8 loại quả phụ nữ nên ăn để tránh nhiễm trùng đường tiết niệu

Phụ nữ nên ăn các loại trái cây giàu anthocyanin để phòng ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu hiệu quả do chất này có tác dụng chống oxy hóa tốt.

Phụ nữ thường chỉ quan tâm đến các vấn đề về kinh nguyệt mà ít khi chú ý tới sức khỏe đường tiết niệu. Nhiễm trùng đường tiểu hay đường tiết niệu là một trong những bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn thường gặp nhất ở phụ nữ, chiếm gần 25% tổng số các bệnh nhiễm trùng.

Có tới khoảng 50-60% phụ nữ sẽ bị nhiễm trùng đường tiết niệu trong cuộc đời. Bệnh xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu, nhân lên và gây viêm. Tình trạng này có thể gây viêm thận, viêm bàng quang, suy thận, sẹo thận...

8 loai qua phu nu nen an de tranh nhiem trung duong tiet nieu

Nhiễm trùng đường tiết niệu có thể gây ra một hoặc nhiều triệu chứng sau:

- Đi tiểu thường xuyên và luôn có cảm giác buồn tiểu.

- Đau, khó chịu hoặc có cảm giác nóng rát khi đi tiểu.

- Đau hoặc cảm thấy bị áp lực ở vùng bàng quang (đường giữa, trên hoặc gần vùng xương mu).

- Nước tiểu đục, có mùi hôi bất thường.

- Sốt, có hoặc không có ớn lạnh.

- Buồn nôn và ói mửa.

- Đau ở bên hông hoặc giữa vùng lưng trên.

- Đái dầm vào ban đêm.

Bác sĩ điều trị của Khoa Tiết niệu, Đại học Bắc Kinh (Trung Quốc) là Dai Dingen đặc biệt khuyến cáo:

8 loai qua phu nu nen an de tranh nhiem trung duong tiet nieu-Hinh-2

Bác sĩ Dai Dingen.

8 loại quả được bác sĩ Dai Dingen khuyến khích bao gồm:

1. Nam việt quất

2. Việt quất

3. Dâu tây

4. Dâu tằm

5. Táo

6. Nho

7. Mận

8. Thanh long đỏ

8 loai qua phu nu nen an de tranh nhiem trung duong tiet nieu-Hinh-3

Ngoài ra, cà tím, bắp cải tím, khoai lang tím, kỷ tử đen, đậu đen cũng rất giàu anthocyanin vì thế mọi người nên ăn nhiều.

6 thói quen giúp phòng tránh nhiễm trùng đường tiết niệu hiệu quả

1. Uống nhiều nước

Đi tiểu thường xuyên có thể giúp loại bỏ vi khuẩn khỏi niệu đạo để ngăn ngừa nhiễm trùng. Khi nước không đủ sẽ hạn chế tần suất đi tiểu, điều đó biến niệu đạo trở thành nơi sinh sản của vi khuẩn, uống nhiều nước hơn có thể giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu do đi tiểu.

2. Tăng cường bổ sung vitamin C

Tăng lượng vitamin C có thể làm cho độ pH của nước tiểu có tính axit hơn, do đó làm giảm nguy cơ nhiễm trùng tiểu và tiêu diệt vi khuẩn.

8 loai qua phu nu nen an de tranh nhiem trung duong tiet nieu-Hinh-4

3. Phòng tránh nhiễm trùng ở khu vực âm đạo.

Phụ nữ nên tăng cường nhận thức về việc tự bảo vệ và phòng tránh nhiễm trùng ở khu vực âm đạo. Ngoài ra, nên rửa khu vực âm đạo mỗi ngày, sử dụng dung dịch phụ nữ dịu nhẹ, không có tính tẩy rửa cao.

4. Bổ sung men vi sinh

Probiotic có thể được tìm thấy thông qua thực phẩm như sữa chua, các món ăn lên men... chúng có thể thúc đẩy sự cân bằng của hệ vi khuẩn đường ruột và giúp ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu. Ngoài ra, men vi sinh cũng có thể giúp phục hồi sức khỏe của hệ vi khuẩn đường ruột sau khi cơ thể được điều trị bằng kháng sinh.

5. Kháng sinh tự nhiên - Tỏi

Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng tỏi và chiết xuất tỏi có đặc tính kháng khuẩn, ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn để ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu.

6. Uống nước trước và sau khi quan hệ

Uống một ly nước trước khi quan hệ và đi tiểu nhanh sau đó, chú ý vệ sinh sau khi quan hệ. Bên cạnh đó, việc thường xuyên uống nước sẽ ngăn cản sự phát triển của vi khuẩn sinh sôi. Đặc biệt là nước cam ép hoặc việt quất có thể ngăn cản khả năng vi khuẩn bám vào niệu đạo.

