Ăn cá tránh xa những bộ phận này kẻo nhiễm thủy ngân

Những bộ phận này cửa cá dễ nhiễm độc nên khi ăn bạn cần hết sức lưu ý kẻo dễ rước thêm bệnh vào người.

Cá là một loại thực phẩm chứa nhiều giá trị dinh dưỡng, cung cấp protein, omega-3, vitamin và chất khoáng tốt cho tim mạch, thị lực, tiêu hóa... Tuy nhiên cá sống trong môi trường nước và ăn tạp nên dễ bị nhiễm các loại độc tố, ký sinh trùng dưới nước.

Não cá

Não cá chứa nhiều axit béo không bão hòa và chất photpho lipid. Những chất này có lợi cho sự phát triển não ở trẻ nhỏ, đồng thời bổ trợ điều trị chứng sa sút trí tuệ ở người già. Mắt cá chứa nhiều vitamin B1, các axit béo không bão hòa như axit docosahexenoic, axit eicosapentaenoic, có thể tăng cường trí nhớ và năng lực tư duy, giảm cholesterol trong cơ thể.

Tuy nhiên, không nên ăn não và mắt các loại cá tầng đáy vì nguy cơ nhiễm độc kim loại nặng, trong đó có thủy ngân, như cá kiếm, cá ngừ, cá vược, cá kình.

Ruột cá

Do những con cá sống dưới nước nên dễ bị nhiễm các loại độc tố và vi sinh vật sống dưới nước hoặc ký sinh trùng như trứng sán, trứng giun và giun xoắn. Chính vì vậy, khi ăn cá bạn không nên ăn ruột cá vì chứa rất nhiều ký sinh trùng, nếu sơ suất trong quá trình làm sạch hoặc chế biến dễ gây ngộ độc.

An ca tranh xa nhung bo phan nay keo nhiem thuy ngan

Mật cá

Nhiều người cho rằng nuốt mật cá có thể chữa bệnh đau lưng, mỏi gối, các bệnh đường tiêu hóa... Hiện chưa có tài liệu khoa học nào khẳng định việc nuốt mật cá có tác dụng chữa bệnh nhưng đã có nhiều ca cấp cứu ngộ độc do nuốt mật cá.

Mật cá chứa nhiều tetrodotoxin có thể gây ức chế thần kinh dẫn đến tử vong. Do đó khi chế biến cá cũng tránh để mật cá bị vỡ, dính vào phần thịt.

Trứng cá

Trứng cá chứa rất nhiều lecithin, tốt cho hệ thần kinh, nhưng rất dễ tăng cân khi ăn nhiều. Hơn nữa, trứng cá cũng giàu cholesterol, người mắc bệnh tim mạch và mạch máu não, đặc biệt là người già, nên ăn ít hơn.

Mặc dù trứng cá nhỏ, nhưng rất khó để nấu chín, và nó dễ gây ra chứng khó tiêu sau khi ăn. Do đó, nếu bạn muốn ăn trứng cá, hãy nhớ nấu chín kỹ và đừng ăn quá nhiều.

Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý rằng một số trứng cá không thể ăn được. Ví dụ, trứng cá nóc có độc tính cao, và trứng cá hồi cũng độc. Nuốt phải có thể gây nôn, đau bụng, tiêu chảy, khó thở,...

An ca tranh xa nhung bo phan nay keo nhiem thuy ngan-Hinh-2

Lớp màng đen bụng cá

Lớp màng đen trong bụng cá chính là lớp màng bào vệ nội tạng cá, thành phần của lớp màng đen này là chất béo, lysozyme và các vi khuẩn độc hại. Khi sơ chế, nếu bạn không làm sạch phần này sẽ cảm thấy mùi tanh khi ăn. Chính vì vậy, bạn không nên ăn lớp màng đen này vì không có nhiều giá trị dinh dưỡng và có thể gây hại cho sức khỏe.

4 loại rau 'chất đống' ký sinh trùng, mắc ổ bệnh nếu không chế biến sạch

4 loại rau này chứa vô số ký sinh trùng nên nếu chưa rửa sạch, cơ thể bạn sẽ trở thành nhà mới của chúng.

Mỗi ngày, chúng ta đều phải nạp rất nhiều chất xơ, vitamin và các khoáng chất từ trong rau củ. Thế mới thấy, rau củ là loại thực phẩm có lợi cho sức khỏe thế nào.

Tuy nhiên khi đi chợ mua rau, bạn nên lưu ý có 4 loại chứa cực nhiều ký sinh trùng, tồn đọng cặn bẩn. Nghịch lý ở chỗ, 4 loại rau này lại được rất nhiều người yêu thích:

Để con nghịch cát, mẹ phát hiện điều kinh dị trong tay con

Khi kiểm tra lại tay của Adam, cô Munni Hasan II bị sốc vì thấy ký sinh trùng chuyển động dưới da tay con trai.

Mới đây, cô Munni Hasan II, người Malaysia, đã chia sẻ trải nghiệm kinh dị của mình khi cho con trai nghịch cát. Theo Munni Hasan II, vào ngày 29/4 vừa qua, cô đã đưa con trai Adam Danial, 3 tuổi, trở về quê hương ở vùng nông thôn để dự lễ Hari Raya.

Hay dụi mắt, bé gái không ngờ đã nuôi cả ổ giun bên trong

Qua thăm khám, bác sĩ phát hiện trong nhãn cầu của Đậu Đậu có tới 6 con giun ký sinh dài từ 1 - 2cm đang quẫy đạp.

Chó, mèo thường là những người bạn động vật tốt nhất của trẻ em, nhưng sau khi chơi với thú cưng, các bé cần được rửa tay sạch sẽ, nếu không sẽ để lại hậu hoạ không ngờ.