào Tròn.

Ngày 14/7/2025, Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Cà Mau đã tiến hành mở thầu hai gói xây lắp trọng điểm trong lĩnh vực thủy lợi gồm: Gói thầu số 06 - Duy tu, sửa chữa bờ bao tuyến Kênh Trâu Trắng và Gói thầu số 06 - Duy tu, sửa chữa bờ bao tuyến Kênh Bào Tròn. Cả hai gói đều tổ chức theo hình thức đấu thầu rộng rãi qua mạng, một giai đoạn một túi hồ sơ.

Điểm đáng chú ý là Công ty TNHH MTV Xây dựng Dịch vụ Thương mại Thành Trung có mặt tại cả hai gói thầu. Trong đó, gói Kênh Trâu Trắng chỉ có duy nhất một nhà thầu nộp hồ sơ, trong khi gói còn lại ghi nhận sự cạnh tranh nhẹ.