Ấn Độ sẽ sao chép siêu tăng T-14 Armata?

(Kiến Thức) - Nhằm thay thế cho mẫu tăng T-72 lỗi thời, Ấn Độ có thể sẽ phát triển xe tăng mới dựa trên cơ sở xe tăng T-14 Armata của Nga.

Thông tin này mới được tờ báo Nga Gazeta.ru cho biết vào ngày 30/6. Theo đó, xe tăng mới mà Quân đội Ấn Độ dự định thiết kế và sản xuất được biết đến với cái tên là Xe chiến đấu sẵn sàng cho tương lai (FRCV).
Báo cáo trên tờ Gazeta.ru nhận định, Ấn Độ dường như đang muốn sử dụng xe tăng T-14 Armata của Nga để làm nguyên mẫu cho loại xe tăng của mình. Đầu tháng trước, chuyên gia quốc phòng Samir Patil từ Trung tâm phân tích Gateway House của Ấn Độ cho biết, Ấn Độ đang muốn mua nền tảng Armata hoặc một số thành phần của nó để phát triển xe tăng của mình trong tương lai.
An Do se sao chep sieu tang T-14 Armata?
Xe tăng Armata Nga khiến Ấn Độ khao khát. 
“Tôi nghĩ rằng Ấn Độ muốn mua một nền tảng chiến đấu như vậy cho các lực lượng vũ trang của mình”, Samir Patil nói.
Điểm quan trọng khiến xe tăng Armata nổi bật hơn hẳn so với các xe tăng nội địa cũng như của các đối tác nước ngoài Nga ở chỗ kíp chiến đấu của xe tăng được bảo vệ trong khoang đa lớp giáp nằm tách biệt với kho chứa đạn. Hơn nữa xe tăng mới lại thiết kế điều khiển bằng hệ thống máy tính và chỉ cần kíp lái đúng 3 người.
T-14 Armata Nga còn có tháp pháo được điều khiển từ xa và không cần có pháo thủ, hệ thống kỹ thuật số được điều khiển bởi một thành viên kíp chiến đấu ở tỏng một khoang riêng. Người ta tin rằng, với thiết kế này T-14 Armata rất có thể sẽ đưa tới một xe tăng robot trong tương lai không xa.
Theo nguồn tin, Ấn Độ dự định phát triển theo hướng chương trình Armata của Nga. Nghĩa là sử dụng chung khung gầm cho các phương tiện chiến đấu khác nhau, gồm: pháo tự hành, hệ thống phòng không, trạm quan sát pháo binh, các xe trinh sát công binh, cùng xe cứu thương, xe chiến đấu bộ binh...
Ngoài Ấn Độ, Trung Quốc và một số nước khác được cho cũng rất muốn sở hữu xe tăng Armata của Nga.

Ảnh hiếm cuộc tập trận lớn nhất Quân đội Trung Quốc

(Kiến Thức) - Cuộc tập trận lớn nhất của Quân đội Trung Quốc mang tên Hoa Bắc diễn ra vào tháng 9/1981 với sự tham gia 110.000 người. 

Anh hiem cuoc tap tran lon nhat Quan doi Trung Quoc
Theo tờ Sina, tính tới thời điểm hiện nay, cuộc tập trận lớn nhất Quân đội Trung Quốc được cho là tập trận Hoa Bắc diễn ra vào tháng 9/1981. Cuộc diễn tập diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc tròn 3 năm nước này thực hiện chính sách cải cách mở cửa. Trong ảnh, nhà lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình trên đài quan sát theo dõi tập trận.  

Thăm Đại đội hỗn hợp 90 bảo vệ đảo Hòn Tre

(Kiến Thức) - Đại đội hỗn hợp 90 (HH90) thuộc Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Khánh Hòa đóng quân ở độ cao khoảng 300m so với mực nước biển.  

Tham Dai doi hon hop 90 bao ve dao Hon Tre
 Đại đội hỗn hợp 90 (HH90) hiện là đơn vị chủ lực làm nhiệm vụ bảo vệ đảo Hòn Tre, đảo lớn nhất nằm trong vịnh Nha Trang. Đảo có diện tích trên 3.000 ha, cách thành phố Nha Trang 5 km về phía Đông và cách cảng Cầu Đá 3,5 km, cư dân chủ yếu là khách du lịch và ngư dân. Trong ảnh là khu vực làm việc của cán bộ chỉ huy Đại đội HH90. 

10 tiết lộ “sốc” về siêu tăng T-14 Armata của Nga

(Kiến Thức) - Được chế tạo chỉ trong 6 năm, giá một chiếc 8 triệu USD, trang bị tháp pháo không người lái...là những tiết lộ đặc biệt về xe tăng T-14 Armata.

