Mối liên hệ giữa khoai lang và khả năng ngừa ung thư

Các chất chống oxy hóa trong khoai lang góp phần ngăn ngừa và làm chậm sự phát triển của ung thư bàng quang, ruột kết, dạ dày.

Theo Healthline, khoai lang có nhiều chất xơ, giúp bạn luôn cảm thấy no. Ngoài ra, loại thực phẩm này có thể điều chỉnh lượng đường trong máu và cholesterol. Khoai cũng rất giàu beta-carotene, kali, mangan, vitamin C, E, B6 và B5.

Thành phần dinh dưỡng trong 100g khoai lang sống gồm 86 calo, 1,6g chất đạm, 20g tinh bột, 4g đường, 3g chất xơ, 0,1g chất béo.

Moi lien he giua khoai lang va kha nang ngua ung thu

Khoai lang là loại thực phẩm dân dã có nhiều tác dụng với sức khỏe. Ảnh: Gardenerspath

Với thành phần dinh dưỡng phong phú, khoai lang được mệnh danh là siêu thực phẩm mang lại một số lợi ích cho sức khỏe như kiểm soát hoặc tránh béo phì, tiểu đường, bệnh tim và giảm thị lực. Một số bằng chứng cho thấy khoai có thể là chìa khóa trong việc ngăn ngừa một số loại ung thư.

Theo Viện Nghiên cứu Ung thư Mỹ, mặc dù một số loại thực phẩm có ích, nhưng không một loại nào có thể tự ngăn ngừa ung thư. Tuy nhiên, chế độ ăn với nhiều loại rau củ quả giàu chất dinh dưỡng, như khoai lang, có thể hạn chế sự phát triển ung thư trong cơ thể.

Khoai lang được cho có tác dụng giảm nguy cơ ung thư phần lớn nhờ chất chống oxy hóa. Anthocyanin được tìm thấy trong khoai lang tím, làm chậm sự phát triển của ung thư bàng quang, ruột kết, dạ dày và ung thư vú.

Ngoài ra, nhiều nghiên cứu nhận định carotenoid, một loại chất chống oxy hóa khác có trong khoai, giảm nguy cơ phát triển ung thư dạ dày, thận và vú.

Một nghiên cứu công bố trên tạp chí Thế giới về Tiêu hóa cho thấy protein trong khoai lang ức chế sự phát triển của ung thư đại trực tràng.

Bạn có thể muốn ăn khoai lang mỗi ngày vì vị ngọt tự nhiên nhưng bạn không cần phải làm vậy để tận dụng các đặc tính chống ung thư của loại củ này. Các chuyên gia đề xuất nên chọn khẩu phần nhỏ, ăn hai hoặc ba lần một tuần. Khi bạn định ăn khoai tây chiên, hãy đổi thành khoai lang.

Tuy nhiên, khoai lang có nhiều carbohydrate. Nếu ăn nhiều sẽ làm tăng lượng đường, khiến chỉ số đường huyết của bạn tăng đột biến. Nếu bạn mắc bệnh tiểu đường loại 2, hãy nói chuyện với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng về cách ăn khoai.

Khoai lang có thể bảo quản trong thời gian dài (1-2 tuần) nếu được để ở nơi khô ráo, thoáng khí. Không để khoai trong tủ lạnh trừ khi chúng đã được chế biến chín.

Khoai lang và khoai tây cùng chứa lượng nước, carb, chất béo và protein tương tự nhau. Tuy nhiên, khoai lang có lượng đường và chất xơ cao hơn. Cả hai đều là nguồn cung cấp vitamin C và kali dồi dào, nhưng khoai lang chứa nhiều beta carotene mà cơ thể có thể chuyển hóa thành vitamin A.

3 món nên ăn và 3 món cần tránh để ngừa ung thư ruột

Điều chỉnh chế độ ăn chính là giải pháp hiệu quả nhất để phòng chống bệnh ung thư đường ruột.

Ung thư ruột kết là một trong những loại ung thư vô cùng phổ biến ở cả nam và nữ giới. Theo số liệu thống kê bởi Tổ chức Y tế Thế giới WHO, mỗi năm trên thế giới có khoảng 700.000 người tử vong vì loại ung thư này, chiếm 8,5% tổng số bệnh nhân chết vì ung thư, đứng thứ 3 về tỷ lệ mắc (10%).

