Ăn mì gà, 11 người ngộ độc, một người chết

Bệnh viện đa khoa Trung ương Quảng Nam vừa làm thủ tục xuất viện cho các bệnh nhân trong một gia đình bị ngộ độc sau khi ăn mì gà.

Theo các bác sĩ của bệnh viện (BV), ngày 1/9, BV tiếp nhận ca cấp cứu là chị Lê Thị Loan (30 tuổi) và cháu Trần Lê Kiều Oanh (60 tháng tuổi, con chị Loan ) trú xã Tam Mỹ Tây, huyện Núi Thành, Quảng Nam nhập viện cấp cứu trong tình trạng sốt, nôn mửa.
Sau đó, do chị Loan có dấu hiệu nhiễm độc, nhiễm trùng, suy đa tạng nên được đưa vào khoa hồi sức cấp cứu để điều trị tích cực.
Bệnh viện Đa khoa trung ương Quảng Nam nơi điều trị cho 6 trường hợp ăn mỳ gà bị ngộ độc.
 Bệnh viện Đa khoa trung ương Quảng Nam nơi điều trị cho 6 trường hợp ăn mỳ gà bị ngộ độc.
Tiếp đó, ngày 2 và 3/9, bệnh viện tiếp nhận thêm 5 trường hợp nữa là bà con, người thân của chị Loan nhập viện cấp cứu trong tình trạng tương tự.
Trong đó, có Trần Tiến Quốc (54 tháng tuổi), Trần Tiến Đạt (14 tháng) cùng là con của chị Loan. Đến ngày 4/9, do tình trạng bệnh diễn biến xấu, chị Loan tử vong.
Những trường hợp còn lại được các bác sĩ tiến hành điều trị tích cực, dùng kháng sinh, uống men tiêu hóa, uống nước điện giải. Đến sáng 5/9, bệnh nhân cuối cùng trong 6 trường hợp nhận viện trên đã được cho xuất viện.
Theo bác sĩ Nguyễn Văn Trực – phó trưởng Khoa nhi (Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam), qua tiếp xúc với người nhà của chị Loan được biết: ngày 30/8, gia đình chị Loan tổ chức nấu mì gà ăn cho cả nhà dịp nghỉ lễ.
Sau đó, có 11 người có dấu hiệu bị ngộ độc, trong đó có 6 trường hợp phải nhập viện cấp cứu. Theo bác sĩ Trực, hiện vẫn chưa thể kết luận nguyên nhân có phải do ngộ độc thực phẩm hay không vì phải chờ kết quả xét nghiệm thức ăn.

Tránh ngộ độc thực phẩm ngày hè

(Kiến Thức) -Theo số liệu thống kê các vụ ngộ độc thực phẩm những năm gần đây cho thấy, hầu hết nguyên nhân gây ngộ độc là do ăn phải thực phẩm bị nhiễm vi khuẩn gây bệnh.

Đặc tính của vi khuẩn gây bệnh
Trong các vi sinh vật, vi khuẩn là thủ phạm chính gây ngộ độc thực phẩm ở nước ta vào mùa hè. Hầu hết vi khuẩn là tác nhân gây bệnh nhiễm trùng được gọi là mầm bệnh. Vi khuẩn là cơ thể sống, đơn bào phát triển nhanh ở điều kiện thích hợp, chúng sử dụng các chất dinh dưỡng trong thực phẩm giàu protein để tăng sinh bằng cách nhân đôi cứ sau 10 - 30 phút (nhân đôi bằng cách phân chia 2 sẽ thành 4 và cứ tiếp tục như vậy). Một cơ thể đơn bào vi khuẩn có thể thành hàng tỷ trong 10 - 12 giờ. 

Lưu ý chọn và bảo quản hành tây tươi ngon

(Kiến Thức) - Nếu như tủ lạnh là nơi lý tưởng để bảo quản thực phẩm thì đối với hành tây lại không như vậy.

Hành tây có ba loại chính là trắng, vàng và tím. Tùy theo nhu cầu chế biến món ăn mà có thể lựa chọn màu phù hợp. Nhìn chung, hành màu đậm thì càng hăng hơn. Hăng nhất là loại hành tím và ngọt nhất là hành trắng.
 Hành tây có ba loại chính là trắng, vàng và tím. Tùy theo nhu cầu chế biến món ăn mà có thể lựa chọn màu phù hợp. Nhìn chung, hành màu đậm thì càng hăng hơn. Hăng nhất là loại hành tím và ngọt nhất là hành trắng.

10 thực phẩm dễ tìm tốt cho mắt trẻ đi học

(Kiến Thức) - Mẹ nên bổ sung những thực phẩm này vào thực đơn hàng ngày của trẻ để tăng cường sức đề kháng cũng như bảo vệ mắt cho con.

Rau bina. Rau bina cung vitamin C, beta carotene và một lượng lớn lutein và zeaxanthin ...một cặp chất chống oxy hóa được tìm thấy trong nồng độ cao trong các mô của điểm vàng. Bởi vì chúng hấp thụ từ 40 đến 90% cường độ ánh sáng màu xanh, các chất dinh dưỡng đóng vai trò giống như kem chống nắng cho mắt của bạn. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng ăn các thức ăn giàu lutein và zeaxanthin có thể tăng mật độ sắc tố ở điểm vàng và mật độ sắc tố lớn hơn có nghĩa là bảo vệ võng mạc tốt hơn, và nguy cơ thoái hóa điểm vàng.
 Rau bina. Rau bina cung vitamin C, beta carotene và một lượng lớn lutein và zeaxanthin ...một cặp chất chống oxy hóa được tìm thấy trong nồng độ cao trong các mô của điểm vàng. Bởi vì chúng hấp thụ từ 40 đến 90% cường độ ánh sáng màu xanh, các chất dinh dưỡng đóng vai trò giống như kem chống nắng cho mắt của bạn. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng ăn các thức ăn giàu lutein và zeaxanthin có thể tăng mật độ sắc tố ở điểm vàng và mật độ sắc tố lớn hơn có nghĩa là bảo vệ võng mạc tốt hơn, và nguy cơ thoái hóa điểm vàng.