10 tiet lo “soc” ve sieu tang T-14 Armata cua Nga
 1. Armata không phải là tên của xe tăng, mà là tên của nền tảng xe bọc thép đa năng, trên đó các mô-đun sẽ được lắp đặt để tạo ra hơn chục loại phương tiện khác nhau. Ngoài dùng cho xe tăng T-14 Armata, nó còn là khung gầm cho một xe bọc thép chở quân, pháo tự hành và một hệ thống phòng không.
10 tiet lo “soc” ve sieu tang T-14 Armata cua Nga-Hinh-2
2. T-14 là thiết kế xe tăng mới đầu tiên của nga trong kỷ nguyên hậu Liên Xô, và chỉ được làm trong vòng có 6 năm. Việc thiết kế và sản xuất các yếu tố quan trọng nhất như giáp, nòng pháo được làm từ loại vật liệu tổng hợp.  
10 tiet lo “soc” ve sieu tang T-14 Armata cua Nga-Hinh-3
3. T-14 Armata có tháp pháo không cần người điều khiển và tự động hoàn toàn. Có lẽ đây là điểm cách mạng nhất về công nghệ được các nhà thiết kế xe tăng đưa ra. Về lý thuyết, tính năng này có thể cho phép việc bảo vệ tốt hơn đối với kíp chiến đấu, vì họ chỉ cần ở vị trí ở bên trong xe tăng. Mặc dù sự đổi mới này có thể khiến cho nó có thể phải trả giá trong việc nhận thức tình huống.
10 tiet lo “soc” ve sieu tang T-14 Armata cua Nga-Hinh-4
4. Trong thực tế, do có tháp pháo thế hệ mới, và một trường quan sát được tạo ra bởi các camera HD và các cảm biến gắn xung quanh, xe tăng T-14 sẽ là một xe tăng chiến đấu không người lái đầu tiên có thể thực hiện hành trình tốt. Theo các nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Nga, sẽ chỉ có một số lượng hạn chế các biến thể xe tăng mới được chuyển đổi thành loại phương tiện chiến đấu không người lái mặt đất.  
10 tiet lo “soc” ve sieu tang T-14 Armata cua Nga-Hinh-5
 5. Một trong những cải biến trong tương lai đối với xe tăng T-14 là việc lắp loại pháo cỡ nòng “khủng” 152 mm, loại pháo mà đã được kỳ vọng bấy lâu. Theo một quan chức cấp cao của Nga cho hay, loại pháo này có thể bắn xuyên qua một lớp thép dày tới 1 mét.
10 tiet lo “soc” ve sieu tang T-14 Armata cua Nga-Hinh-6
6. Hệ thống phòng vệ chủ động Afganit đầy tham vọng của T-14 sử dụng một loại radar để phát hiện các đầu đạn đang bay tới xe tăng, và tự động đánh chặn chúng. Trong khi các thông số chính xác về hệ thống này chưa được tiết lộ rõ, nhưng các nguồn tin Nga cho biết, nó có thể vô hiệu hóa cả các tên lửa được phóng từ một trực thăng Apache của Mỹ. Còn các chuyên gia Quân đội Mỹ lại cho rằng hệ thống phòng thủ này sẽ chống lại hầu hết các lựu đạn và đạn xuyên thép đầu nhọn.
10 tiet lo “soc” ve sieu tang T-14 Armata cua Nga-Hinh-7
7. T-14 do có thiết kế nhẹ hơn hầu hết các xe tăng phương Tây, nên nó là một trong những phương tiện xe thiết giáp chất lượng hiện nay của Nga có tốc độ tối đa rất cao. Xe tăng có thể di chuyển với vận tốc 90 km/h, nhanh hơn 20 km/h so với các xe tăng chiến đấu chủ lực Abrams M1A2 của Mỹ.
10 tiet lo “soc” ve sieu tang T-14 Armata cua Nga-Hinh-8
 8. Mặc dù vẫn chưa đi vào sản xuất hàng loạt, giá của xe tăng T-14 ước tính chỉ rơi vào khoảng 8 triệu USD mỗi chiếc. Dù vậy, T-14 vẫn còn rẻ hơn cả xe tăng AMX Leclerc của Pháp, M1A2 Abrams của Mỹ, cũng như các xe tăng thế hệ mới K2 Black Panther của Hàn Quốc và Type 10 của Nhật Bản.
10 tiet lo “soc” ve sieu tang T-14 Armata cua Nga-Hinh-9
9. Quân đội Nga đang vận hành 20 nguyên mẫu xe tăng T-14. Nhưng quân đội nước này sẽ sớm nhận được hơn 500 chiếc mỗi năm, và dự tính sẽ đạt khoảng 2.300 chiếc xe tăng T-14 từ nay đến năm 2020.  
10 tiet lo “soc” ve sieu tang T-14 Armata cua Nga-Hinh-10
10. Ấn Độ, vốn là một khách hàng lớn nhất đối với mặt hàng xe thiết giáp Nga, có thể sẽ là khách hàng nước ngoài đầu tiên của xe tăng T-14 Armata để thay thế loại tăng T-90. Ngoài ra Trung Quốc và một số khách hàng tiềm năng khác ở châu Á và Bắc Phi cũng có thể là điểm đến của T-14 Armata.