Bác sĩ He Weihua (Khoa Ung Bướu, thuộc Bệnh viện Y học cổ truyền Trung Quốc) cho hay, tỷ lệ mắc bệnh ung thư ruột kết có liên quan mật thiết đến chế độ ăn uống.

Bí quyết hấp khoai lang ngon không phải ai cũng biết

Khoai lang tuy dễ hấp nhưng không phải ai cũng biết cách hấp sao cho thực sự ngon và không bị mất dinh dưỡng.

Khoai lang cũng giống như khoai tây, là loại củ bảo quản được trong thời gian dài, chỉ cần đặt ở nơi khô ráo, thoáng mát là không phải lo lắng về việc chúng bị thối rữa.

Có rất nhiều cách để ăn khoai lang, khoai lang nướng, nấu cháo, làm bánh… tuy nhiên, phương pháp phổ biến nhất của khoai lang trong gia đình là khoai lang hấp.

Nguyên nhân loại ung thư này ngày càng trẻ hóa

Một trong những loại ung thư phổ biến nhất ngày nay là ung thư bàng quang, chiếm 3% trên tổng các bệnh ung thư phổ biến và xếp thứ 2 trong các loại ung thư đường tiết niệu.

ThS.BS CKII Đỗ Anh Tuấn - Trưởng khoa Ngoại tiết niệu, Bệnh viện K, chia sẻ: “Ung thư bàng quang thường gặp ở người già tuổi trung bình là 69 ở nam và 71 ở nữ. Đây cũng là bệnh hay gặp nhất sau ung thư tiền liệt tuyến ở nam giới tuổi trung niên và người già. Bệnh này hiếm gặp ở trẻ em và người trẻ tuổi, nam giới có tỷ lệ mắc cao gấp 3 lần nữ giới”.

Tuy nhiên, ung thư bàng quang đang có xu hướng trẻ hóa do môi trường sống, môi trường làm việc, nguồn nước, đồ ăn ngày nay có nhiều hóa chất độc hại cũng như việc hút thuốc lá càng ngày càng phổ biến hơn trong giới trẻ.

Nguyen nhan loai ung thu nay ngay cang tre hoa

Ảnh: Bệnh viện K

Theo nghiên cứu, các yếu tố sau được coi là yếu tố nguy cơ liên quan đến ung thư bàng quang:

1. Thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến ung thư bàng quang

Lâu nay người ta vẫn biết hút thuốc lá có hại trực tiếp đến phổi, làm tăng nguy cơ mắc ung thư phổi. Hút thuốc ở tuổi càng trẻ nguy cơ càng cao. Thống kê cho thấy thuốc lá gây ra rất nhiều nguy cơ ung thư cho cơ thể, bao gồm cả ung thư đường tiết niệu.

Đây là nguyên nhân gây ra 60-70% số người mắc ung thư bàng quang. Người hút thuốc có nguy cơ ung thư bàng quang cao ít nhất là 3 lần so với những người không hút thuốc. Hút thuốc cũng liên quan khoảng ½ ca ung thư bang quang ở cả nam và nữ.

2. Tiếp xúc với hóa chất nơi làm việc

Ung thư bàng quang cũng có liên quan đến một số phơi nhiễm nghề nghiệp, tiếp xúc lâu dài với các hóa chất độc hại gây ung thư. Điển hình là những người lao động trong các ngành công nghiệp hóa chất, dệt may, sơn, in ấn, cao su… (ví dụ: thuốc nhuộm azo, kim loại nặng, phenacetin, các amin thơm như benzidine và thuốc nhuộm anilin).

3. Sử dụng thuốc điều trị liều cao

Theo nhiều chuyên gia, lạm dụng thuốc giảm đau có thành phần phenacetin thời gian dài hoặc các thuốc tiểu đường như pioglitazone, thuốc có chứa axit Aristolochis cũng có liên quan đến việc tăng nguy cơ ung thư bàng quang

4. Hàm lượng Asen trong nước uống

Chất Asen có trong nước uống từ lâu đã được nhiều chuyên gia cảnh báo về mức độ độc hại và có nguy cơ gây ung thư bàng quang. Nước uống từ giếng, nguồn nước mới hoặc hệ thống nước công cộng không đáp ứng được tiêu chuẩn về nồng độ Asen rất dễ mắc bệnh ung thư bàng quang.

