![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Ruột cá là một trong những món ăn ngon được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, ruột cá cũng là cơ quan chứa nhiều độc tố, nhiễm những loại vi sinh vật sống dưới nước (trứng sán, trứng giun và giun xoắn). Nếu ăn ruột cá nhiễm ký sinh trùng khi bị nhiễm vào cơ thể có thể gây hại cho gan và một số cơ quan khác. |
![]() |
Khi ăn cá, mọi người nên chọn những loại ruột cá ăn được và chế biến cẩn thận. Trước khi nấu, nên rửa thật sạch bằng muối. Và đặc biệt phải nấu thận chín, tránh nguy cơ mắc các bệnh ký sinh trùng. |
![]() |
Não cá: Theo quan niệm dân gian ăn não cá sẽ giúp cho trẻ thông minh. Thế nhưng, với những loại cá được nuôi trong môi trường bị ô nhiễm thì có rất nhiều khả năng bị nhiễm độc thủy ngân. Cá sống càng lâu thì hàm lượng kim loại nặng trong não cá càng cao. |
![]() |
Các loại cá nhập khẩu hoặc cá được nuôi trong các vùng biển ở nước ngoài có nguy cơ nhiễm kim loại nặng và thủy ngân cao như: cá kiếm, cá ngừ, cá vược, cá kình… Vì thế, việc ăn cá có nhiễm kim loại hay thủy ngân sẽ tích tụ trong cơ thể và ảnh hưởng tới sức khỏe đặc biệt là gan. |
![]() |
Mật cá: Nhiều người có thói quen dùng mật cá để ngâm rượu chuyên gia vi chất khuyến cáo mật cá không phải thuốc bổ mà có chứa những độc tố gây hại cho cơ thể. Mật cá, là nơi cung cấp các men, enzyme và có lượng độc tetrodotoxin. Chất này được coi là có tác hại lên hệ thần kinh gây mệt mỏi, suy hô hấp, rối loạn hành vi. |
![]() |
Đã có rất nhiều trường hợp bệnh nhân nuốt mật cá trắm đã bị ngộ độc cấp, thậm chí là tử vong. Do đó khi làm thực phẩm cần rửa thật sạch, nấu nướng kỹ, tốt nhất nên bỏ mật, lòng cá. |
![]() |
Lớp màng đen trong bụng cá thực sự là lớp bên trong phúc mạc của cá, có vai trò bảo vệ các cơ quan nội tạng và bôi trơn. Đây là nơi lắng đọng của các tế bào sắc tố trong cá nên mới có màu đen và có thể ăn được. |
![]() |
Tuy nhiên, bản thân bộ phận này có hàm lượng chất béo cao, giá trị dinh dưỡng thấp và có nhiều khả năng làm phong phú thêm một số chất gây ô nhiễm hòa tan trong chất béo, đây không phải là một lựa chọn lành mạnh. |
![]() |
Da cá cũng dễ hấp thụ thủy ngân chỉ sau não cá. Cá có tuổi đời càng lâu thì sự tích lũy thủy ngân càng cao. |
![]() |
Thế nhưng, da cá không nhiều nên nếu tích lũy cũng chỉ là một lượng rất nhỏ. Dù vậy, bạn vẫn nên hạn chế ăn một cách chừng mực. Ảnh: Internet. |
Mời độc giả xem video "Những Sai Lầm Trong Cách Bảo Quản Thực Phẩm". Nguồn: Thời Sự VTV24.