Đây là thời điểm phụ nữ dễ mắc bệnh về đường tiết niệu nhất

- Quan hệ tình dục quá nhiều và không chú ý đến việc vệ sinh sạch sẽ rất dễ gây nhiễm trùng đường tiết niệu.

- Vào thời kỳ kinh nguyệt sức đề kháng của phụ nữ sẽ giảm. Nếu không thay băng vệ sinh thường xuyên sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn sản sinh, gây nhiễm trùng.

- Khi phụ nữ mang thai estrogen sẽ được tiết ra nhiều vào thời điểm này, tử cung mở rộng cũng chèn ép vào niệu quản và bàng quang, dẫn tới lưu lượng nước tiểu ít đi.

- Khi phụ nữ đến tuổi mãn kinh khả năng miễn dịch tại khu vực âm đạo cũng kém dần, khả năng kháng khuẩn thấp, khiến cho thời kỳ này có tỷ lệ nhiễm trùng đường tiết niệu cao nhất.

3 loại ung thư có dấu hiệu sớm là đau lưng kéo dài

Đau lưng thường do vận động quá sức hoặc nhiều lý do khác, nhưng theo y học, đó cũng là dấu hiệu sớm của 3 loại ung thư nguy hiểm.

Ung thư là căn bệnh diễn ra âm thầm ở giai đoạn đầu, càng về sau sẽ càng phá hủy sức khỏe nhanh chóng. Đến giờ vẫn chưa có thuốc đặc trị ung thư hiệu quả mà chỉ điều trị kéo dài thời gian sống.

Các chuyên gia khuyến cáo mọi người nên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ, cũng như phát hiện sớm những bất thường để cải thiện khả năng điều trị và tăng khả năng sống sót. Việc đơn giản nhất mà bạn cần làm ngay bây giờ chính là để ý bản thân, nhận biết sớm những dấu hiệu ban đầu của ung thư để kịp thời đi khám.

Nhận thông báo bị ung thư giai đoạn 4 sau biểu hiện giống cúm

Trường hợp của nam bệnh nhân 43 tuổi là lời nhắc nhở ngay cả những triệu chứng nhẹ cũng có thể báo hiệu bệnh ung thư.

Khi Michael Miller, 43 tuổi, mắc các triệu chứng giống như cảm cúm, anh không quá lo lắng. Anh nhớ lại: “Tôi bắt đầu bị sốt và ớn lạnh nhưng nhanh chóng phục hồi nên tôi không để ý nữa”.

“Rồi lưng tôi bắt đầu đau. Tôi đến gặp bác sĩ chỉnh hình và tình trạng thuyên giảm. Khoảng một tuần sau, tôi ngã quỵ xuống sàn phòng khách vì cơn đau lưng quá dữ dội”.

Theo Express, anh Miller ngay lập tức được đưa vào Khoa Cấp cứu Trung tâm Y tế UVA Health (Mỹ). Đánh giá cho thấy Miller bị áp xe cột sống lan rộng và áp xe vùng chậu dường như liên quan tới vi khuẩn E. coli.

Nhan thong bao bi ung thu giai doan 4 sau bieu hien giong cum

Ảnh minh họa: Healthlibrary

Trưởng khoa Phẫu thuật Đại trực tràng Charles Friel cho biết: “Chẩn đoán ban đầu không rõ ràng. Chúng tôi chỉ biết anh ấy bị nhiễm trùng huyết đã lan đến cột sống”.

“Ê-kíp đã thảo luận về khả năng điều trị nhiễm trùng bằng dẫn lưu qua da và kháng sinh, nhưng tình trạng nhiễm trùng quá nghiêm trọng”, Frank Shen, Trưởng Bộ phận Dịch vụ Cột sống Chỉnh hình của UVA Health cho biết.

“Lần đầu tiên tôi nhìn thấy Miller, anh ấy trông giống một người hấp hối. Cơ thể anh ấy đang cố gắng chống lại nhiễm trùng nặng. Bệnh nhân bị hạ huyết áp, rất yếu, cơ thể gần như tê liệt. Tôi không còn lựa chọn nào khác ngoài việc đưa anh ấy đi phẫu thuật”.

Bác sĩ Shen nói tiếp: “Điều đặc biệt thách thức đối với trường hợp của anh Miller là mức độ nhiễm trùng cột sống”.

“Thông thường, những ca nhiễm trùng như thế này chỉ giới hạn ở những đoạn nhỏ. Tuy nhiên, trong trường hợp của anh Miller, nhiễm trùng ở toàn bộ cột sống, từ đáy hộp sọ đến xương cụt”.

Sau ca phẫu thuật cột sống, anh Miller vẫn chưa thể di chuyển được. “Tôi đã ở trong khu hồi sức cấp cứu khoảng một tuần rưỡi. Tôi hoàn toàn tê liệt. Thật là một cú sốc khi thức dậy và phải phụ thuộc vào người khác, điều đó thật khó khăn”, nam bệnh nhân nói.