5. Uống không đủ nước

Nước uống có vai trò rất quan trọng trong đời sống và cơ thể con người. Nước sẽ đào thải các chất độc hại trong cơ thể ra bên ngoài thông qua tiểu tiện. Nếu uống không đủ nước, các chất độc hại sẽ lưu lại trong hệ thống tiết niệu gây ra bệnh lý dẫn đến ung thư bàng quang. Uống đủ nước mỗi ngày sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh và phòng tránh ung thư bàng quang

6. Tiền sử gia đình

Những người có tiền sử gia đình mắc ung thư bàng quang sẽ có nhiều nguy cơ mắc bệnh hơn những người không có yếu tố gia đình ảnh hưởng.

Ngoài ra, còn một số nguyên nhân như viêm đường tiết niệu, sỏi thận mãn tính không điều trị dứt điểm; viêm niệu đạo; sán máng; nhiễm HPV 16, Tiền sử chiếu xạ vùng chậu...

ThS.BS CKII Đỗ Anh Tuấn cho biết: “Hệ tiết niệu là nơi đào thải những cặn bẩn trong cơ thể trong quá trình sống, vậy nên một cuộc sống lành mạnh, uống đủ nước sẽ khiến cho hệ tiết niệu khỏe mạnh, tránh các bệnh nguy hiểm như ung thư”.

Chúng ta có thể thực hiện một số phương pháp dưới đây để phòng tránh bệnh:

Không hút thuốc lá: Hút thuốc lá là nguyên nhân chính gây ra nhiều bệnh ung thư, ung thư bàng quang cũng là một trong số đó. Không hút thuốc lá cũng có đồng nghĩa rằng những chất gây ung thư trong khói thuốc không thể tập trung được trong bàng quang. Nói không với thuốc lá là phương pháp đầu tiên để phòng bệnh ung thư bàng quang nói riêng và các loại bệnh khác.

Thận trọng với các hóa chất và nguồn nước mới: Nếu như bạn là người làm việc với thường xuyên với các hóa chất, cần phải thực hiện tất cả những hướng dẫn an toàn để tránh phơi nhiễm. Ngoài ra nếu như bạn có sử dụng giếng nước mới, nên làm xét nghiệm để kiểm tra hàm lượng thạch tín trong nước ra sao để khắc phục.

Uống nhiều nước: Việc uống đủ lượng nước mỗi ngày (khoảng 2 lít) có thể làm giảm 25% nguy cơ ung thư bàng quang, bởi nước có thể loại bỏ bất kỳ các - tác nhân gây bệnh ung thư ra khỏi bàng quang trước khi chúng lan và phát triển trong cơ thể. Uống đủ nước giúp giảm 25% nguy cơ ung thư bàng quang

Cải thiện chế độ ăn cho đủ dinh dưỡng: Việc ăn nhiều các loại rau họ cải như: súp lơ xanh, bắp cải có thể làm giảm nguy cơ ung thư bàng quang ở nam. Mặc dù như chúng ta đã biết ăn nhiều rau tươi và hoa quả là việc tốt cho sức khỏe chung của mọt người, nhưng chỉ súp lơ xanh và bắp cải dường như có ảnh hưởng tới việc làm giảm nguy cơ ung thư bàng quang.

Khám sức khỏe định kỳ: Khám sức khỏe định kỳ là một việc quan trọng để phát hiện sớm những vấn đề của sức khỏe. Ngoài ra nếu như bạn nhận thấy cơ thể mình có dấu hiệu hiệu bất thuờng như: thấy máu trong nước tiểu khi đi tiểu tiện nên đi khám bác sĩ ngay để phát hiện ung thư bàng quang sớm và điều trị.

Nguyen nhan loai ung thu nay ngay cang tre hoa-Hinh-2

Khóc 'cạn nước mắt' sau khi chi tiền xét nghiệm máu tìm ung thưTại Việt Nam, ung thư là căn bệnh khi nhắc tới đã khiến nhiều người lo sợ. Đánh vào tâm lý đó, các dịch vụ tầm soát ung thư cũng nở rộ.