![]() |
Canh chua cá linh: Món ăn thường thấy trong những bữa cơm gia đình ở miền Tây khi mùa nước lớn chính là canh chua cá linh. Kiểu chế biến quen thuộc nhưng lúc nào cũng được đón nhận nhiệt tình. |
![]() |
Nét hấp dẫn nhất của món ăn này là khi kết hợp cá linh nấu cùng bông súng hay bông điên điển, dường như tất cả mọi thức quà quý của mùa lũ đã được tận dụng đủ đầy. Cá linh cỡ bằng ngón tay được làm sạch, nấu mềm cùng với gia vị và rau. Khi ăn cứ việc cắn trọn con cá mềm mại, beo béo có chút đắng bùi từ túi mật mà tận hưởng sự giao hòa hương vị. |
![]() |
Cá linh chiên bột: Nếu con nước chưa lớn, cá linh còn non thì người miền Tây sẽ sử dụng để chế biến thành cá linh chiên bột. Cá nhỏ được nhúng trong bột và trứng để chiên thành từng miếng tròn. |
![]() |
Tuy không nhiều thịt nhưng do cá còn non nên xương mềm, chiên lên lại giòn rụm nhai "đã" miệng. Người miền Tây có thể dùng món cùng cơm hoặc buồn buồn thì làm thành món ăn chơi. Miếng cá nóng hổi, dung hòa cái mộc mạc của miền quê ấy vậy mà ngất ngây lòng người. |
![]() |
Cá linh kho mía: Đây là món ăn đậm đà và dành cho những mâm cơm chiều ở miền sông nước. Đối với kiểu kho này, người ta sẽ dùng mía hoặc nước dừa để tạo độ ngọt thanh tự nhiên. Bởi thế mà khi ăn bạn không chỉ thưởng thức cái béo thơm từ thịt cá mà còn có sự tươi ngon của nguyên liệu. |
![]() |
Tô cá linh kho không thể thiếu dưa leo, điên điển, bông súng... chấm cùng. Chan nước kho mà ăn cùng cơm nóng thì ôi thôi phải gọi là "cực phẩm". Nếu muốn tăng thêm độ chua kích thích thì cứ việc vắt chanh, dầm me nữa là trọn đầy hương vị. |
![]() |
Cá linh nướng mọi: Muốn thưởng thức nguyên vị của cá linh thì bạn hãy thử khám phá kiểu nướng mọi. Chỉ cần rửa sạch cá rồi cho lên bếp than, khi da chuyển sang vàng nâu cháy xém là đã tạo thành món ngon. Đối với cá linh nướng, hấp dẫn nhất là khi chúng đã lớn, thịt đầy như thế thì mới có độ ngọt và ít xương nhỏ khi thưởng thức. |
![]() |
Người miền Tây thưởng thức cá linh nướng cùng với các loại rau đồng, rau sống như xà lách, đinh lăng, rau càng cua... rồi gói ghém chấm với mắm me. Độ dai thơm, ngọt béo của cá khi nướng hòa cùng cái giòn và chút chua chua mằn mặn trong từng thành phần mới đặc sắc làm sao. |
![]() |
Lẩu cá linh bông điên điển: Tuy có nhiều cách chế biến khác nhau, lẩu cá linh bông điên điển đều có điểm chung là đậm đà và dân dã. |
![]() |
Làm sạch cá linh, xóc khô. Ướp cá với tỏi bằm, tiêu, bột ngọt, để khoảng 30 phút cho cá thấm gia vị. Phi thơm tỏi, cho tóp mỡ, lá me non xào chín. Cho nước dừa, nước dầm me vào. Nêm nếm vừa ăn. Bỏ cọng của bông điên điển, rửa sạch, để ráo. Khi ăn, dọn nước lẩu, bông điên điển, cá linh, bún. |
![]() |
Chả cá linh: Món ăn này làm khá kỳ công nhưng độ ngon thì miễn chê. Cá linh mua ở chợ (hoặc siêu thị) phải lựa cá thật tươi. Về nhà cắt đầu đuôi, moi bỏ ruột và rửa sạch để ra rổ cho ráo. Cho cá vào cối xay nhuyễn (có thể quết trong cối đá cho thịt cá dai càng tốt). Thêm gia vị (tiêu, tỏi, hành, ớt, bột ngọt, muối) cho vừa khẩu vị. |
![]() |
Đánh hai quả trứng gà cùng nửa tô bột mì ngang hoà cùng một chút nước lã cho bột hơi sền sệt là được. Sau đó, cho thịt cá linh xay nhuyễn vào trộn đều, và dùng tay nắm thành từng miếng (tròn, vuông tùy thích) cho vào chảo mỡ đang sôi cho tới khi miếng chả chín vàng là được. Sắp những miếng chả cá linh chiên vàng ươm lên đĩa bông điên điển đã rưới sẵn giấm, đường và dọn lên bàn ăn cùng cơm nóng. Ảnh: Dân Việt, Internet. |
Mời độc giả theo dõi video "Về Xứ Dừa Thưởng Thức Món Ngon". Nguồn: VTV Review.