Ông Miller đã được điều trị bằng thuốc kháng sinh trong thời gian dài và được chuyển đến HealthSouth để phục hồi chức năng.

Đánh giá toàn diện, bao gồm nội soi và chụp CT, cho thấy, nguyên nhân khiến anh Miller bị nhiễm trùng cột sống đe dọa đến tính mạng là do ung thư đại trực tràng đã di căn sang gan.

Bác sĩ Friel cho biết: “Khối u của anh ấy đã bị thủng, gây ra áp xe, tắc nghẽn ruột”. Bởi vậy, anh Miller phải phẩu thuật mở thông ruột kết để đưa chất thải ra khỏi cơ thể.

Hồi phục sau các biến chứng nhiễm trùng và phẫu thuật mở thông ruột kết, bệnh nhân bắt đầu hóa trị liệu 3 loại thuốc, bổ sung phác đồ kháng thể đơn dòng nhắm mục tiêu.

Mối liên hệ giữa khoai lang và khả năng ngừa ung thư

Các chất chống oxy hóa trong khoai lang góp phần ngăn ngừa và làm chậm sự phát triển của ung thư bàng quang, ruột kết, dạ dày.

Theo Healthline, khoai lang có nhiều chất xơ, giúp bạn luôn cảm thấy no. Ngoài ra, loại thực phẩm này có thể điều chỉnh lượng đường trong máu và cholesterol. Khoai cũng rất giàu beta-carotene, kali, mangan, vitamin C, E, B6 và B5.

Thành phần dinh dưỡng trong 100g khoai lang sống gồm 86 calo, 1,6g chất đạm, 20g tinh bột, 4g đường, 3g chất xơ, 0,1g chất béo.

Moi lien he giua khoai lang va kha nang ngua ung thu

Khoai lang là loại thực phẩm dân dã có nhiều tác dụng với sức khỏe. Ảnh: Gardenerspath

Với thành phần dinh dưỡng phong phú, khoai lang được mệnh danh là siêu thực phẩm mang lại một số lợi ích cho sức khỏe như kiểm soát hoặc tránh béo phì, tiểu đường, bệnh tim và giảm thị lực. Một số bằng chứng cho thấy khoai có thể là chìa khóa trong việc ngăn ngừa một số loại ung thư.

Theo Viện Nghiên cứu Ung thư Mỹ, mặc dù một số loại thực phẩm có ích, nhưng không một loại nào có thể tự ngăn ngừa ung thư. Tuy nhiên, chế độ ăn với nhiều loại rau củ quả giàu chất dinh dưỡng, như khoai lang, có thể hạn chế sự phát triển ung thư trong cơ thể.

Khoai lang được cho có tác dụng giảm nguy cơ ung thư phần lớn nhờ chất chống oxy hóa. Anthocyanin được tìm thấy trong khoai lang tím, làm chậm sự phát triển của ung thư bàng quang, ruột kết, dạ dày và ung thư vú.

Ngoài ra, nhiều nghiên cứu nhận định carotenoid, một loại chất chống oxy hóa khác có trong khoai, giảm nguy cơ phát triển ung thư dạ dày, thận và vú.

Một nghiên cứu công bố trên tạp chí Thế giới về Tiêu hóa cho thấy protein trong khoai lang ức chế sự phát triển của ung thư đại trực tràng.

Bạn có thể muốn ăn khoai lang mỗi ngày vì vị ngọt tự nhiên nhưng bạn không cần phải làm vậy để tận dụng các đặc tính chống ung thư của loại củ này. Các chuyên gia đề xuất nên chọn khẩu phần nhỏ, ăn hai hoặc ba lần một tuần. Khi bạn định ăn khoai tây chiên, hãy đổi thành khoai lang.

Tuy nhiên, khoai lang có nhiều carbohydrate. Nếu ăn nhiều sẽ làm tăng lượng đường, khiến chỉ số đường huyết của bạn tăng đột biến. Nếu bạn mắc bệnh tiểu đường loại 2, hãy nói chuyện với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng về cách ăn khoai.

Khoai lang có thể bảo quản trong thời gian dài (1-2 tuần) nếu được để ở nơi khô ráo, thoáng khí. Không để khoai trong tủ lạnh trừ khi chúng đã được chế biến chín.

Khoai lang và khoai tây cùng chứa lượng nước, carb, chất béo và protein tương tự nhau. Tuy nhiên, khoai lang có lượng đường và chất xơ cao hơn. Cả hai đều là nguồn cung cấp vitamin C và kali dồi dào, nhưng khoai lang chứa nhiều beta carotene mà cơ thể có thể chuyển hóa thành vitamin A.