![]() |
Vùng Lý Viên, xã Bắc Lý, Huyện Hiệp Hoà, Bắc Giang là một vùng quê ven sông Cầu, là nơi cực nổi tiếng với món đặc sản gỏi cá mè. |
![]() |
Để làm gỏi cá thì không khó nhưng làm sao để gỏi cá mè không còn mùi tanh, đậm vị thì không phải ai cũng làm được. Cá có tươi thì làm gỏi mới ngon. |
![]() |
Thường để làm gỏi ngon nhất thì nên chọn những con cá nhỏ tầm 3 lạng là vừa. Cá phải câu hoặc đánh lưới được nuôi trong ao sạch, không có chất tăng trọng thì mới làm nên món ngon được. |
![]() |
Cá đem về được rửa sạch, bóc bỏ mang, vớt ra rổ cho ráo nước rồi mới đến quy trình chế biến. Cá sau khi được làm sạch, lột da rồi thái thành lát mỏng vừa ăn. |
![]() |
Dùng giấy thấm bản để thấm cá cho ráo, như vậy thì ướp gia vị ăn gỏi mới ngon. Ướp cùng thịt cá mè sẽ là thính thơm được làm từ bột xay, riềng giã mục để khi ăn cuốn với rau vừa thơm vừa bùi. |
![]() |
Phần đầu cá được để riêng để nấu hạt. Hạt là nước sốt để chấm cá mè đặc trưng của người Bắc Giang. Đầu cá được băm nhỏ (như xay bột) nhưng không được xay, làm thế thịt cá sẽ chín trước khi chế biến mất vị ngon. |
![]() |
Sau đó đem nấu cùng nước riềng, tương, mẻ, muối vừa trên bếp rất nhỏ lửa. Khuấy đều hỗn hợp cho đến khi đặc như bánh đúc, múc ra bát có thể lật được lại thì hạt mới ngon. Đây là món chấm rất đặc trưng của gỏi cá, không có nó không thành gỏi cá mè xứ Bắc Giang. |
![]() |
Ăn gỏi cá mè không thể thiếu các loại rau thơm làm gia vị như: lá đinh lăng, lá sung, lá cây mưng (cây lộc vừng), lá diếp cá, lá ngò tàu, lá ổi, lá mơ, lá Vọng canh, lá cây Lúc lác…Đặc biệt, lá hái về phải lau, không được rửa, nếu rửa thì phải dùng quạt, quạt cho khô nước thì cuốn gỏi ăn mới ngon. |
![]() |
Gỏi cá mè không phải là món ăn hằng ngày của người Bắc Giang. Thỉnh thoảng dăm bữa, nửa tháng mới tụ tập hàng xóm, bạn bè thân thiết để thưởng thức. Ăn gỏi là phải đông vui, ít nhất cũng dăm bảy người. Món ăn này cũng thường được làm khi có khách quý về thăm. |
![]() |
Cuốn hết các nguyên liệu vào miếng bánh đa nem, chấm vào thứ mắm hạt sệt sệt, nhai thật từ tốn để cảm nhận hết vị ngọt của cá, vị bùi của lạc rang, cả vị thơm nồng béo ngậy, mùi hăng hăng của rau, vị chát từ chuối xanh khiến không ai có thể quên được. Ảnh: Internet. |
Mời độc giả xem video "Lấy tay không để giành giật món Tôm khi ăn Buffet". Nguồn: VTV TSTC.